Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sinh tử »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: sinh tử








KẾT QUẢ TRA TỪ


sinh tử:

(生死) Phạn: Saôsàra, hoặc Jàti-maraịa. Hán âm: Thiện ma mạt lạt nam, Xà đề mạt lạt nam. Cũng gọi Luân hồi. Đối lại: Niết bàn.Theo nghiệp nhân sống và chết nối nhau trong 6 đường cõi mê: Trời, người, a tu la, ngã quỉ, súc sinh, địa ngục, mãi mãi không bao giờ cùng tận. Tùy theo tính chất, sinh tử được chia loại như sau: 1. Hai thứ sinh tử: Luận Thành duy thức nêu 2 thứ sinh tử: a) Phần đoạn sinh tử: Lấy nghiệp thiện ác hữu lậu làm nhân, phiền não chướng làm duyên, sẽ chịu quả báo thô trọng trong 3 cõi, do sự dài ngắn của thọ mệnh, tướng lớn nhỏ của thân thể mà quả báo có sự hạn chế nhất định, cho nên gọi là Phần đoạn thân. Nhận Phần đoạn thân này mà luân hồi gọi là Phần đoạn sinh tử. b) Biến dịch sinh tử (cũng gọi Bất tư nghị biến dịch sinh tử): Các bậc A la hán, Bích chi phật, Đại lực bồ tát... tuy không chịu Phần đoạn sinh tử, nhưng vì có nghiệp phân biệt vô lậu làm nhân, sở tri chướng làm duyên, ở ngoài 3 cõi thụ thân thù thắng vi diệu, tức thụ thân Ý sinh, rồi dùng thân này trở lại trong 3 cõi tu hạnh Bồ tát, cho đến thành quả Phật. Vì sức bi nguyện mà thụ thân này nên thọ mệnh, nhục thân đều có thể biến hóa thay đổi một cách tự do chứ không bị hạn chế nhất định, cho nên gọi là Biến dịch thân. Thụ thân biến dịch gọi là Biến dịch sinh tử. 2. Bốn thứ sinh tử: Luận Hiển thức cho rằng Phần đoạn sinh tử nương nơi 3 cõi Dục, Sắc và Vô sắc mà có 3 thứ sinh tử, nếu lại thêm Biến dịch sinh tử ở ngoài 3 cõi thì thành 4 thứ sinh tử. Luận Phật tính quyển 2 và Nhiếp đại thừa luận thích quyển 10 (bản dịch đời Lương) lại chia Biến dịch sinh tử làm 4 thứ sinh tử: Phương tiện, Nhân duyên, Hữu hữu và Vô hữu (cũng gọi là 4 oán chướng). Thắng man bảo quật quyển trung, phần cuối, cũng lập 4 thứ sinh tử là Lưu lai sinh tử, Phần đoạn sinh tử, Trung gian sinh tử và Biến dịch sinh tử. 3. Bảy thứ sinh tử: Cứ theo luận Hiển thức và Ma ha chỉ quán quyển 7 thượng thì vì Phần đoạn sinh tử nương nơi 3 cõi mà có 3 thứ khác nhau, 3 thứ này lại thêm vào 4 thứ Biến dịch sinh tử nói trên, thành là 7 thứ sinh tử. Cứ theo Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 7, phần 1 vàĐại minh tam tạng pháp số quyển 30 thì 7 thứ sinh tử là:a) Phần đoạn sinh tử. b)Lưu nhập sinh tử(cũng gọi Lưu lai sinh tử): Ở sát na đầu tiên, vì mê lí chân như mà bị trôi vào cõi mê sinh tử. c)Phản xuất sinh tử: Ở sát na đầu tiên, nhờ phát tâm mà từ trong sinh tử trở ra. d) Phương tiện sinh tử: HàngNhị thừa dứt hếtKiến hoặc và Tư hoặc, vượt ra 3 cõi, sinh vào các cõi nước phương tiện. Trong lúc đoạn hoặc chứng quả, vì nhân dời quả đổi nên nói là sinh tử. e) Nhân duyên sinh tử: Hàng Bồ tát từ Sơ địa trở lên, lấy nghiệp vô lậu làm nhân, vô minh làm duyên mà thị hiện sinh tử. f) Hữu hậu sinh tử(cũng gọi Hữu tình sinh tử): Hàng Bồ tát Thập địa còn lại 1 phẩm vô minh sau cùng chưa dứt, cho nên phải chịu 1 lần sinh tử. g) Vô hậu sinh tử (cũng gọi vô hữu sinh tử): Bồ tát Đẳng giác dứt sạch 1 phẩm vô minh cuối cùng, rốt ráo không còn thụ thân sau. [X. kinh Tạp a hàm Q.6, 13; kinh Na tiên tỉ khưu Q.thượng; Đại thừa nghĩa chương Q.18; Tông kính lục Q.73]. (xt. Thất Chủng Sinh Tử, Tứ Chủng Sinh Tử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Kinh Phổ Môn


Dưới cội Bồ-đề


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.192.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...