Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thất thập ngũ pháp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thất thập ngũ pháp








KẾT QUẢ TRA TỪ


thất thập ngũ pháp:

(七十五法) Cũng gọi Tiểu thừa thất thập ngũ pháp. Chỉ cho 75 pháp của tông Câu xá thuộc Tiểu thừa, được chia thành 5 loại.Đó là: I. Sắc pháp có 11 thứ: 1. Nhãn căn (Phạm: Cakwur-indriya). 2. Nhĩ căn (Phạm: Zrotrendriya). 3. Tị căn (Phạm: Ghràịendriya). 4. Thiệt căn (Phạm: Jihvendriya). 5. Thân căn (Phạm: Kàyendriya). 6. Sắc cảnh (Phạm:Rùpa-viwaya). 7. Thanh cảnh (Phạm: Zabda-viwaya). 8. Hương cảnh (Phạm: Gandhaviwaya). 9. Vị cảnh (Phạm: Rasa-viwaya). 10. Xúc cảnh (Phạm: Sprawỉavyaviwaya). 11. Vô biểu sắc (Phạm:Avijĩapti-rupa). Trong 11 thứ trên, 5 thứ trước có công năng phát sinh thức và thu lấy cảnh nên gọi là 5 căn; 5 thứ kế tiếp là cảnh giới sở duyên(đối tượng) của 5 căn, nên gọi là 5 cảnh; Vô biểu sắc là thiện nghiệp và ác nghiệp nương theo sự phát động của thân, khẩu, là 1 loại sắc pháp vô hình phát sinh trong thân, là nghiệp nhân cảm nhận quả báo khổ, vui, có công năng ngăn điều quấy, dứt điều ác. II. Tâm pháp có 1 thứ: Chỉ cho 6 thức Tâm vương (Phạm: Citta): Tác dụng chung để nhận biết cảnh, do nương vào các căn mà sinh ra. III. Tâm sở hữu pháp gồm 46 thứ. Chia làm 6 nhóm: 1. Biến đại địa pháp (Phạm:Mahàbhùmikà dharmà#), có 10 thứ: -Thụ (Phạm:Vedanà): Tác dụng lãnh nạp 3 cảnh khổ, vui,xả(khôngkhổkhông vui).-Tưởng (Phạm: Saôjĩa): Tác dụng tưởng tượng sự vật. -Tư (Phạm:Cetanà): Tác dụng tạo tác các nghiệp. -Xúc (Phạm:Sparza): Tác dụng tiếp xúc với cảnh. -Dục (Phạm: Chanda): Tác dụng mong cầu.-Tuệ (Phạm:Prajĩà): Tác dụng lựa chọn pháp thiện ác. -Niệm (Phạm:Smfti): Tác dụng ghi nhớ không quên. - Tác ý (Phạm:Manasikàra): Tác dụng khiến tâmsởchú ý đến đối tượng. -Thắng giải (Phạm: Adhimokwa): Tác dụng hiểu rõ sự lí. -Tam ma địa (Phạm: Samàdhi, Hán dịch: Định): Tác dụng khiến tâm, tâm sở chuyên chú vào một cảnh không tán loạn. Mười thứ trên đây cùng khởi lên với tất cả tâm vương thiện, bất thiện, vô kí, cho nên gọi là Biến đại địa pháp, gọi tắt là Đại địa pháp. 2. Đại thiện địa pháp(Phạm:Kuzalamahà-bhùmikà-dharmà#), gồm 10 thứ: -Tín (Phạm:Zradhà): Tác dụng làm cho tâm, tâm sở lắng trong thanh tịnh. -Bất phóng dật (Phạm: Apramàda): Tác dụng dứt ác làm thiện. -Khinh an (Phạm: Prazrabdhi): Tác dụng khiến thân tâm nhẹ nhàng, an ổn. -Hành xả (Phạm:Upekwà): Tác dụng khiến thân tâm lìa bỏ ý nghĩ chấp trước các pháp và trụ trong bình đẳng, là xả thuộc về Hành uẩn. -Tàm (Phạm:Hrì): Tác dụng tự thẹn khi tạo tội. -Quí (Phạm:Apatràpya): Tác dụng xấu hổ với người khác khi mình tạo tội. -Vô tham (Phạm: Alobha): Tác dụng không tham đắm cảnh thuận. -Vô sân (Phạm: Advewa): Tác dụng không tức giận trước cảnh nghịch. -Bất hại (Phạm:Ahiôsà): Tác dụng không gây tổn hại cho người khác. -Cần (Phạm: Vìrya): Tác dụng siêng năng tu tập các thiện pháp. Mười pháp trên đây khởi lên đồng loạt với tất cả tâm thiện, nên gọi là Đại thiện địa pháp. 3. Đại phiền não địa pháp (Phạm: Kleza-mahà-bhùmikà-dharmà#), gồm 6 thứ: -Vô minh (Phạm: Avidyà): Lấy ngu si làm tính. -Phóng dật (Phạm:Pramàda): Tác dụng buông lơi đối với pháp ác. -Giải đãi (Phạm:Kausìdya): Tác dụng thờ ơ đối với pháp thiện. -Bất tín (Phạm:Azraddhya): Tác dụng không làm cho tâm lắng trong thanh tịnh. -Hôn trầm (Phạm:Styàna): Tác dụng khiến cho tâm mờ tối, nặng nề. -Trạo (điệu) cử (Phạm: Auddhatya): Tác dụng làm cho tâm xao động. Sáu thứ trên thường khởi lên với tâm ác và tâm hữu phú vô kí, nên gọi là Đại phiền não địa pháp. 4. Đại bất thiện địa pháp (Phạm: Akuzala-mahà-bhùmikau-dharmà#), gồm có 2 thứ: -Vô tàm (Phạm: Ahrìkya): Tác dụng không biết tự thẹn. -Vô quí (Phạm: Anapatràpya): Tác dụng không xấu hổ với người khác. Hai pháp trên đây tương ứng với tất cả tâm bất thiện, nên gọi là Đại bất thiện địa pháp. 5. Tiểu phiền não địa pháp (Phạm: Parìtta-kleza-bhùmikà-dharmà#), gồm 10 thứ: -Phẫn (Phạm:Krodha): Tác dụng làm cho dấy lên sự giận dữ. -Phú (Phạm: Mrakwa): Tác dụng che giấu lỗi của mình. -Khan (Phạm: Màtsarya): Tác dụng bỏn sẻn đối với việc bố thí tiền của và giáo pháp. -Tật (Phạm:Ìrwyà): Tác dụng ganh ghét. -Não (Phạm:Pradàsa): Tác dụng khư khư giữ các việc xấu ác, làm não loạn thân tâm.-Hại (Phạm:Vihiôsà): Tác dụng gây tổn hạichongười khác. -Hận (Phạm:Upanàha): Tác dụng kết oán không buông tha đối với cảnh phẫn hận.-Siểm (Phạm:Màyà): Tác dụng nịnh nọt làm cho tâm, tâm sở xiên xẹo. -Cuống (Phạm:Zàthya): Tác dụng gạt gẫm người khác. -Kiêu (Phạm: Mada): Tác dụng kiêu căng, ngạo mạn, khinh thường người khác. Mười pháp trên đây chỉ do giai vị Tu đạo đoạn trừ và cũng chỉ tương ứng với vô minh của ý thức, hiện hành riêng rẽ, chứ không khởi 10 pháp cùng một lượt, vì thế gọi là Tiểu phiền não địa pháp. 6. Bất định địa pháp(Phạm:Aniyatabhùmikà-dharmà#), gồm có 8 thứ: -Tầm (Phạm: Vitarka): Tác dụng tìm tòi sự lí một cách thô tháo. -Tứ (Phạm: Vicara): Tác dụng dò xét sự lí một cách tế nhị. -Thụy miên (Phạm: Middha): Tác dụng làm cho tâm, tâm sở mờ tối. -Ác tác (Phạm:Kaukftya): Tác dụng nghĩ nhớ đến việc đã làm khiến cho tâm truy hối. -Tham (Phạm: Ràya): Tác dụng tham đắm cảnh thuận ý. -Sân (Phạm:Pratigha): Tác dụng bực tức đối với cảnh trái ý. -Mạn (Phạm: Mana): Tác dụng khiến tâm cao ngạo, lấn lướt người khác. -Nghi (Phạm: Vicikitsà): Tác dụng khiến tâm do dự không quyết đối với chân lí. Tám pháp nói trên không thuộc về 5 nhóm trước, nhưng chung cho cả 3 tính thiện, ác, vô kí, cho nên gọi là Bất định địa pháp. IV. Tâm bất tương ứng hành pháp gồm 14 thứ: 1. Đắc (Phạm: Pràpti): Thực pháp khiến cho được các pháp nơi thân. 2. Phi đắc (Phạm:Apràpti): Thực pháp khiến cho các pháp lìa khỏi thân. 3. Chúng đồng phận (Phạm: Nikàyasa-bhàga): Thực pháp tùy theo chỗ hướng tới mà khiến cho được cùng một quả báo. 4. Vô tưởng quả (Phạm: Àsaôjĩika): Thực pháp làm cho tâm, tâm sởở cõi trời Vô tưởng đều diệt. Đây là Niết bàn do ngoại đạo chấp trước. 5. Vô tưởng định (Phạm: Àsaôjĩisamàpatti): Định vô tâm tu được nhờ chứng đắc Vô tưởng quả. 6. Diệt tận định (Phạm: Nirodhasamàpatti): Định vô tâm mà bậc thánh Bất hoàn hoặc A la hán nhập vào để tạm thời ngưng mọi hoạt động tâm lí. 7. Mệnh căn (Phạm: Jivitendriya): Thực pháp duy trì thọ mệnh. 8. Sinh (Phạm:Jàti): Thực pháp làm cho các pháp sinh khởi. 9. Trụ (Phạm:Sthiti): Thực pháp làm cho các pháp không đổi dời. 10. Dị (Phạm:Anyathàtva): Thực pháp làm cho các pháp suy hao, đổi khác. 11. Diệt (Phạm:Vyaya): Thực pháp làm cho các pháp tiêu diệt hết. 12. Danh thân (Phạm: Nàma-kàya): Tên gọi như sắc, thanh... 13. Cú thân (Phạm: Pada-kàya): Chỉ cho các câu nói như Các pháp là vô thường. 14. Văn thân (Phạm: Vyaĩjana-kàya): Chỉ cho văn tự là chỗ nương của danh thân và cú thân, vì có 2 thành phần trở lên nên gọi là Thân. Mười bốn thứ nói trên là các pháp chẳng phải sắc chẳng phải tâm, cũng không tương ứng với tâm, cho nên gọi là Tâm bất tương ứng hành pháp. V. Vô vi pháp có 3 thứ: 1. Trạch diệt vô vi (Phạm: Pratisaôkhyà-nirodha): Pháp tịch diệt do sức lựa chọn của chínhtrí mà được. 2. Phi trạch diệt vô vi (Phạm: Apratisaôkhỳa-nirodha): Pháp tịch diệt không phải nhờ sức lựa chọn của chính trí, chỉ do thiếu duyên sinh mà hiện. 3. Hư không vô vi (Phạm:Àkàza): Lấy vô ngại làm tính, dung chứa muôn vật và trùm khắp mọi nơi. Ba pháp này không có sự tạo tác của 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt, cho nên gọi là Vô vi pháp. Luận Đại tì bà sa quyển 42 nói về 3 pháp vô vi hơi khác với 3 pháp ở đây. Cũng có chỗ chia 75 pháp làm Sắc phi sắc, Hữu kiến vô kiến, Hữu đối vô đối.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.63.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...