Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai.
(Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta.
(An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó.
(There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
(貪) Phạm: Abhhidhyà, Lobha, Ràga. Pàli:Abhijjhà,Ràga. Cũng gọi Tham dục, Tham ái, Tham trước. Gọi tắt: Dục, Ái. Sự tham muốn trong 5 món dục lạc, tiếng tăm, tiền của... không biết nhàm chán, không biết bao nhiêumớiđủ, là 1 trong 75 pháp củaCâu xá, 1 trong 100 pháp của Duy thức. Tức đối với những thứ mà mình yêu thích, thèm muốn, khởi tâm đắm trước ô nhiễm, dẫn đến Ngũ thủ uẩn và các khổ não.Luận Câu xá trích dẫn rộng các kinh cho rằng duyên theo cảnh 5 dục mà sinh ra tham muốn, trói buộc tâm mình, cho nên gọi là Dục ách(cái ách của sự tham muốn). Trong luận này còn nêu ra 12 tên gọi khác của Tham có chữ Dục ở đầu, đó là: Dục tham, dục dục, dục thân, dục ái, dục lạc, dục muộn, dục đam, dục thị, dục hỉ, dục tàng, dục tùy và dục trước. Cứ theo luận Du già sư địa quyển 55 thì Tham nảy sinh là do 10 việc: Thủ uẩn, các kiến chấp, cảnh giới chưa được, cảnh giới đã được, cảnh giới quá khứ đã thụ dụng, ác hạnh, nam nữ, bạn thân, các thứ đồ dùng, hậu hữu và vô hữu. Tâm tham do 10 việc kể trên mà sinh khởi, theo thứ tự gọi là sự tham, kiến tham, tham tham, khan tham, cái tham, ác hạnh tham, tử tức tham, thân hữu tham, tư cụ tham, hữu vô hữu tham. Luận Câu xá quyển 22 chia tham làm 4 loại là Hiển sắc tham, Hình sắc tham, Diệu xúc tham và Cung phụng tham, có thể tu các pháp bất tịnh quán để đối trị. Tham hiện hữu ở cả 3 cõi, trong đó, tham ở cõi Dục gọi là Dục tham, tính chất của tham ở đây là bất thiện, là 1 trong 10 điều ác, 1 trong 5 phiền não, 1 trong 3 căn bất thiện. Tham ở cõi Sắc và cõi Vô sắc gọi là Hữu tham, tính chất của chúng là Hữu phú vô kí (tính nhiễm ô có công năng ngăn che Thánh đạo, nhưng vì lỗi của nó quá nhẹ và tác dụng rất yếu nên không đủ sức mang lại quả báo). Hữu tham và Dục tham đều là 1 trong 6 phiền não căn bản, 1 trong 10 Tùy miên và 1 trong 9 kết; lại vì tính của chúng không nhạy bén nên là 1 trong Ngũ độn sử. Thuyết nhất thiết hữu bộ cho rằng Tham là 1 trong các Bất định địa pháp, vì không phải duyên theo pháp vô lậu mà sinh ra, chỉ tương ứng với 2 thứ cảm thụ là Hỉ và Lạc nên là Đẳng lưu của Tùy phiền não, củavô tàm, trạo cử, khan trong Bát triền và của cuống, kiêu trong Lục cấu. Nhưng các nhà Duy thức thì cho rằng Tham là 1 trong các pháp phiền não, ngoài 2 thứ cảm thụ Hỉ và Lạc, nếu trong nghịch cảnh thì cũng sẽ tương ứng với 2 thứ cảm thụ Ưu và Khổ, đồng thời, cùng với Kiến đều duyên theo pháp vô lậu mà sinh ra. Lại theo thuyết của luận Câu xá quyển 22 thì Kinh bộ lấy phẩm Phân biệt thánh đế trong kinh Trung a hàm quyển 7 làm căncứ, chủ trương trong Tứ đế chỉ có Tập đế lấy Ái làm thể, Ái và Tham là đồng thể mà khác tên. [X. luận Câu xáQ.16, 20; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.1; luận Phẩm loại túc Q.3; luận Hiển dương thánh giáo Q.1]. (xt. Ái).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Phật Giáo Yếu Lược
Vua Là Phật, Phật Là Vua
Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa
Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.91.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...