Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ấn độ








KẾT QUẢ TRA TỪ


ấn độ:

(印度) Phạm: Indu. Nằm về phía nam Hi mã lạp sơn, một đại bán đảo nhô ra về phía nam từ giữa đại lục Á tế á. Còn gọi là Thân độc, Thiên trúc, Thiên đốc, Thân đốc, Càn đốc, Hiền đậu, Hi độ, Ấn đệ á, Ấn đặc già la, Mật thê đề xá, Bà la môn quốc, Mộc tư, A li gia đề xá, Nhân đà la bà đà na.Về tên gọi của Ấn độ, có nhiều thuyết khác nhau. Đầu tiên, trong Sử kí đại uyển liệt truyện thứ 63, người ta đã thấy tên Thân độc. Về sau, Hậu hán thư tây vực truyện thứ 78, nêu ra tên Thiên trúc. Trong kinh Phật, từ đời Ngụy Tấn trở đi, phần nhiều dùng tên gọi Thiên trúc. Đến đời Đường trở về sau, thì lấy Ấn độ làm tên chính. Ngoài ra, cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 2, Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện quyển 2, thì Ấn độ được dịch ý là Nguyệt. Còn một thuyết khác cho rằng, tên Ấn độ là từ chữ Phạm Tín độ hà (Sindhu, sông Tín độ) mà ra, về sau, nhân người Ba tư và người Hi lạp truyền sai đi mà thành là Ấn độ.Đất nước Ấn độ có thể chia làm ba khu địa hình: bắc Ấn độ, cao nguyên Đức can (Deccan) và nam Ấn độ. Vào thời Trung cổ, Ấn độ được chia thành năm khu, là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung gọi là năm Thiên trúc, năm Ấn độ, nói tắt là năm Thiên, năm Trúc, năm Ấn. Nội địa có ba con sông lớn là sông Ấn độ (Indus), sông Hằng (Ganges), sông Bá lạp mã phổ đặc lạp (Brahmaputra), ngoài sa mạc Ấn độ ở phía tây ra, đất đai trong toàn cõi có thể được coi là phì nhiêu. Lưu vực sông Hằng là nơi nóng nhất trên toàn cõi Ấn độ, về mùa nóng, nhiệt độ thường lên tới 49oC., còn lưu vực sông Bá lạp mã phổ đặc lạp thì là nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới.Nền văn minh Ấn độ đã phát sinh từ lưu vực sông Ấn độ, vào khoảng 2500 năm trước Tây lịch (có thuyết bảo 3.000 năm đến 2.000 năm trước Tây lịch), gọi là Ấn độ hà văn hóa, thời ấy đã phát triển hệ thống đưa nước vào ruộng, hệ thống đường sá, nhà tắm công cộng, lầu gác bằng gạch và các thiết bị vệ sinh, là những yếu tố rất giống với quan niệm thiết kế đô thị hiện đại. Vào năm 1921 đến 1922 Tây lịch, các nhà khảo cổ đã đào được, tại khu vực này, hai tòa đô thị cổ là Mạc hãn tá đạt la (Mohenjo daro) và Cáp lạp ba (Harappà) tức là những di tích thuộc thời kì văn minh này. Hơn 2.000 năm trước Tây lịch, dân tộc Nhã lợi an (Aryan) đã vượt qua dãy núi Khố thập sơn (Hindu Kush) mà đi vào địa phương Ngũ hà (Phạm:Paĩjàb) ở thượng du sông Ấn độ, trong đó, một phần dân tộc ấy lại từ lưu vực sông Ấn độ lần tới lưu vực sông Hằng, chinh phục thổ dân địa phương, dần dần tổ chức thành xã hội, hình thành nền văn hóa giai cấp phân biệt chủng tộc. Về loại truyền thống Ấn độ xa xưa này, trong kinh điển Phật ghi chép rất nhiều. Ngoài ra, trong hai kiệt tác Sử thi lớn là Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata) và La ma da na (Phạm: Ràmàyaịa) của Ấn độ, cũng nêu ra nhiều tên nước xa xưa của Ấn độ. Đến thời đại đức Phật thì có mười sáu nước lớn đồng thời tồn tại, như Trường a hàm quyển 5 kinh Xà ni sa, Trung a hàm quyển 55 kinh Trì trai, luận Đại tì bà sa quyển 24 v.v... đều nói rõ tên của mỗi nước. Ngoài ra, về các kinh điển và các tác phẩm văn học bằng chữ Phạm của Ấn độ, thì cứ xem trong văn hiến hiện còn cũng có thể biết, như Lê câu phệ đà, được thành lập vào khoảng 1200 năm trước Tây lịch, là tập ca tán xưa nhất thế giới. Về sau, Sa ma phệ đà, Dạ nhu phệ đà, A lan bà phệ đà, Phạm thư, Sâm lâm thư, Áo nghĩa thư v.v... lần lượt được hoàn thành. Thổ dân Đạt la tì đồ (Dravidians) cố hữu tại Ấn độ là dòng giống người Phi châu da đen lai người Mông cổ, về sau lại lai người Nhã lợi an mà thành dân tộc Ấn độ ngày nay. Ý thức giai cấp của người Nhã lợi an rất mạnh, họ chia xã hội làm bốn giai cấp, đó là:1. Bà la môn (Phạm: Bràhamaịa, tế tư).2. Sát đế lợi (Phạm: Kwatriya, vương tộc)3. Phệ xá (Phạm: Vaizya, thương gia, nông dân).4. Thủ đà la (Phạm:Zùdra, nô lệ).Chế độ giai cấp này gọi là Chủng tính chế độ, Tứ tính. Ngoài ra, còn một hạng tiện dân không thuộc chế độ chủng tính. Tôn giáo của người Nhã lợi an vốn sùng bái linh hồn tồn tại trong thiên nhiên, và tin linh hồn có sức thống trị, sau dần dần biến thành tín ngưỡng sùng bái nhiều thần, gọi chung là Bà la môn giáoKhoảng năm, sáu trăm năm trước Tây lịch, Bà la môn giáo ngày càng suy vi, đức Thích ca mâu ni sáng lập Phật giáo để cách tân những cái hủ bại của Bà la môn giáo, đồng thời, đả phá chế độ giai cấp mà tổ chức thành giáo đoàn, Kì na giáo cũng góp sức trong cuộc cách tân này. Cùng lúc, còn có các phái Xà y na, Du già hưng khởi, làm cho việc cách tân trở thành một hiện tượng sôi động. Bấy giờ, ở miền trung Ấn độ, Vương triều Tây tô nạp gia (Phạm: Zaizunàga) bột khởi, đến khi vua A xà thế, con vua Tần bà sa la, làm vua nước Ma yết đà thì trở thành bá quyền miền trung du sông Hằng. Phật giáo lúc bấy giờ được vua A xà thế ủng hộ, nên rất thịnh hành tại Ấn độ vào thời ấy. Sau Vương triều Tây tô nạp gia, Vương triều Nan đà (Nanda) kế tiếp nổi lên.Năm 327 (có thuyết nói 326) trước Tây lịch, quốc vương Hi lạp mã kì đốn là Á lịch sơn đại đế xâm nhập Ấn độ, chiếm lãnh khu vực ven sông Ấn độ. Nhân lúc tao loạn, Chiên đà la cấp đa (Phạm: Candragupta), ông vua trẻ tuổi dòng Nan đà, quật khởi, bình định miền bắc Ấn độ, lấy thành Hoa thị (Phạm: Pàỉaliputra) của nước Ma yết đà làm thủ đô, thành lập Vương triều Khổng tước (Phạm: Maurya), mở ra sự giao thông với Hi lạp và dung hợp hai nền văn minh Ấn độ - Hi-lạp mà sản sinh cái gọi là Hi lạp - Ấn độ thức nghệ thuật (nghệ thuật theo hình thức Hi lạp - Ấn độ). Đến khi cháu đích tôn của Chiên đà la cấp đa là vua A dục lên ngôi, thi hành chính sách bảo hộ Phật giáo, lại phái các đoàn truyền giáo đến các nước truyền pháp, hình thành một thời đại Phật giáo hưng thịnh. Các triều đại về sau nối nhau hưng khởi là: Vương triều Quí sương (Phạm: Kuwàôa), Vương triều Huân ca (Phạm: Zuga), Vương triều Khang ngõa (Phạm: Kaịva) và Vương triều Tát cáp (Phạm:Sàh).Khoảng 300 năm sau Tây lịch, Vương triều Cấp đa (Phạm:Gupta) hưng khởi, về các phương diện văn học, nghệ thuật, kiến trúc, khoa học v.v... đều có các thành quả sáng chói, là thời đại hoàng kim trong lịch sử văn hóa Ấn độ. Về mặt quân sự thì đã đánh nước Đại nguyệt chi ở phía bắc Ấn độ, lại từng chống sự xâm lược của người Ap thát, một chi khác của Hung nô, dẫn đến thế nước hao tổn, có nguy cơ suy bại. Tuy nhiên, vào thế kỉ thứ VI, vua Siêu nhật (Phạm: Vikramàditya) đánh đuổi được người Áp thát, thì văn hóa, vũ công lại một thời được trung hưng. Vào thời kì cuối của Vương triều Cấp đa, các nước nhỏ mọc lên như nấm, trong đó, mạnh hơn cả, có Vương triều Phạt đàn na (Phạm: Vardhana), còn gọi là Vương triều Giới nhật. Năm 606, vua Giới nhật (Phạm:Zìlàditya) lên ngôi. Nhà vua một đời hùng mạnh, ra sức thi hành chính sách bảo hộ Phật giáo. Khi ngài Huyền trang tây du Ấn độ, chính là gặp lúc nhà vua này đang trị vì. Sau Vương triều Cấp đa, là các Vương triều Tạp lỗ ca (Phạm: Chàlukya), Khách sa li (Phạm:Kesari) nối nhau hưng khởi.Ở nam Ấn độ, khoảng 220 năm trước Tây lịch, có Vương triều Án đạt la (Phạm: Andhrabhftya) quật khởi, cho đến hơn 300 năm sau Tây lịch, thanh thế của Vương triều này vẫn cường thịnh. Vào thời kỳ này, Bà la môn giáo dần dần phục hưng và hình thành cái thế đối đầu với Phật giáo, nhưng ở phương diện khác, thì giữa hai tôn giáo lại tiếp thu những đặc chất của nhau. Đứng về mặt phục sinh của Bà la môn giáo mà nói, thì thời kỳ này, lọc bỏ cái cũ, bồi bổ cái mới, tức đã gieo mầm cho sự bột hưng của tân Bà la môn giáo (tức là Ấn độ giáo); và trong Phật giáo thì tư tưởng Đại thừa cũng đã manh nha để rồi sản sinh nhiều giáo nghĩa sâu xa kì đặc. Về sau, do sự diệt vong của Vương triều Khổng tước tại trung Ấn độ, mà trung tâm của Phật giáo đã dần dần di chuyển lên miền bắc Ấn độ. Mãi đến 800 năm sau Tây lịch, thì Phật giáo và Ấn độ giáo đã thay nhau hưng thịnh, hễ đạo này lên thì đạo kia xuống, về sau, thế lực của Ấn độ giáo càng ngày càng mạnh, đến mức có thể áp đảo toàn diện, thì Phật giáo dần dần cũng rơi vào tình trạng gần như tuyệt diệt, ngay trên mảnh đất đã sản sinh ra mình.Đồng thời với sự suy thoái của Vương triều Khổng tước, Diêm cao trân, người Đại nguyệt chi, xâm nhập bắc Ấn độ lập nên nước Kiện đà la và Vương triều Quí sương,cháu đích tôn là vua Ca nị sắc ca mở rộng bờ cõi, làm cho uy thế thịnh cực một thời, lại thi hành chính sách bảo hộ Phật giáo, cùng với vua A dục, trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, là hai vị Đế vương đại hộ pháp. Nhà vua đã mở đại hội kết tập ở nước Ca thấp di la, thỉnh tôn giả Thế hữu làm chủ tọa, biên tập luận Đại tì bà sa. Ngoài ra, tại Mạnh gia lạp (Bengal), phía đông Ấn độ, khoảng năm 660 Tây lịch, Cù ba la (Phạm: Gopàla), kiến lập Vương triều Ba la (Phạm: Pàla), giữ được thế ổn định tại đông Ấn độ đến bốn, năm trăm năm, các vua đời nào cũng sùng tín Phật giáo (Mật giáo Đại thừa), đặc biệt là Đạt ma ba la (Phạm: Dharmapàla) đời thứ tư, hết lòng hộ trì Phật pháp, và xây dựng nhiều chùa viện lớn, như chùa Âu đan đa phú lê (Phạm: Uddaịđapura), chùa Siêu giới (Phạm: Vikramazìla) v.v... thành những trung tâm tín ngưỡng và nghiên cứu, đối với sự phát triển Mật giáo, có ảnh hưởng rất lớn.Năm 1001 Tây lịch, vua Hồi giáo là Mã mục đức (Mahmud) xâm nhập Ấn độ. Tính đến năm 1516, đế quốc Mông ngột nhi (Mogul) được thành lập hơn năm trăm năm, là thời đại Hồi giáo trong lịch sử Ấn độ; thời kỳ này, Hồi giáo hủy hoại các chùa viện, Thánh tích của Phật giáo và Ấn độ giáo, tàn sát tăng ni, đến nỗi Phật giáo hoàn toàn tuyệt tích tại Ấn độ. Đế quốc Mông ngột nhi do cháu đời thứ 6 của Thiết mộc nhi, là Bạt ba (Babar, 1483-1530) dựng lên, cũng tin theo Hồi giáo. Cháu nội của Bạt ba là A khắc bái đại đế (Akbar), là ông vua vĩ đại nhất của đế quốc Mông ngột nhi, thời gian ông ta cai trị, lãnh thổ được mở rộng, và áp dụng chính sách khoan dung đối với các tôn giáo khác. Nhưng đến thế kỉ XVII thì đế quốc dần dà suy vi.Mặt khác, sau khi địa lí được phát hiện mạnh, thì Ấn độ đã trở thành nơi tranh giành hơn thua giữa các thế lực thực dân nước ngoài, như Anh, Pháp, Hà lan, Bồ đào nha v.v... Năm 1600, công ty Đông Ấn độ của nước Anh được thành lập, dần dần nắm được quyền khống chế. Năm 1757, Khắc lai vũ (Robert Clive) xuất quân đánh bại quân đội của các chư hầu Ấn độ chống đối và công ty Đông Ấn độ trở thành thế lực lãnh đạo Ấn độ một cách tuyệt đối. Năm 1858, chính phủ nước Anh tiếp quản công ty Đông Ấn độ và trực tiếp cai trị Ấn độ. Trước đó, các địa phương Ấn độ đã bắt đầu nhen nhúm cuộc vận động giành độc lập, qua hai cuộc thế giới đại chiến mới do Cam địa (Gandhi, 1869-1948) lãnh đạo cuộc Vận động bất hợp tác mà hình thành phong trào quần chúng rất mạnh và đến tháng 8 năm 1947 thì giành được độc lập. Cùng năm ấy, vấn đề xung đột kịch liệt giữa Ấn giáo và Hồi giáo, cũng được hai bên Anh quốc và Ấn độ đồng ý giải quyết bằng cách thành lập nước Hồi giáo Ba cơ tư thản (Pakistan). Mặc dầu Ấn độ đã chia làm hai nước rồi, nhưng những sự kiện đưa đến đổ máu giữa Ấn, Hồi vẫn còn đó, có khi lại tăng thêm. Hơn nữa, sau khi lập quốc, Ba cơ tư thản lại phát sinh nội chiến liên miên, thường thường có hàng trăm ngàn nạn dân từ đông Ba cơ tư thản tràn vào Ấn độ. Đến tháng 12 năm 1971, nhờ sự giúp đỡ của Ấn độ, đông Ba cơ tư thản đánh tan quân tây Ba cơ tư thản, rồi tuyên bố độc lập và đổi tên nước là Mạnh gia lạp (Bangladesh). Ngoài ra, tháng 5 năm 1975, nước Xích kim, nằm về phía đông bắc Ấn độ, cũng sáp nhập vào Ấn độ mà thành là tiểu bang cuối cùng (tiểu bang thứ 22) trong chính phủ nước Cộng hòa liên bang Ấn độ.Tại Ấn độ ngày nay, số tín đồ Ấn độ giáo đông nhất, kế đó là tín đồ Hồi giáo, kì dư, tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo, Kì na giáo và Tích khắc giáo thì thuộc thành phần thiểu số, trong đó, tín đồ Phật giáo có độ hơn một triệu người. Gần đây, giai cấp tiện dân ùn ùn theo Phật giáo, sự kiện ấy đã trở thành vấn đề trong xã hội Ấn độ. Các phái Ấn độ giáo coi Phật giáo như một chi phái của họ, và coi đức Phật là vị thần của Ấn độ giáo. Trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc cổ đại còn được bảo tồn tại Ấn độ cho đến ngày nay, những di tích của Phật giáo được coi là kho báu. Từ sau ngày Ấn độ được độc lập, phần nhiều lấy tư tưởng Phật giáo làm gương cho lí tưởng chính trị, hơn nữa, lá quốc kì Ấn độ có in hình bánh xe Pháp luân của Phật giáo, đồng thời, năm giới của Phật giáo được suy tiến thành chính sách năm nguyên tắc hòa bình. Do đó, tính trọng yếu của Phật giáo tại Ấn độ sẽ được đánh giá lại. Dân số Ấn độ hiện nay khoảng hơn sáu trăm triệu người chiếm mười lăm phần trăm dân số toàn thế giới, chỉ đứng sau Cộng hòa nhân dân Trung quốc. Quá nhiều chủng tộc, hiện được gọi là Nhân chủng bác vật quán của thế giới; ngôn ngữ phức tạp, có tới một trăm tám mươi thứ (thông dụng nhất có mười bốn thứ), một vấn đề trở ngại lớn trong sự phát triển của Ấn độ. Ấn độ ngày nay tuy đã có vũ khí hạt nhân, nhưng đứng về mặt toàn quốc mà nói, thì vẫn còn là một nước nghèo nàn lạc hậu. Khoáng sản tuy phong phú nhưng phần lớn chưa được khai thác đúng mức để có thể lợi dụng. Dân số toàn quốc tăng nhanh, con số người mù chữ cao và cái hố ngăn cách giữa người nghèo và người giàu càng thêm sâu rộng. Tình hình vệ sinh rất tồi, dân chúng phần nhiều suy dinh dưỡng, các thiết bị y tế thiếu thốn và số tử vong rất cao. Tuy chính phủ đã tích cực đặt các kế hoạch kinh tế dài hạn năm năm, nhưng kết quả chậm chạp các thứ kiến thiết phần nhiều trông vào sự giúp đỡ hoặc vay mượn của nước khác. Mức sinh hoạt của quốc dân xuống thấp, tính mức đến năm 1980, lợi tức bình quân cả năm, mỗi người dân được khoảng tám mươi Mĩ kim (trong khi lợi tức bình quân cả năm tại Đài loan (năm 1977) mỗi người dân được một nghìn một trăm tám mươi hai Mĩ kim, và tại nước Mĩ, mỗi người được bảy nghìn sáu trăm tám mươi tư Mĩ kim), nỗi nghèo khó của người dân Ấn độ như thế nào, cứ xem đó đủ biết. Ngoài ra, sự phân chia tôn giáo, giai cấp, chủng tộc, vẫn y nguyên là vấn đề nghiêm trọng của xã hội. [X. Phật tổ thống kỉ Q.32; trên; Cổ kim đồ thư tập thành biên duệ điển thứ 58; Tuệ lâm âm nghĩa Q.10; Hi lân âm nghĩa Q.2, Q.3, Q.8; V. A. Smith: Early History of India; S. Robert: Indian Chronography; J. Dowson: A Classical Dictionary of Hindu Mythology].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.150.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...