Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam quy y »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam quy y








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam quy y:

(三歸依) Phạm: Tri-zaraịa-gamana. Pàli: Tì-saraịa-gamana. Cũng gọi Tam qui, Tam tự qui, Tam qui giới, Thú tam qui y. Qui y Tam bảo, nghĩa là quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng và xin được cứu giúp, che chở để mãi mãi thoát khỏi tất cả khổ não của thân tâm. Tam qui y được chia làm 2 thứ: 1. Phiên tà tam qui: Tam qui được lãnh nhận khi bỏ tà đạo, trở về chính đạo. 2. Thụ giới tam qui: Có 4 loại là Ngũ giới tam qui(tín đồ tại gia khi thụ Ngũ giới thì phải thụ Tam qui trước), Bát giới tam qui(khi thụ 8 giới trai thì phải thụ Tam qui trước), Thập giới tam qui(khi thụ 10 giới Sa di, Sa di ni thì phải thụ Tam qui trước) và Cụ túc giới tam qui(khi thụ giới Cụ túc của tỉ khưu, tỉ khưu ni thì phải thụ Tam qui trước). Nếu thêm Phiên tà tam qui nữa thì thành5 loại, gọi chung là Ngũ chủng Tam qui.Về chỉ thú của sự qui y Tam bảo, luận Câu xá quyển 14 cho rằng qui y Tam bảo mãi mãi xa lìa được tất cả khổ não. Đại thừa nghĩa chương quyển 10 thì nêu ra 3 nghĩa: Vì xa lìa khổ sinh tử, vì cầu Niết bàn xuất thế và vì lợi ích chúng sinh. Pháp giới thứ đệ sơ môn quyển thượng, phần cuối, cho rằng công dụng của Tam qui chính là phá Tam tà, cứu Tam đồ, nối tiếp Tam thừa, ra khỏi Tam hữu, Phật pháp lấy Tam qui này làm gốc, chung cho tất cả giới phẩm và các pháp lành xuất thế.Trong các luận Đại trí độ quyển 1, Cứu cánh nhất thừa bảo tính quyển 1, Đại thừa khởi tín, Phật địa kinh luận quyển 1, A tì đàm tâm... ngay ở trang đầu đều có nêu văn Qui kính Tam bảo, bày tỏ sự cúi đầu kính lễ Tam bảo. Ngoài ra, lúc thụ Tam qui, người thụ phải theo lời dạy của Giới sư, xướng văn Tam qui tam cánh. Tì ni thảo yếu quyển 5 ghi văn Tam qui tam cánh như sau (Vạn tục 70, 176 hạ): Con tên là... xin trọn đời qui y Phật, qui y pháp, qui y tăng(nói 3 lần); Con tên là... trọn đời qui y Phật rồi, qui y pháp rồi, qui y tăng rồi(nói 3 lần). Thụ Bồ tát giới nghi của ngài Trạm nhiên thì ghi (Vạn tục 105, 5 hạ): Đệ tử tên là... nguyện từ đời này đến hết kiếp vị lai qui y Phật lưỡng túc tôn, qui y pháp li dục tôn, qui y tăng chúng trung tôn (nói 3 lần). Đệ tử tên là... nguyện từ đời này đến hết kiếp vị lai qui y Phật rồi, qui y pháp rồi, qui y tăng rồi(nói 3 lần). Trong Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, ngài Nguyên tín của Nhật bản cho rằng Tam qui y được chia làm Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau, trọn đời là Tam qui của Tiểu thừa, còn hết kiếp vị lai là Tam qui của Đại thừa. Lại theo Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 4, phần đầu, Qui y và Kính lễ có 7 nghĩa khác nhau: 1. Qui y chỉ hạn cuộc ở nghiệp thân và nghiệp khẩu, kính lễ thì chung cho cả 3 nghiệp thân, khẩu, ý. 2. Qui y là qui y cả Tam bảo, phạm vi rộng hơn; còn kính lễ thì chỉ kính 1 vị tôn, phạm vi không rộng. 3. Qui y có giới hạn, cho nên phải nói hết kiếp vị lai; còn kính lễ chỉ cần nói lên lòng kính ngưỡng là được, cho nên hoặc lâu hoặc mau, không bị hạn định. 4. Qui y vì thành khẩn, thiết tha, nên phải có biểu nghiệp và vô biểu nghiệp; còn kính lễ thì chỉ cần thiện biểu nghiệp là thành. 5. Qui y phải hợp cả thân nghiệp và khẩu nghiệp, ý nghĩa quan trọng hơn; còn kính lễ thì chỉ cần 1 nghiệp là thành. 6. Qui y thuộc về hình tướng nên chỉ có ở cõi Dục và cõi Sắc; còn kính lễ thì thông cả ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. 7. Qui y do quán chân lí mà thành, ý nghĩa thù thắng hơn; còn kính lễ thì trọng hiền thiện là thành, ý nghĩa kém hơn. [X. kinh Trường a hàm Q.11; kinh Đại bát niết bàn Q.5 (bản Bắc); kinh Thắng man; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.32; luật Thập tụng Q.56;Hữu bộ tì nại da Q.44; luận Đại trí độ Q.13; luận Đại tì bà sa Q.34, 124; luận Thập trụ tì bà sa Q.7]. (xt. Tam Bảo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.167.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...