Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thời giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam thời giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam thời giáo:

(三時教) Cũng gọi Tam thời giáo phán. Chỉ cho 3 thời kì của giáo pháp đức Phật được chia loại theo thời đại đức Phật thuyết pháp khác nhau và ý nghĩa cạn sâu của nội dung kinh điển. 1. Theo thuyết của tông Pháp tướng: Ngài Khuy cơ căn cứ vào phẩm Vô tự tính tướng trong kinh Giải thâm mật mà lập Tam thời giáo là: a. Đệ nhất thời giáo: Lúc đầu, vì những người phát tâm xu hướng Thanh văn thừa nên đức Thích tôn tuyên giảng lí Tứ đế, gọi là Đệ nhất thời Hữu giáo, chỉ cho lí Ngã không pháp hữu nói trong kinh A hàm. Nghĩa là các pháp tồn tại đều do nhân duyên sinh diệt, cho nên không có thực thể, nhưng những yếu tố cấu thành các pháp tồn tại thì có thật, vì thế gọi là Hữu giáo, chỉ cho Tiểu thừa giáo. b. Đệ nhị thời giáo: Vì những người phát tâm xu hướng Đại thừa nên đức Thích tôn tuyên giảng lí Các pháp đều không, như nói trong các kinh Bát nhã. Nghĩa là hết thảy các pháp xưa nay vốn là không, đó là giáo pháp phủ định, gọi là Không giáo, chỉ cho Đại thừa không tông. c. Đệ tam thừa giáo: Vì những người phát tâm xu hướng Nhất thiết thừa nên đức Thích tôn tuyên giảng nghĩa Trung đạo, như kinh Hoa nghiêm, kinh Giải thâm mật..., dùng thuyết Tam tính tam vô tính để bàn về chân ý của Không, khẳng định Trung đạo chẳng phải có chẳng phải không, cho nên gọi là Trung đạo giáo, chỉ cho Duy thức tông. Giáo này là Đại thừa giáo từ Tiểu thừa giáo tiến vào Đại thừa nên cũng gọi là Chân đại thừa giáo. Đệ nhất thời Hữu giáo và Đệ nhị thời Không giáo trong Tam thời giáo này được gọi là Phương tiện vị liễu nghĩa giáo(giáo pháp phương tiện tạm thời chứ chưa viên mãn, về nhiếp cơ cũng như giáo lí đều có những khiếm khuyết); trái lại, Đệ tam thời Trung đạo giáo được gọi là Chân thực liễu nghĩa giáo(giáo thuyết hoàn toàn, chân thực, cả về nhiếp cơ và giáo lí đều viên mãn). Tam thời giáo phán vốn do Luận sư Giới hiền người Ấn độ thành lập, tông Pháp tướng đối với Tam thời cũng có cách giải thích khác: Có thuyết Niên nguyệt tam thời được chia theo thời kì thuyết pháp thực tế của đức Phật, có thuyết Nghĩa loại tam thời được phán theo nội dung ý nghĩa sâu cạn khác nhau và có thuyết Kiêm đới tam thời chiết trung 2 thuyết Niên nguyệt và Nghĩa loại ở trước. [X. luận Thành duy thức Q.1, phần đầu; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Hoa nghiêm kinh sớ Q.1]. 2. Theo thuyết của tông Tam luận: Luận sư Trí quang người Ấn độ lập Tam thời giáo là: a. Sơ thời giáo: Tâm(chủ quan), cảnh (khách quan) đều là thực tại, vì thế tâm và cảnh đều có, chỉ cho Tiểu thừa giáo. b. Đệ nhị thời giáo: Chỉ có tâm là thực tại, cho nên là cảnh không tâm có, chỉ cho Đại thừa Pháp tướng. c. Đệ tam thời giáo: Tâm và cảnh đều không, chỉ cho Đại thừa vô tướng. Trong Tam thời giáo trên, Đệ tam thời giáo là Chân thực liễu nghĩa giáo. [X. Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng]. (xt. Tam Thời, Tam Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Giọt mồ hôi thanh thản


Quy nguyên trực chỉ


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.208.72 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...