Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thệ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thệ








KẾT QUẢ TRA TỪ


thệ:

(誓) Phạm: Svabhàva hoặc Bhàva. Pàli:Sabhàva hoặcBhàva. I. Thể. Chỉ cho thực thể hoặc thể tính, là bản chất của pháp, cũng là điều kiện căn bản để pháp tồn tại. Tại Ấn độ đời xưa, học phái Số luận chủ trương thể của tất cả các pháp là một; còn phái Thắng luận thì chủ trương ngược lại là thể của tất cảcác pháp đều khác. Thuyết nhất thiết hữu bộ cũng cho rằng thể củacác pháp đều khác, đều là có thật; tông Duy thức thì chủ trương tất cả các pháp có 3 tính khác nhau là Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thực và cho tính Viên thành thực là thể tính chân thật của tất cả pháp. Ngoài ra, các bộ luận như luận Thập bát không, luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính, luận Đại thừa khởi tín... thì chủ trương Chân như là thực thể của hết thảy các pháp. II. Thể. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho danh từ trước(tiền trần) của Tông(mệnh đề) trong luận thức Nhân minh. Như trong mệnh đề Âm thanh là vô thường thì âm thanh là Thể, vô thường (danh từ sau của Tông) là Nghĩa. Vì danh từ trước và danh từ sau chỉ biểu thị sự khác nhau về vị trí chứ không thể biểu thị tác dụng và sự quan hệ giữa 2 Tông y(chỗ nương của Tông thể, tức danh từ trước và danh từ sau), cho nên các học giả Nhân minh mới lập riêng tên gọi Thể và Nghĩa để nêu rõ tác dụng và mối quan hệ giữa các Tông y. Lập Tông là dùng nghĩa trong danh từ sau để nêu rõ thể của danh từ trước; như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì dùng vô thường(Nghĩa) để nêu rõ tính năng, đặc sắc của âm thanh (Thể), đồng thời cũng để phân biệt với vật khác. Thể có 3 tên là Tự tính, Hữu pháp và Sở biệt; Nghĩa cũng có 3 tên là Sai biệt, Hữu pháp và Pháp. Trong đó, tự tính và sai biệt, hữu pháp và pháp, sở biệt và năng biệt đều đối nhau, được trình bày như sau: 1. Tự tính và sai biệt: Có 3 tiêu chuẩn để phân biệt giữa tự tính và sai biệt: a. Cục thông đối: Lấy cục và thông làm tiêu chuẩn để phân biệt giữa tự tính và sai biệt. Những điều được trình bày trong danh từ trước(Tiền trần) chỉ hạn cuộc ở Tông chư không quán thông ngoài Tông, vì thế danh từ trước còn được gọi là Tự tính; còn những điều được trình bày trong danh từ sau (Hậu trần) thì thông suốtđến ngoài Tông, cho nên danh từ sau cũng được gọi làSai biệt. Tự tính chỉ hạn cuộc ở Tông, cho nên phạm vi hẹp hơn sai biệt. Như mệnh đề (Tông): Âm thanh là vô thường thì âm thanh(danh từ trước) chỉ hạn cuộc ở Tông, không quán thông đến sắc, hương... ở ngoài Tông; còn Vô thường(danh từ sau) thì không chỉ hạn cuộc ở Tông mà quán thông đến các vật khác ngoài Tông. Nghĩa là không phải chỉ có âm thanh là vô thường mà cái bàn, cái ghế... cũng có tính vô thường, cho nên phạm vi của sai biệt rộng hơn phạm vi của tự tính. Cứ theo đó thì Tự tính và Sai biệt được dùng để nêu rõ sự quan hệ Thể hẹp Nghĩa rộng. b. Tiên hậu đối: Thể(danh từ trước) là phần đầu của Tông thể mà đặc sắc và chủng loại được nói rõ trong danh từ sau, trước Thể không có danh từ nào khác, cho nên nó được gọi là Tự tính. Nghĩa(danh từ sau) là phần cuối của Tông thể, tác dụng của Nghĩa là nói rõ tính loại biệt của danh từ trước, vì thế được gọi là Sai biệt. Danh từ trước mới chỉ nói âm thanh chứ chưa nói rõ đặc sắc cũng như chủng loại của âm thanh, cho nên được gọi là Tự tính; đến khi nói ra vô thường thì đặc sắcvà chủng loại của âm thanh mới được nêu rõ ràng; vô thường trong danh từ sau đã phân biệt âm thanh trong danh từ trước từ các loại khác và cũng đặt âm thanh vào chủng loại của chính nó, cho nên danh từ sau được gọi là Sai biệt. Cứ theo đó thì mục tiêu của Tự tính và Sai biệt là nêu rõ tác dụng phân loại giữa Thể và Nghĩa. c. Ngôn hứa đối: Ngôn chỉ cho ngôn trần, tức những điều được trình bày rõ ràng qua ngôn ngữ; Hứa chỉ cho ý hứa, tức những điều ý ngầm chấp nhận(chứ không nói rõ ra bằng lời). Nhưng đứng trên quan điểm tương đối giữa Tự tính và Sai biệt mà nói thì Ngôn trần là chỉ cho những điều mà lời nói trình bày và những điều mà ý ngầm chấp nhận đã nhất trí với nhau; còn Ýhứa là chỉ cho những điều mà lời nói trình bày và những điều mà ý ngầm chấp nhận không hoàn toàn nhất trí với nhau. Ngôn trần thì trong ngoài khớp nhau nên gọi là Tự tính; Ý hứa thì trong ngoài khác nhau nên gọi là Sai biệt. Bởi vì giữa Tự tính và Sai biệt được thành lập theo Ngôn hứa đối với Tự tính và Sai biệt được thành lập theo Thông cục đối và Tiên hậu đối, tên gọi tuy giống nhau nhưng ý nghĩa thì khác nhau. Tự tính nói trong Thông cục đối và Tiên hậu đối nhất định là Thể; Sai biệt nói trong Thông cục đối và Tiên hậu đối nhất định là Nghĩa; còn Tự tính nói trong Ngôn hứa đối thì có thể là Thể, mà cũng có thể là Nghĩa, Sai biệt nói trong Ngôn hứa đối có thể là Nghĩa, mà cũng có thể là Thể. Nếu điều được trình bày trong Thể nhất trí với Ý hứa thì Thể là Tự tính, nếu không nhất trí thì Thể là Sai biệt. Còn điều được nói trong Nghĩa không nhất trí với Ý hứa thì cố nhiên là Sai biệt, nhưng, nếu nhất trí thì Nghĩa cũng là Tự tính. 2. Hữu pháp và Pháp: Danh từ trước cũng gọi là Hữu pháp, danh từ sau cũng gọi là Pháp. Pháp có 2 nghĩa: 1. Năng trì tự thể(có công năng giữ gìn được tự thể của nó). 2. Quĩ sinh tha giải(cái khuôn phép khiến người khác nhìn thấy là hiểu được), phải có đủ 2 nghĩa trên mới được gọi là Pháp. Như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì âm thanh(danh từ trước) tuy giữ gìn được tự thân, nhưng không giới hạn được việc khác, không thể từ đó có được sự hiểu biết khác; còn vô thường(danh từ sau) thì chẳng những giữ gìn được tự thân vô thường, mà còn có thể giới hạn âm thanh (danh từ trước), giúp người ta nảy sinh hiểu biết mới(tức vô thường chẳng phải là thường trụ). Do đó, danh từ sau vừa có nghĩa trì lại đủ nghĩa quĩ, nên được gọi là Pháp. Còn âm thanh(danh từ trước) tuy không là Pháp nhưng lại có thuộc tính vô thường nên gọi là Hữu pháp. Theo đó có thể nói danh từ trước là năng hữu, danh từ sau là sở hữu. 3. Sở biệt và năng biệt: Danh từ trước cũng gọi là Sở biệt, danh từ sau cũng gọi là Năng biệt. Như trong mệnh đề âm thanh là vô thường thì dùng vô thường để bàn về âm thanh, nêu rõ âm thanh thuộc loại vô thường và khác với loại thường trụ, cho nên âm thanh là sở biệt, vô thường là năng biệt. Tên gọi này do suy diễn theo Tiên hậu đối của Tự tính và Sai biệt mà có, chia Sai biệt thành Năng và Sở để gọi là Nghĩa và Thể.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Phật Giáo Yếu Lược


Vào thiền


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.70.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...