Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy.
(The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó.
(Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có.
(The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được.
(We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thạch kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
thạch kinh:
(石經) Cũng gọi Thạch khắc kinh, Thạch khắc, Thạch tạng. Chỉ cho kinh văn được khắc trên mặt đá. Kinh Đại bảo tích quyển 78 và kinh Chính pháp niệm xứ quyển 48 đều có ghi chép việc khắc kinh kệ trên vách đá. Tại Trung quốc, thạch kinh có quan hệ với Nho gia rất sớm, nổi tiếng hơn cả là thạch kinh Hi bình đời Hán và thạch kinh Khai thành được khắc vào năm Khai thành thứ 2 (837) đời vua Văn tông nhà Đường tại Trường an. Còn về kinh Phật thì 1 mặt chịu ảnh hưởng phong khí mở đục hang đá đời Bắc Ngụy, mặt khác, vì muốn cho Chính pháp trụ ở đời lâu dài nên đã phỏng theo Nho gia mà thực hiện việc khắc thạch kinh. Trong các thạch kinh của Phật giáo hiện còn, về niên đại thì thạch kinh đời Bắc Tề là xưa nhất, còn về qui mô thì thạch kinh Phòng sơn, Hà bắc (Thạch kinh sơn tạng kinh) là lớn nhất, hiện còn hơn 4000 bản thạch kinh, khắc tổng cộng vài nghìn quyển kinh Phật. Thạch kinh có các hình thức khác nhau, như khắc trên mặtvách đá, khắc trên sườn núi, khắc trên những tấm bia, hoặc trên các cột đá... Thạch kinh trên mặt vách, gọi là Bích diện khắc, như trên mặt vách của hang đá ở núi Bắc hưởng đường(cũng gọi Cổ sơn), tỉnh Hà nam, có khắc kinh Duy ma cật, kinh Thắng man, Một phần thạch kinh bằng 6 thứ tiếng ở cửa ải Cư Dungkinh Bột, kinh Di lặc thành Phật..., vách phía ngoài có khắc văn phát nguyện của Khai quốc công tên là Đường ung, là những thạch kinh được khắc từ năm Thiên thống thứ 4 (568) đến năm Vũ bình thứ 3 (572) đời Bắc Tề. Lại trên vách tháp Quá nhai ở cửa ải Cư dung, tỉnh Hà bắc, có các thạch kinh như kinh Phật đính tôn thắng đà la ni, kinh Phật đính phóng vô cấu quang minh nhập Phổ môn quan sát nhất thiết Như lai tâm đà la ni... được khắc vào năm Chí chính thứ 5 (1345) đời Nguyên. Những thạch kinh này được khắc theo 2 thể chữ lớn và nhỏ bằng 6 thứ tiếng: Phạm, Hán, Mông cổ, Hồi hột, Tây tạng và Tây hạ, có thể đối chiếu để xem, đây là tư liệu về ngữ văn vô cùng quí giá và rất được coi trọng. Ngoài ra, phẩm Pháp diệt tận trong phần Nguyệt tạng kinh Đại tập, kinh Thắng man, kinh Pháp hoa và kinh Niết bàn được khắc trong động Đại trụ, núi Bảo sơn ở tỉnh Hà nam vào năm Khai hoàng thứ 9 (589) đời Tùy; Thập thiện nghiệp đạo kinh yếu lược, khắc trong tháp Phồn ở phủ Khai phong, tỉnh Hà nam vào năm Thái bình hưng quốc thứ 2 (977) đời Tống; phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa được khắc ởchùa Vân nham tại Tô châu, tỉnh Giang tô vào khoảng năm Hi ninh (1068-1077) đời Tống; kinh Tứ thập nhị chương được khắc trong tháp Lục hòa ở Hàng châu, tỉnh Chiết giang vào năm Thiệu hưng thứ 5 (1135) đời Nam Tống, kinh Niết bàn được khắc trong động Hương sơn tại Long môn, tỉnh Hà nam vào đời Đường..., tất cả những thạch kinh này cũng đều thuộc về Bích diện khắc. Thạch kinh được khắc trên sườn núi gọi là Ma nhai khắc, như kinh Đại tự Kim cương bát nhã khắc tại Thạch kinh dục ở chân núi Thái sơn, tỉnh Sơn đông... đều thuộc Ma nhai khắc, niên đại và người khắc đều không rõ, có thuyết cho là do ông Đường ung, có thuyết nói do ông Vi tử thâm khắc, gồm hơn 900 chữ theo thể đại tự, nét chữ mạnh mẽ, nổi tiếng nhất trong loại thạch kinh. Một bộ của kinh Đại bát nhã khắc ở động Ánh Phật thuộc núi Tồ Thạch kinh ở núi Thái sơn Kinh Kim cương khắc ở núi Thái sơn lai, tỉnh Sơn đông vào niên hiệu Vũ bình năm đầu (570) đời Bắc Tề và phẩm Thành tựu, kinh Hoa nghiêm khắc ở núi Ốc lai, Liêu châu, tỉnh Sơn tây đều thuộc về Ma nhai khắc. Thạch kinh được khắc trên tấm bia, gọi là Bi bản khắc, Thạch bản khắc, thường được khắc trên 2 mặt tấm đá và cất giữ trong thạch thất. Như ở núi Phòng sơn tại tỉnh Hà bắc có tàng trữ 85 bộ thạch kinh là kinh Chính pháp niệm xứ, kinh Đại bát nhã, kinh Đại niết bàn, kinh Đại bảo tích, luận Thành duy thức, luận A tì đạt ma tạp tập... được khắc trong thời gian 480 năm, từ khoảng năm Đại nghiệp (605- 616) đời Tùy đến năm Đại an thứ 10 (1094) đời Liêu, đều rất nổi tiếng. Hiệp hội Phật giáo Trung quốc ở đại lục, từng tiến hành cuộc điều tra, đào bới, in thác bản(bản dập lại) các thạch kinh ở Phòng sơn trong 3 năm, vào năm Dân quốc 47 (1958) thì hoàn thành công việc, tính ra in thác bản hoàn chỉnh được 15.000 trang thạch kinh, in không hoàn chỉnh 780 trang thạch kinh; bia kinh, cột kinh, đề danh, đề kí... hơn 70 trang. Loại bản đá của thạch kinh chủ yếu phân bố ở vùng Hoa bắc như núi Bảo sơn, núi Thái sơn, núi Hưởng đường... Kinh Hoa nghiêm (60 quyển) được khắc ở núi Phong dục, tỉnh Sơn tây vào khoảng năm Thiên bảo (550- 559) đời Bắc Tề, khắc trên hơn 120 mặt tấm bia, mỗi tấm bia cao khoảng 1,3 mét, rộng 0,6 mét, được chôn dưới lòng đất của dãy hồi lang. Ở Triều tiên, Nhật bản cũng có thạch khắc nhưng không thịnh hành bằng Trung quốc. Triều tiên từ xưa đã lưu hành thạch kinh, nay còn kinh Hoa nghiêm ở chùa Hoa nghiêm, núi Trí dị, quận Cầu lễ, tỉnh Toàn la nam, được khắc vào thời Tân la Văn vũ vương (661-680), nhưng nay chỉ còn sót lại 11 mảnh mà thôi. Ngoài ra, chùa Thạch quật ở Khánh châu, tỉnh Khánh thượng bắc còn cất giữ di phẩm thạch kinh, nhưng không rõ tên kinh. Ở Nhật bản, thạch kinh xưa nhất là bia khắc kinh Niết bàn ở sườn núi Trí xuyên do ông Đại hòa vũ khắc vào năm Bảo qui thứ 9 (778), trên có bài kệ Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc và hơn 80 chữ văn kinh. Thạch kinh A di đà khắc ở Tông tượng thần xã tại huyện Phúc cương là khắc phỏng theo bia kinh A di đà ở chùa Long hưng, huyện Tương dương, tỉnh Hồ bắc, Trung quốc, vì so với kinh A di đà phổ thông thì nhiều hơn 21 chữ nên nổi tiếng ở đời. Theo truyền thuyết, thạch khắc này được truyền đến Nhật bản vào năm Kiến cửu (1190-1198) từ triều Tống của Trung quốc, hiện là quốc bảo của Nhật bản. Lại nữa, tại nghĩa trang Thượng vĩ, thôn Thượng tỉnh điền, quận Phong hậu đại dã có chôn giấu 3 bộ kinh Tịnh độ, được khắc vào năm Lịch ứng thứ 2 (1339). Còn chùa Đại kính ở Đại phản (Osaka) cũng có cất giữ một phần của kinh Quán vô lượng thọ tam bối vãng sinh, được khắc vào niên hiệu Khánh an năm đầu (1648). [X. Hán ngụy thạch kinh khảo; Thạch khắc Phật kinh kí; Đường Tống thạch kinh khảo; Bắc Tống thạch kinh khảo dị; Phật tổ thống kỉ Q.42; Cổ kim đồ thư tập thành chức phương điển thứ 11; Hải đông kim thạch uyển 2; China Phật giáo sử tích bình giải Q.1, 3]. (xt. Thạnh Kinh Sơn Tạng Kinh, Thạch Bích Kinh).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
Thắp ngọn đuốc hồng
Quy nguyên trực chỉ
Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.142.51 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...