Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp.
(Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau.
(Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình.
(We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim.
(To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thập nhẫn
KẾT QUẢ TRA TỪ
thập nhẫn:
(十忍) I. Thập Nhẫn. Chỉ cho 10 tâm an nhẫn mà Bồ tát đạt được khi đoạn trừ hoặc vô minh, chứng đắc lí các pháp xưa nay vốn vắng lặng. Đó là: 1. Âm thanh nhẫn(cũng gọi Tùy thuận âm thanh nhẫn, Tùy thanh nhẫn): Nghe nói tất cả pháp chân thực, tâm không sợ hãi, tin hiểu thụ trì, tu tập an nhẫn. 2. Thuận nhẫn: Như thực quán xét các pháp, không chống trái, tùy thuận rõ biết, khiến tâm thanh tịnh. 3. Vô sinh pháp nhẫn(gọi tắt: Vô sinh nhẫn): Quán xét tất cả pháp không sinh không diệt, bình đẳng tĩnh lặng. 4. Như huyễn nhẫn: Quán xét tất cả pháp đều như huyễn, trong một có tất cả, trong tất cả có một, nhân duyên tụ tập một cách hư giả, không có định tính. 5. Như diệm nhẫn: Giác ngộ tất cả thế gian như sóng nắng, là sự nhóm họp hư vọng của các tướng hư dối, không có thực thể.6. Như mộng nhẫn: Hiểu biết rõ ràng ất cả thế gian chỉ là những cảnh tượng thấy trong giấc mộng, chẳng phải có chẳng phải không, không chối bỏ, không đắm trước. 7. Như hưởng nhẫn: Giác ngộ rốt ráo đến bờ kia, biết tất cả pháp đều như tiếng vang, chẳng phải từ bên trong bên ngoài phát ra, cũng chẳng phải trong ngoài hợp lại phát ra, mà chỉ từ duyên khởi, rồi khéo dùng phương tiện để nói pháp. 8. Như điện nhẫn (cũng gọi Như ảnh nhẫn): Bồ tát soi thấy tất cả pháp như ánh chớp chiếu các sắc tượng, không phân biệt. 9. Như hóa nhẫn: Bồ tát ý thức rõ tất cả pháp chẳng phải có chẳng phải không, như các việc huyễn hóa ở thế gian, nên chẳng lấy chẳng bỏ. 10. Như hư không nhẫn (cũng gọi Như không nhẫn): Rỗng lặng như hư không, thể tính thanh tịnh, bình đẳng không sai biệt, chẳng sinh chẳng diệt, Bồ tát biết tất cả pháp cũng hệt như thế. Tâm của Bồ tát cũng như hư không không phân biệt, đối với tất cả pháp không pháp nào không dung; thân khẩu ý của Bồ tát cũng rộng lớn như hư không, chẳng sinh chẳng diệt. Cứ theo Nhân vương hộ quốc bát nhã kinh sớ thì Bồ tát Thông giáo quán xét 5 ấm của 3 cõi và nhân quả 2 đế, thành tựu Thập nhẫn là: Giới nhẫn, Tri kiến nhẫn, Định nhẫn, Tuệ nhẫn, Giải thoát nhẫn, Không nhẫn, Vô nguyện nhẫn, Vô tướng nhẫn, Vô thường nhẫn và Vô sinh nhẫn. [X.phẩm Thập nhẫn kinh Hoa nghiêm Q.28 (bản dịch cũ); Đại thừa nghĩa chương Q.14]. II. Thập Nhẫn. Chỉ cho 10 hạnh của Bồ tát nhẫn chịu: 1. Nội nhẫn: Bồ tát có năng lực nhẫn chịu sự đau đớn của thân tâm, không sinh khổ não. 2. Ngoại nhẫn: Nhẫn chịu được khổ não từ bên ngoài đến, không sinh sân hận. 3. Pháp nhẫn: Nếu nghe pháp nghĩa của các kinh cao siêu mầu nhiệm thì chẳng những không sợ hãi mà còn siêng cầu đọc tụng.4. Tùy Phật giáo nhẫn(cũng gọi Phật ấn khả nhẫn): Nếu khi khởi tâm sân não độc hại thì Bồ tát tư duy thân này nương vào đâu mà sinh, pháp tướng do đâu mà khởi; vì chẳng thấy nguyên nhân của sân, không thấy từ đâu phát sinh, duyên khởi từ đâu, tư duy như thế tâm sân hận liền diệt.5. Vô phương sở nhẫn(cũng gọi Vô phần hạn nhẫn): Bất luận lúc nào và ở đâu, Bồ tát cũng thường sinh tâm nhẫn. 6. Tu xứ xứ nhẫn(cũng gọi Vô phân biệt nhẫn, Bình đẳng nhẫn): Bất luận là thân sơ Tôn ti, thậm chí Chiên đà la (tiện dân), Bồ tát đều nhẫn chịu bình đẳng. 7. Phi sở vi nhẫn(cũng gọi Bất đãi sự nhẫn, Bất kiến sự nhẫn): Chẳng phải vì các lí do như sựduyên, sợ hãi, làm ơn, thuận theo đời hoặc vì hổ thẹn... mới nhẫn chịu mà lúc nào cũng tu nhẫn. 8. Bất bức não nhẫn(cũng gọi Vô khuể nhẫn, Bất nhiễu động nhẫn, Bất dao động nhẫn): Nếu bị ngược đãi phải khuất nhục thì Bồ tát cũng có năng lực chịu đựng được. 9. Bi tâm nhẫn: Dù bị chúng sinh nhục mạ, xúc não, Bồ tát cũng không sinh tâm tức giận, trái lại, khởi tâm từ bi thương xót chúng sinh. 10. Thệ nguyện nhẫn(cũng gọi Thành tựu thệ nguyện nhẫn): Bồ tát nhớ lại thủa ban đầu đã ở trước chư Phật phát thệ nguyện cứu giúp chúng sinh, nếu giờ đây lại sân hận đối với chúng sinh, thì mình đã chẳng độ được mình, còn làm lợi ích cho ai? Do đó, Bồ tát không khởi tâm sân, mà sẵn sàng nhẫn chịu. [X. kinh Bảo vân Q.1; kinh Vô lượng thọ Q.thượng].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Giải thích Kinh Địa Tạng
Hoa nhẫn nhục
Cho là nhận
Giai nhân và Hòa thượng
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.167.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...