Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tạng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam tạng








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam tạng:

(三藏) Phạm:Trìịi piỉakàni. Pàli:Tìịi piỉakàni. Cũng gọi Tam pháp tạng. Tạng (Phạm:Piỉaka) nghĩa là cái đồ chứa đựng, kho lẫm, hòm đan bằng tre. I. Tam Tạng. Chỉ cho Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.Cứ theo phẩm Thuật cầu trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận quyển 4 thì Tạng nghĩa là nhiếp, tức là tổng nhiếp tất cả những điều nên biết. Nếu theo thuyết của ngài Giác âm thì tạng nghĩa là am kí(ghi nhớ thành thuộc), tức thầy trò dùng phương pháp tụng thuộc lòng mà truyền miệng cho nhau. Theo kinh Văn thù chi lợi phổ siêu tam muội quyển trung thì Tạng nghĩa là đồ chứa, hàm ý là chứa đựng tất cả các giáo pháp cần phải biết. Đại chúng bộ và các bộ phái khác, ngoài Tạp tạng còn thêm Tam tạng..., Độc tử bộ thêm Chú tạng mà thành lập Tứ tạng; Pháp tạng bộ thêm Chú tạng và Bồ tát tạng, Nhất thuyết bộ trong Đại chúng bộ thì thêm Tạp tập tạng và Cấm chú tạng, luận Thành thực thêm Tạp tạng và Bồ tát tạng, kinh Lục ba la mật thì thêm Bát nhã ba la mật đa tạng và Đà la ni tạng. Năm tạng này gọi chung là Ngũ tạng. Ngoài ra, Kinh tạng và Luật tạng, hoặc Thanh văn tạng và Bồ tát tạng, gọi chung là Nhị tạng. 1. Kinh tạng (Phạm: Sùtràntapiỉaka,Pàli: Sutta-piỉaka, Hán âm: Tố đát lãm tạng, Tu đa la tạng, Hán dịch: Khế kinh tạng): Kinh điển do đức Phật nói, trên thì khế hợp với lí nghĩa của chư Phật, dưới thì khế hợp với căn cơ của chúng sinh. Các nghĩa trọng yếu trong giáo thuyết của đức Phật đều thuộc về bộ loại Kinh.2. Luật tạng (Phạm, Pàli:Vinayapiỉaka, Hán âm: Tì nại da tạng, Tì ni tạng, Hán dịch: Điều phục tạng): Những luật nghi do đức Phật chế có công năng sửa trị những cái xấu ác của chúng sinh, điều phục tâm tính chúng sinh; những pháp tắc sinh hoạt của giáo đoàn mà đức Phật qui định đều thuộc về bộ loại Luật. 3. Luận tạng (Phạm: Abhidharmapiỉka, Pàli: Abhidhamma-piỉaka, Hán âm: A tì đạt ma tạng, A tì đàm tạng, Hán dịch: Đối pháp tạng): Luận bàn thêm về ý nghĩa kinh điển của Phật, làm sáng tỏ những điểm súc tích để quyết định tính tướng các pháp; phát triển giáo thuyết của đức Phật rộng hơn, đến người đời sau lại dùng trí tuệ thù thắng thảo luận, giải thích thêm nữa rồi hệ thống hóa, tổ chức hóa làm cho giáo pháp hoàn chỉnh. Luận tạng cũng gọi là Luận bộ, có quan hệ mật thiết với Ma đát lí ca (hoặc Ma đắc lặc già) (Phạm: Màtfkà,Pàli:Màtikà, Hán dịch: Bản mẫu, Luận mẫu), Ưu ba đề xá (Phạm: Upadeza,Pàli:Upadesa, Hán dịch: Luận nghị). Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 1 thì những điều mà Tam tạng hiển bày đều khác nhau: Những điều mà Kinh tạng hiển bày là thứ tự, những điều mà Luật tạng hiển bày là duyên khởi, những điều mà Luận tạng hiển bày là tính tướng; Kinh tạng nói về các thuyết khác nhau, Luật tạng giảng về các học xứ, Luận tạng thì phân biệt tự tướng và cộng tướng của các pháp. Đại thừa trang nghiêm kinh luận quyển 4 cũng nêu ra 9 nguyên nhân thành lập Tam tạng, đó là: 1. Vì đối trị sự ngờ vực nên thiết lập Tu đa la. 2. Để đối trị sự thụ dụng nghiêng hẳn về 2 bên, khiến xa lìa lạc hạnh cũng như khổ hạnh, nên thiết lập Ti ni. 3. Vì đối trị kiến thủ của tự tâm nên thiết lập A tì đàm. 4. Để nói 3 học nên thiết lập Tu đa la. 5. Để thành tựu giới học, tâm học nên thiết lập Tì ni. 6. Vì thành tựu tuệ học nên thiết lập tì đàm. 7. Vì mục đích giảng nói pháp và nghĩa, nên thiết lập Tu đa la. 8. Để thành tựu pháp và nghĩa nên thiết lập Tì ni. 9. Vì mục đích thông suốt pháp và nghĩa nên thiết lập A tì đàm. Thích thị yếu lãm quyển trung cũng viện dẫn thuyết của A tì đạt ma tập, cho rằng dùng Kinh tạng để đối trị phiền não Nghi, dùng Luật tạng để đối trị Tùy phiền não thụ dụng hai bên thiên lệch, dùng Luận tạng để đối trị Tùy phiền não tự kiến thủ chấp. Ngoài ra, Lạt đạt ma giáo Tây tạng đem phối Tam tạng với Tam độc, cho rằng Luật tạng đoạn trừ tham dục, Kinh tạng đoạn trừ sân khuể và Luận tạng đoạn trừ ngu si. Về thứ tự của Tam tạng thì cho đến nay vẫn chưa có luận thuyết nhất định, có thuyết chủ trương nếu nói theo sự kết tập trước sau của Tam tạng, thì thứ tự là Kinh, Luật, Luận, còn nếu nói theo thứ tự tu hành thì là Luật, Kinh, Luận. Nếu phối hợp Tam tạng với Tam học thì Kinh tương đương với Định học, Luật tương đương với Giới học, còn Luận thì tương đương với Tuệ học. Đồng thời, Kinh bao hàm cả giới, định, và tuệ, Luật bao hàm giới và định, còn Luận thì chỉ bao hàm tuệ học mà thôi. Ngoài ra, còn có các phương diện khác nhau về việc thiết lập Tam tạng. Từ xưa đến nay, Tam tạng vốn chỉ cho Thánh điển của Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo bộ phái, cũng tức là Tam tạng giáo(Tạng giáo) của Tiểu thừa, về sau, từ ngữ này được Đại thừa sử dụng, do đó, Tam tạng có Hạ thừa (Thanh văn thừa) và Thượng thừa(Bồ tát thừa) khác nhau, hợp chung lại thì thành Lục tạng. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.2; luật Thập tụng Q.60; luận Phân biệt công đức Q.1, luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.11; Nhiếp đại thừa luận thích Q.1 (bản dịch đời Đường), Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng]. II. Tam Tạng. Giáo pháp vì hàng Tam thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát mà lần lượt được nói ra, tức là Thanh văn tạng, Duyên giác tạng và Bồ tát tạng, hợp chung lại gọi là Tam tạng. 1. Thanh văn tạng: Nói rõ về lí, hành, quả của Thanh văn. 2. Duyên giác tạng: Nói rõ về lí, hành, quả của Duyên giác. 3. Bồ tát tạng: Nói rõ về lí, hành, quả của Bồ tát. [X. phẩm Tam tạng trong kinh Văn thù chi lợi phổ siêu tam muội Q.trung; kinh A xà thế vương Q.hạ; luận Nhập đại thừa Q.thượng; Đại thừa nghĩa chương Q.1; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng]. III. Tam Tạng. Tịnh độ chân tông ở Nhật bản gọi giáo pháp(pháp môn) được nói trong 3 bộ kinh của Tịnh độ là Tam tạng. Cứ theo sách Giáo hành tín chứng nói thì Tam tạng này là Phúc trí tạng, Phúc đức tạng và Công đức tạng. 1. Phúc trí tạng: Tức thành tựu viên mãn 2 thứ trang nghiêm là trí tuệ và phúc đức, là chỉ cho danh hiệu Nam mô a di đà Phật, từ đó mở ra giáo pháp của nguyện thứ 18 thuộc những hoằng nguyện chân thực nói trong kinh Đại vô lượng thọ.2. Phúc đức tạng: Tức các hạnh định thiện, tán thiện được nói trong kinh Quán vô lượng thọ, từ đó mở ra giáo pháp phương tiện của nguyện thứ 19 thuộc yếu môn. 3. Công đức tạng: Tức dùng danh hiệu tự lực hồi hướng được nói trong kinh A di đà, từ đó mở ra giáo pháp phương tiện của nguyện thứ 20 thuộc Chân môn.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.47.253 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...