Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiền »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiền








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiền:

(禪) Phạm: Dhyàna. Pàli:Jhàna. Cũng gọi Thiền na, Đà diễn na, Trì a na.Hán dịch: Tĩnh lự, Tư duy tu tập, Khí ác, Công đức tùng lâm. Chỉ cho trạng thái định tuệ đồng đều, tâm chuyên chú vào 1 đối tượng nào đó, rất vắng lặng để tư duy một cách sâu sắc, rõ ràng. Thiền là pháp tu chung cho cả Đại thừa, Tiểu thừa, ngoại đạo, phàm phu... nhưng mục đích đạt đến và đối tượng tư duy thì đều khác nhau. Thiền và các thứ định khác gọi chung là Thiền định; cũng có thuyết cho Thiền là 1 loại định, cho nên gọi tu thiền trầm tư là Thiền tư. Cương yếu của việc tu hành Phật đạo là tam học giới, định, tuệ, giữ giới thanh tịnh mới có được sự vắng lặng của thiền định; có được sự vắng lặng của thiền định thì chân trí mới khai phát. Vì thiền định là phương pháp tu hành của Phật giáo, cho nên các kinh luận của Đại thừa cũng như của Tiểu thừa, đều có nói rõ và chủng loại Thiền cũng rất nhiều. Trong kinh A hàm căn cứ vào việc có hay không có Tầm, Tứ, Hỉ, Lạc(tìm kiếm, dò xét, mừng rỡ, vui vẻ)mà chia Thiền làm 4 loại: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền. Tứ thiền thiên của cõi Sắc là nơi những người tu Tứ thiền sẽ sinh đến; Tứ thiền được tu để cầu sinh về Tứ thiền Thiên gọi là Định tĩnh lự; còn Tứ thiền khi sinh ra đã có, được một cách tự nhiên thì gọi là Sinh tĩnh lự. Lại nữa, Hữu lậu tĩnh lự và Vô lậu tĩnh lự cùng tu lẫn lộn thì gọi là Tạp tu tĩnh lự, luận Câu xá quyển 24 chủ trương đây là pháp tu của A la hán hoặc quả vị Bất hoàn. Trong Đạithừathì Thiền là 1 trong 6 Ba la mật, 1 trong 10 Ba la mật, tức Thiền ba la mật(Thiền định ba la mật, Tĩnh lự ba la mật). Thiền là pháp Bồ tát tu để chứng được thực trí Bát nhã hoặc thần thông. Về tướng tu Thiền ba la mật của Bồ tát và các loại tĩnh lự khác nhau, ta có thể thấy trong các kinh luận, như theo kinh Bồ tát địa trì quyển 6 và luận Du già sư địa quyển 43 thì Thiền ba la mật có 9 tướng sau đây: 1. Tự tính thiền(cũng gọi Tự tính tĩnh lự): Chỉ cho tự tính của tĩnh lự, tứcTâm nhất cảnh tính trong đó tâm hoàn toàn tập trung vào 1 đối tượng duy nhất; hoặc chỉ cho Thiền do quán xét tự tính của tâm mà đạt được. 2. Nhất thiết thiền(cũng gọi Nhất thiết tĩnh lự): Chỉ cho Thiền thu nhiếp hết thảy pháp tự hành hóa tha. 3. Nan thiền(cũng gọi Nan hành tĩnh lự): Loại Thiền khó tu.Vì muốn làm lợi ích cho vô lượng hữu tình mà bỏ niềm vui thiền định, sinh lại cõi Dục, cho đến y chỉ tĩnh lự để chứng ngộvô thượng. 4. Nhất thiết môn thiền(cũng gọi Nhất thiết môn tĩnh lự): Môn là cửa ra vào. Tất cả thiền định đều dùng 4 loạiThiền này làm cửa, từ đó ra và vào. 5. Thiệnnhân thiền(cũng gọi Thiện sĩ tĩnh lự): Thiền không đắm trước niềm vui thiền định, đi đôi với 4 tâm vô lượng. Loại thiền này do các chúng sinh có thiện căn thù thắng tu hành nên gọi là Thiện nhân thiền. 6. Nhất thiết hạnh thiền(cũng gọi Nhất thiết chủng tĩnh lự): Thiền thu nhiếp hết thảy hạnh Đại thừa, cho nên gọi là Nhất thiết hạnh thiền. Thiền này có 13 loại là Thiện thiền, Vô kí hóa hóa thiền, Chỉ phần thiền, Quán phần thiền, Tự tha lợi thiền, Chính niệm thiền, Xuất sinh thần thông lực công đức thiền, Danh duyên thiền, Nghĩa duyên thiền, Chỉ tướng duyên thiền, Cử tướng duyên thiền, Xả tướng duyên thiền và Hiện pháp lạc trụ đệ nhất nghĩa thiền. 7. Trừ phiền não thiền(cũng gọi Toại cầu tĩnh lự): Thiền diệt trừ các thứ khổ não của chúng sinh. 8. Thử thế tha thế lạc thiền(cũng gọi Thử thế tha thế lạc tĩnh lự): Thiền mang lại sự khoái lạc cho tất cả chúng sinh trong hiện tại và vị lai. 9. Thanh tịnh tịnh thiền (cũng gọi Thanh tịnh tĩnh lự): Đã dứt hết tất cả hoặc, nghiệp, được quả đại Bồ đề, cho nên gọi là thanh tịnh. Thiền này lại được chia ra làm10 loại như Thiền thế gian thanh tịnh tịnh bất vị bất nhiễm ô, cho đến Thiền phiền não trí chướng đoạn thanh tịnh tịnh... Chín loại thiền nói trên chỉ là Thiền thù thắng do các Bồ tát tu hành, nên gọi là Cửu chủng đại thiền. Theo phẩm Tối tịnh địa đà la ni trong kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 4 thì thành tựu tĩnh lự Ba la mật có 5 tướng, đó là: 1. Nhiếp các thiện pháp, không để cho tán thất. 2. Thường nguyện giải thoát, không chấp trước 2 bên. 3. Nguyện được thần thông, thành tựu các căn lành cho chúng sinh. 4. Vì làm cho pháp giới thanh tịnh nên diệt trừ tâm cấu. 5. Diệt trừ phiền não căn bản của chúng sinh.Trên đây là nói rõ các ý nguyện mong cầu của Bồ tát khi tu tĩnh lự Ba la mật. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 4 thượng có nói về 3 thứ Thiền là Thế gian thiền, Xuất thế gian thiền và Xuất thế gian thượng thượng thiền, trong đó, Xuất thế gian thượng thượng thiền lại được chia làm 9 thứ, tức là Cửu chủng đại thiền. Đối lại, Xuất thế gian thiền có 4 thứ sau đây:1. Quán thiền: Như Cửu tưởng, Bát bối xả, Bát thắng xứ, Thập nhất thiết xứ... đều là Quán thiền. Tức làThiền quán chiếu các cảnh tướng bất tịnh. 2. Luyện thiền: Như Cửu thứ đệ định. Tức rèn luyện thiền Hữu lậu khiến trở thành thiền Vô lậu. 3. Huân thiền: Như tam muội Sư tử phấn tấn. Tức hun đúc cácThiền, khiến thông suốt vô ngại, chuyển biến tự tại. 4. Tu thiền(cũng gọi Đính thiền): Tức xuôi ngược tự tại, tam muội siêu việt vượt vào vượt ra. Bốn thứ Thiền trên đây gọi tắt là Quán luyện huân tu, trong đó Tu thiền là thù thắng nhất. Cũng trong Pháp hoa huyền nghĩa còn ví dụ Căn bản cựu thiền, Luyện thiền, Huân thiền, Tu thiền, Cửu đại thiền với 5 vị(từ sữa cho đến đề hồ) và gọi 3 loại thiền định là Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ vô sắc là Thập nhị môn thiền (tông Thiên thai chỉ gọi Vị đẳng chí là Thập nhị môn thiền). Thập nhị môn thiền này là Căn bản vị thiền trong Thế gian thiền. Đối lại, tông Thiên thai lấy Lục diệu môn, Thập lục đặc thắng, Thông minh thiền(cũng gọi Thông minh quán, Thông minh quán thiền. Tức quán chung 3 thứ hơi thở, sắc, tâm làm cho chúng sáng suốt, thanh tịnh, lại được 9 thứ gồm 4Thiền, 4Vô sắc, Diệt tận định của Lục thông và Tam minh) làm Căn bản tịnh thiền của thế gian. Phẩm Tập nhất thiết pháp trong kinh Đại thừa nhập lăng già quyển 3, chiaThiền làm 4 loại: 1. Ngu phu sở hành thiền: Thiền của hàng Thanh văn tu hành sau khi ngộ lí Nhân vô ngã. 2. Quán sát nghĩa thiền: Thiền của hàng Bồ tát tu hành sau khi ngộ lí Pháp vô ngã. 3. Phan duyên chân như thiền: Thiền siêu việt tư lự và phân biệt, tâm không khởi tác dụng, tức khắc ngộ chân như như thực.4. Chư Như lai thiền: Thiền ngộ nhập bồ đề của Như lai, vì chúng sinh mà hiển bày tác dụng không thể nghĩ bàn của loại Thiền này. Ngoài ra, Thiền nguyên chư thuyên tập đô tự quyển thượng của ngài Khuê phong Tông mật chia Thiền làm 5 loại là Ngoại đạo thiền, Phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền và Tối thượng thượng thiền. Chú Duy ma cật kinh quyển 9 thì nêu thuyết của ngài Cưu ma la thập, chia Thiền làm 3 loại là Đại thừa thiền, Tiểu thừa thiền và Ngoại đạo thiền. Ở Trung quốc, trong các tông phái, mỗi tông đều y cứ theo giáo lí của tông mình mà tu Thiền định, nhưng cũng có tông phái tu Thiền do Tổ Bồ đề đạt ma truyền. LoạiThiền này bắt nguồn từ tư tưởng kinh Lăng già, chủ trương truyền riêng ngoài giáo, không lập văn tự. Tông chỉ của Thiền này là dùng tâm truyền tâm từ đức Thích tôn đến nay, tức không y cứ vào chữ nghĩa trong kinh điển, chỉ chuyên dùng phương pháp ngồi thiền, đánh hét... làm cho chúng sinh tỏ ngộ bản lai diện mục của mình. Đó chính là Thiền tông được thành lập sau khi loại Thiền này được truyền đến Trung quốc. Ởđời Đường có các lưu phái thiền Ngưu đầu, thiền Bắc tông, thiền Nam tông...Về sau, thiền Nam tông từng cực thịnh một thời. Đến các tông Lâm tế, Tào động thì mỗi tông đều có tông phong đặc biệt riêng của mình. Ngài Tông mật căn cứ vào đó mà chia Thiền tông đời Đường làm 3 phái (Thiền tam tông), đó là: 1. Tức vọng tu tâm tông: Tông này không quan tâm đến các cảnh tượng bên ngoài, mà chỉ chuyên quán xét nội tâm để diệt trừ các vọng niệm. 2. Mẫn tuyệt vô kí tông: Tông này chủ trương tất cả pháp phàm thánh đềunhư mộng như huyễn, đến cả trí Không cũng chẳng có, khiến cho tâm hoàn toàn dứt bặt (mẫn tuyệt), không một mảy may ý niệm gì (vô kí), vì xưa nay vốn không. Thấu suốt lí này liền được giải thoát. 3. Trực hiển tâm tính tông: Tông này trực ngộ được tính Không, Hữu của tất cả hiện tượng đều là bản tính chân như. Từ lập trường Giáo, Thiền nhất trí, ngài Tông mật chủ trương Thiền do Tổ Bồ đề đạt ma truyền là Tối thượng thượng thiền, hoặc gọi là Như lai thanhtịnhthiền. Nhưng các Tổ sư Thiền môn chủ trương truyền riêng ngoài giáo thì cho rằng gọi Thiền do Tổ Đạt ma truyền là Như lai thiền thì hoàn toàn không thích đáng. Bởi vì từ giữa đời Đường về sau, thiền Đạt ma là thiền Tổ sư truyền cho Tổ sư, y cứ vào đó thì có thể gọi là Tổ sư thiền, cũng gọi là Nhất vị thiền, ý nói là Thiền thuần túy, còn gọi chung Thiền do ngài Tông mật lập ra là Như lai thiền, Ngũ vị thiền. Ngoài ra, đồ chúng của Tổ sư thiền thường chê bai các hạnh thiện là hữu tướng, nhưng cũng do đó mà nảy sinh tư tưởng phản động, chủ trương sự lí song tu, Thiền tịnh cộng hành. Các phái Thiền tông có khi phê bình tông phong của nhau, như ngài Đại tuệ Tông cảo thuộc tông Lâm tế phê bình Thiền phong cố thủ mặc niệm bất động của ngài Hoành trí Chính giác thuộc tông Tào động là thiếu tác dụng hoạt bát bén nhạy chỉ là một loại Mặc chiếu thiền. Còn ngài Hoành trí thì phê bình Thiền phong của ngài Tông cảo là loại Khán thoại thiền, bị kẹt trong công phu tham cứu công án. Cuối đời Tống, Đãi ngộ thiền lấy việc ngồi thiền mong được khai ngộ rất thịnh hành và các ngài Hoành trí cùng ngài Vĩnh bình Đạo nguyên người Nhật bản đều dạy loại Thiền này, cho rằng ngồi thiền là hạnh của Phật, là Đệ nhất nghĩa. Ngoài ra, ngồi thiền một cách ngu si như khúc gỗ, chỉ biết ngồi yên lặng mà tâm địa không mở tỏ thì bị chê là Si thiền. [X.kinh Đạo hành bát nhã Q.2; kinh Lục độ tập Q.7; kinh Hoa nghiêm Q.38 (bản 60 quyển); luận Đại trí độ Q.17; luận Du già sư địa Q.12, 63; luận Câu xá Q.28; Ma ha chỉ quán Q.9, thượng, Q.9 hạ, Q.10 thượng; chương Đại chúng trong Sắc tu Bách trượng thanh qui Q.4; Tông kính lục Q.36; Vạn thiện đồng qui tập Q.1, 2; Vãng sinh tập Q.hạ]. (xt. Tứ Thiền, Như Lai Thiền, Định).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Hạnh phúc khắp quanh ta


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.191.169 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...