Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thái hư »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thái hư








KẾT QUẢ TRA TỪ


thái hư:

(太虛) Cao tăng Trung quốc sống vào thời đại Dân quốc, người ở Sùng đức, tỉnh Chiết giang, họ Trương, vốn tên là Cam sâm, pháp danh Duy tâm, hiệu là Hoa tử, Bi hoa, Tuyết sơn lão tăng, Tấn vân lão nhân, là người khởi xướng cuộc vận động đổi mới Phật giáo ở thời Trung Hoa Dân Quốc. Năm 16 tuổi sư xuất gia, năm 18 tuổi sư y vào Hòa thượng Kí thiền ở chùa Thiên đồng tại Ninh ba (nay là huyện Ngân) thụ giới Cụ túc, thường qua lại rất thân mật với Pháp sư Viên anh. Năm 19 tuổi, sư đọc Đại tạng ở chùa Tây phương, nhân xem kinh Bát nhã mà tỉnh ngộ. Về sau, sư đến học tại tinh xá Kì hoàn của Dương nhân sơn, cùng học với Âu dương tiệm, Mai quang hi... Nhân ảnh hưởng của tư trào thời đại nên sư chủ trương tẩy trừ các tệ hại đã chất chứa trong Phật giáo từ lâu để hoằng pháp hộ quốc, tiến xa hơn là hưng quốc cứu đời. Năm 1912 (Dân quốc năm đầu), sư đến Quảng châu tuyên dương Phật pháp, được suy tôn làm Trụ trì chùa Song khê ở núi Bạch vân. Sư cùng với Pháp sư Nhân sơn bắt đầu tổ chức Phật giáo hiệp tiến hội, đến Kinh đô yết kiến Tổng thống lâm thời là Tôn trung sơn tiên sinh, trình bày kế hoạch đổi mới Phật giáo, Trung sơn tiên sinh rất khen ngợi và khuyến khích việc ấy. Sư liền đề nghị đổi chùa Kim sơn làm Đại học Phật giáo, nhưng chưa thành công. Năm sau, sư sáng lập Trung quốc Phật giáo hiệp tiến hội tại Nam kinh, sau sáp nhập vào Trung quốc Phật giáo tổng hội. Trong đại hội truy điệu Hòa thượng Kí thiền, sư chủ trương 3 cuộc đổi mới lớn về giáo lí, giáo chế và giáo sản, soạn lời hô hào vận động phục hưng Phật giáo, thiết lập chế độ Tân tăng đoàn. Năm 1914 (năm Dân quốc thứ 3), sư nhập thất ở núi Phổ đà. Một đêm kia, bỗng nghe tiếng chuông khai tĩnh (chuông báo thức buổi sáng sớm) từ ngôi chùa phía trước vọng tới, tâm niệm sư chợt dứt bặt, lại trải qua ngộ cảnh lần thứ 2. Năm 28 tuổi, sư lại trải qua ngộ cảnh lần thứ 3. Trong thời gian nhập thất, sư lần lượt soạn thảo 3 bộ luận: Phật pháp đạo luận, Chỉnh lí tăng già chế độ luận và Thủ lăng nghiêm kinh nhiếp luận. Năm 29 tuổi, sau khi ra thất, sư được đề cử đại diện Pháp sư Viên anh tham dự Đài loan pháp hội, sau đó, sư sang thăm Nhật bản. Khi trở về Trung quốc, sư sáng lập Giác xã tại Thượng hải, làmChủ biên Giác xã tùng thư, năm sau đổi thành nguyệt san Hải triều âm. Năm 32 tuổi, sư có tranh luận về pháp nghĩa với học giả Âu dương tiệm, người chủ trì China nội học viện. Sư vốn phản đối sự ứng dụng phương pháp khảo chứng lịch sử của Tiến hóa luận (Theory of evolution) trong việc nghiên cứu kinh điển Phật. Bởi thế, đối với sự khảo chứng của các học giả Nhật bản cho luận Đại thừa khởi tín, kinh Thủ lăng nghiêm... là ngụy thư, sư đã kịch liệt phản đối. Sư từng soạn Bình Đại thừa khởi tín luận khảo chứng, Phật pháp tổng quyết trạch đàm, cực lực chủ trương Pháp tướng phải y cứ vào Duy thức, đồng thời bênh vực luận Khởi tín. Sư cũng chủ trương 8 tông của Đại thừa là bình đẳng, dùng Thiền, Luật để chấn hưng Phật giáo và mở rộng Phật pháp Đại thừa trên trường quốc tế. Người đương thời coi sư là đại biểu cho phái cách tân và xem ngài Đế nhàn là đại biểu cho phái thủ cựu trong giới Phật giáo. Năm 1924 (Dân quốc năm 13), Liên hiệp hội Phật giáo thế giới được tổ chức tại Lô sơn. Năm sau, sư dẫn đầu phái đoàn đi dự Đại hội Phật giáo Đông nam á tổ chức tại Nhật bản, đồng thời khảo sát các hoạt động của Phật giáo Nhật bản, người Nhật tôn sư là Minh chủ của giới Phật giáo Dân quốc. Năm 1927 (Dân quốc năm thứ 16), sư làm Trụ trì chùa Nam phổ đà ở Hạ môn kiêm Viện trưởng Phật học viện Mân nam. Năm 1928 (Dân quốc năm thứ 17), sư sáng lập hội Phật học Trung quốc tại Nam kinh, đồng thời du hóa các nước như: Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà lan, Hoa kì... thể theo kiến nghị của các học giả nước Pháp, sư trù hoạch thiết lập viện Phật học thế giới tại Paris. Sư là vị tăng Trung quốc đầu tiên đến Âu Mĩ truyền bá Phật giáo. Kể từ đó, tiếng tăm sư ngày càng trở nên lừng lẫy, trong nước có người coi sư là vị cứu tinh của Phật giáo. Năm 44 tuổi, sư trụ trì chùa Tuyết đậu ở Phụng hóa. Năm sau, sư lại biện luận về pháp nghĩa với học giả Hùng thập lực ở Chi na nội học viện. Năm 49 tuổi, sư viết Ngã đích Phật giáo cách mạng thất bại sử, trong đó, sư trình bày những nguyên nhân đã làm cho cuộc đổi mới Phật giáo bị thất bại. Về sau, sư tích cực trong việc thiết lập một tổ chức trung tâm của Phật giáo. Năm 1943 (Dân quốc năm 32), sư cùng với các cư sĩ Vu bân, Phùng ngọc tường, Bạch sùng hi... tổ chức Trung quốc tông giáo đồ liên nghị hội. Sau khi kháng chiến thành công, sư làm chủ nhiệm Trung quốc Phật giáo chỉnh lí ủy viên hội, ủy viên thiết kế của Quốc dân tinh thần tổng động viên hội. Năm 1946 (Dân quốc năm 35), sư được huân chương Lãnh tụ tông giáo thắng lợi. Ý sư muốn thành lập hội Phật giáo Trung quốc, nhưng tiếc thay chưa đạt thành thì sư đã thị tịch ở hiên Trực chỉ chùa Ngọc Phật tại Thượng hải vào năm 1947 (Dân quốc năm 36), thọ 59 tuổi. Sư một đời khởi xướng việc đổi mới Phật giáo, tận lực phụng sự Phật pháp, tuy sư chưa làm tròn ý nguyện nhưng ảnh hưởng của sư thì rất sâu xa. Sư từng tự nói: Chí nguyện là chỉnh lí chế độ tăng già, còn tu hành thì theo Bồ tát du già giới bản, cho nên trọn một đời sư đều gắng sức thực hiện chủ nghĩa Tam Phật: Phật tăng, Phật hóa, Phật quốc. Trước hết là đề xướng nền giáo dục chúng tăng, bồi dưỡng tăng tài, thiết lập viện Phật học Vũ xương (1922), viện Phật học Mân nam và viện Giáo lí Hán Tạng (1931, chùa Tấn vân ở tỉnh Trùng khánh). Kế đến là sáng lập các tạp chí: Hải triều âm, Phật hóa báo, Phật hóa tân thanh niên... để hoằng dương Phật pháp. Năm 1927 (Dân quốc năm 16), sư bắt tay vào việc tổ chức viện Phật học thế giới để kiến lập Phật giáo nhân sinh, xúc tiến việc Phật giáo hóa thế giới. Đồng thời, phái học tăng đến các nước Tây tạng, Ấn độ, Tích lan... du học để nghiên cứu tiếng Pàli, Phạm và Tây tạng. Sư đã gây dựng và bồi dưỡng rất nhiều tăng tài như các vị: Pháp phưởng, Pháp tôn, Chi phong, Ấn thuận, Đại tỉnh, Đại dũng... Sư có các phẩm: Chỉnh lí tăng già chế độ, Thích tân tăng, Tân đích duy thức quan, Chấn đán Phật giáo suy lạc nguyên nhân luận, Pháp tướng duy thức học, Chân hiện thực luận và rất nhiều loại tác phẩm khác mà sau do các ngài Ấn thuận... thu gom lại và biên thành Thái hư Đại sư toàn thư gồm 64 tập lưu hành ở đời. [X. Thái hư Đại sư niên phổ; Thái hư tự truyện].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Sống thiền


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.187.103 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...