Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam quan »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam quan








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam quan:

(三關) Chỉ cho 3 câu hỏi hoặc 3 câu nói rất khó đáp như vượt qua cửa ải (quan) nên gọi là Tam quan. Có 2 thuyết: I. Lăng nghiêm tam quan: Ba câu hỏi của Đại sư Từ vân Tuân thức đời Tống. Khi ngài trụ tại chùa Thiên trúc ở Hàng châu, tỉnh Chiết giang, có 1 vị quan chú giải kinh Lăng nghiêm, mang bản thảo đến xin ngài ấn khả. Ngài đang nhóm lửa, bảo rằng (Đại 49, 208 hạ): Các hạ lưu tâm đến Phật pháp thật là điều hiếm có. Nhưng, trước hết tôi có 3 câu hỏi, nếu Các hạ đáp đúng thì sách này sẽ được lưu thông, còn nếu không đúng thì tôi sẽ cho nó vào đống lửa này!. Vị quan đồng ý. Ngài hỏi: 1. Chân tinh diệu nguyên tính tịnh minh tâm, chẳng hay Các hạ chú thích thế nào?2. Ba nhân bốn, bốn nhân ba, uyển chuyển thành 12, lưu biến 3 lớp một mười trăm nghìn, đó là nghĩa gì? 3. Viên thông mà 25 bậc Thánh chứng ngộ, đã nói là thực không hơn kém, thế tại sao ngài Văn thù lại chỉ chọn 1 mình Quan âm?Vị quan nghe xong, ngồi như phỗng đá, không biết trả lời ra sao, ngài Từ vân liền ném tập bản thảo vào lửa, từ ngữ Lăng nghiêm tam quan từ đó mà ra. [X. Từ vân truyện trong Phật tổ thống kỉ Q.10]. II. Hoàng long tam quan: Thiền sư Phổ giác ở núi Hoàng long vào đời Tống, thường dùng 3 câu nói để hỏi người học (Vạn tục 138, 326 thượng): 1. Mọi người đều có sinh duyên, vậy sinh duyên của Thượng tọa ở chỗ nào? 2. Tay tôi sao giống tay Phật? 3. Chân tôi sao giống chân lừa? Người học đương thời không ai khế hội được yếu chỉ của các câu hỏi ấy, tùng lâm trong thiên hạ bèn gọi đó là Tam quan. [X. Ngũ đăng hộinguyên Q.17]. TAM QUÁN I. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán: Không quán, Giả quán, Trung quán do tông Thiên thai thành lập.1. Không quán(cũng gọi Tòng Giả nhập Không quán, Nhị đế quán): Không nghĩa là lìa tính, lìa tướng. Tức quán tâm 1 niệm không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa, gọi đó là Không. Do quán 1 niệm không, cho nên 1 không thì tất cả không, Giả, Trung cũng đều là Không; 3 pháp quán Không, Giả, Trung này có công năng trừ sạch tướng Tam hoặc, dùng Không quán trừ sạch tướng Kiến hoặc, dùng Giả quán trừ sạch tướng Trần sa và dùng Trung quán trừ sạch tướng Vô minh. Ba tướng đều sạch, rốt ráo là không, đó là Không quán. Nói một cách đơn giản là từ lập trường thường thức của thế tục(Giả) tiến vào lập trường chân lí của tông giáo (Không), đó là Không quán. 2. Giả quán(cũng gọi Tòng không nhập giả quán, Bình đẳng quán): Giả nghĩa là tất cả các pháp đều đầy đủ. Tức quán tâm 1 niệm có đầy đủ tất cả pháp, gọi đó là Giả. Do quán 1 niệm giả nên 1 giả thì tất cả đều giả, Không, Trung cũng đều là Giả; vì 3 pháp quán Không, Giả, Trung, này đều có công năng lập pháp,nên dùng Không quán lập pháp Chân đế, dùng Giả quán lập pháp Tục đế và dùng Trung quán lập pháp Trung đế, 3 pháp đều lập, tức là diệu quả, đó là Giả quán. Nói cách đơn giản là chẳng bị dính mắc nơi Không mà tiến vào cảnh giới thế tục có trí Phật chiếu soi cùng khắp, đó là Giả quán. 3. Trung quán(cũng gọi Trung đạo đệ nhất nghĩa đế quán): Trung tức là ở chính giữa, dứt bặt 2 bên đối đãi. Nghĩa là quán tâm 1 niệm chẳng phải không chẳng phải giả, tức không tức giả, gọi đó là Trung. Do quán 1 niệm trung, nên 1 trung thì tất cả trung, Không, Giả đều là Trung. Vì 3 pháp quán Không, Giả, Trung này đều có công năng dứt bặt đối đãi, nên nói Không thì không có pháp nào ngoài Không, nói Giả thì không có pháp nào ngoài Giả, nói Trung thì không có pháp nào ngoài Trung, cả 3 đều tuyệt đãi, tức là Viên trung, đó là Trung quán. Nói cách đơn giản là chẳng chấp Không quán, chẳng chấp Giả quán, hạnh của Bồ tát đại bi là Không, Giả viên dung, đó là Trung đạo quán. Duy ma kinh văn sớ quyển 21, y cứ vào Biệt giáo và Viên giáo để phân biệt tướng Tam quán, có nêu ra 3 loại Tam quán khác nhau: Biệt tướng, Thông tướng và Nhất tâm, gọi là Tam chủng tam quán. 1. Biệt tướng tam quán: Tức lần lượt quán 3 đế 1 cách riêng rẽ. Nghĩa là nếu từ Giả vào Không(Không quán) thì chỉ được quán Chân đế; nếu từ Không vào Giả(Giả quán) thì chỉ được quán Tục đế; nếu vào Trung đạo chính quán thì mới chiếu rọi được cả Chân đế và Tục đế. Đây tức chỉ cho Tam quán của Biệt giáo, vì Biệt giáo cho rằng Tam quán không giống nhau, vả lại, phải lần lượt quán theo thứ tự nên còn gọi là Thứ đệ tam quán, Cách dịch tam quán, theo thứ tự đoạn trừ được 3 hoặc mà chứng được 3 trí. 2. Thông tướng tam quán: Tức trong 1 pháp quán mà hiểu suốt cả 3 đế. Nghĩa là nếu từ Giả vào Không thì biết Tục giả là Không, Chân đế trung đạo cũng đều là Không; nếu từ Không vào Giả thì biết Tục giả là Giả, Chân đế trung đạo cũng đều là Giả; nếu vào Trung đạo chính quán thì biết Trung đạo là trung, Tục giả, Chân không cũng đều là Trung. Tức dùng 1 pháp quán làm tên mà tâm thì hiểu suốt cả 3, đó là Thông tướng tam quán. 3. Nhất tâm tam quán: Tức trong 1 tâm niệm mà quán đủ cả 3 đế. Nghĩa là quán tâm 1 niệm rốt ráo không có, thanh tịnh như hư không, gọi là Không quán; tâm năng quán và cảnh sở quán đều rõ ràng sáng tỏ, gọi là Giả quán; tuy rõ ràng sáng tỏ nhưng tính thường tự không, không chẳng cố định là không, giả chẳng cố định là giả, gọi là Trung quán. Tức 3 mà 1, tức 1 mà 3, đó là Nhất tâm tam quán.Thông tướng tam quán và Nhất tâm tam quán nói trên là chỉ cho Tam quán của Viên giáo, vì Viên giáo cho rằng Tam quán là ở trong tâm 1 niệm chung hợp chân lí của cả 3 đế Không Giả Trung để quán xét, cho nên gọi là Viên dung tam quán, Bất thứ đệ tam quán. Lại vì đối tượng để quán xét là tâm 1 niệm nên nói 1 không tất cả không, 1 giả tất cả giả, 1 trung tất cả trung mà trở thành pháp quán tức không, tức giả, tức trung. Đây tức là ở trong 1 niệm quán phá tâm chấp (Không), cho tất cả hiện tượng dường như có(Giả) và thể đạt thế giới tuyệt đối(Trung). Về 1 niệm này có 2 cách nhìn khác nhau: Phái Sơn gia tông Thiên thai đời Tống bảo rằng 1 niệm này là chỉ cho vọng tâm, còn phái Sơn ngoại thì lại cho đó là chân tâm. Phái Sơn gia lấy vọng tâm làm đối tượng(cảnh) quán xét, đâylà 1 trong những lí do rất vững mạnh và chủ trương này được căn cứ vào thuyết Tam khoa giản cảnh (Khu biệt) trong Ma ha chỉ quán quyển 5 thượng. Tức là khi quyết định đối tượng quán xét thì cần phải phân biệt cảnh giới của 3 khoa: 5 ấm, 12 nhập, 18 giới. Trước hết, trong 3 khoa chọn lấy 5 ấm, trong 5 ấm lấy Thức ấm, trong Thức ấm, lấy thức thứ 6, trong thức thứ 6 lấy vô kí, cuối cùng, trong tâm vương và tâm sở thì lấy tâm vương làm đối tượng quán xét. Đây là trực tiếp lấy vọng tâm vô kí của phàm phu làm đối tượng quán xét. Trong 4 giáo Hóa pháp, Tam quán là pháp quán của Biệt giáo và Viên giáo. Nếu phối hợp Tam quán với 4 giáo thì Không quán thuộc Tạng giáo và Thông giáo. Tạng giáo phân tíchsự tồn tại của tất cả tâm và vật đều không có thực thể và cuối cùng qui về lí không, đây chính là Tích không quán. Thông giáo thì lại tiến thêm bước nữa, trực tiếp thể đạt tất cả các pháp như huyễn tức không mà vào lí không, đây chính là Thể không quán; loại quán này có công năng đoạn trừ Kiến hoặc và Tư hoặc trong 3 cõi. Nhưng Không quán này chỉ thiên hẳn về 1 lí không, nên gọi là Đãn không quán, trái lại, Không quán của Biệt giáo và Viên giáo thì gọi là Bất đãn không quán. Nhưng đối với những người lợi căn, độn căn trong Thông giáo khi tu quán, cũng có trường hợp người lợi căn từ Đãn không quán tiến vào Bất đãn không quán, như Biệt tiếp Thông, Viên tiếp Thông chính đã căn cứ vào lí do này. Giả quán là pháp quán của Biệt giáo. Tông Thiên thai chia Giả quán làm 2 loại: 1. Sinh tử giả: Tức tình kiến si mê của chúng sinh. 2. Kiến lập giả: Tức tri kiến được trí nhãn xuất thế gian của bậc Thánh soi sáng. Cái giả khi từ Giả vào Không của Không quán thuộc Tạng giáo và Thông giáo nói trên là thuộc Sinh tử giả chứ chưa đạt đến Kiến lập giả. Còn Giả quán của Biệt giáo thì quán từ Không vào Giả, trên không có an lập giả sai biệt, cho nên thuộc Kiến lập giả. Đặc chất của Biệt giáo là quán vô lượng Tứ đế mà kiến lập hằng sa Phật pháp để ra khỏi cái giả nhằm làm lợi ích chúng sinh. Còn sự khác nhau giữa Giả quán của Viên giáo và Giả quán của Biệt giáo là ở chỗ Biệt giáo xem Không quán khác với Trung quán, không tương tức nhau, vả lại, chỉ lập riêng Giả quán làm đối tượng, có công năng đoạn trừ Trần sa hoặc; trái lại, Viên giáo thì xem Không quán và Trung quán là 1, tức không tức trung, lấy diệu giả làm đối tượng, có công năng cùng lúc đoạn trừ cả 3 hoặc. Trung quán thuộc Viên giáo, là pháp quán tối cao vô thượng, nó dung hợp cả Không quán và Giả quán, tức 3 mà 1, tức 1 mà 3, dùng quán lí Trung đạo mà hiểu cả 3 đế, gọi là Bất đãn trung quán; trái lại, Trung quán của Biệt giáo thì gọi là Đãn trung quán. Người tu Đãn trung quán của Biệt giáo, trước hết phải tu Không quán ở giai vị Thập trụ để phá trừ Kiến hoặc và Tư hoặc, kế đến, tu Giả quán ở giai vị Thập hành để phá trừ Trần sa hoặc, sau cùng mới tu Trung quán (Đãn trung quán) để phá trừ Vô minh hoặc. Lúc này, Tam quán nhất tâm của Biệt giáo gần giống với Bất đãn trung quán của Viên giáo.[X. Duy ma kinh huyền sớ Q.2; Ma ha chỉ quán Q.5; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.1; Kim quang minh kinh huyền nghĩa Q.hạ; Tứ giáo nghĩa Q.1; Tông kính lục Q.35]. II. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán tâm do ngài Trí khải lập riêng khi giảng kinh Pháp hoa. 1. Tòng hành quán(cũng gọi Ước hành quán): Nghĩa là chuyên y cứ vào pháp môn tu hành của các kinh mà tu quán, tức là chỉ đối với muôn cảnh mà quán 1 tâm, muôn cảnh tuy khác nhau, nhưng lí quán mầu nhiệm thì chỉ là 1, như quán xét ấm tức là nghĩa này. 2. Phụ pháp quán: Dựa vào các pháp tướng để tu Viên quán, tức căn cứ theo các pháp tướng như Tứ đế, Ngũ hạnh mà vào tâm 1 niệm để thành tựu pháp quán. 3. Thác sự quán(cũng gọi Lịch sự quán): Mượn nghĩa các việc để thành tựu tu quán, tùy theo mỗi việc đều dùng quán pháp biểu thị để trợ duyên giúp cho việc tu quán. Như mượn thành nhà vua để quán thì quán vua là 6 thức tâm vương, nhà là 5 ấm, thành nhà vua là thân của chúng ta, cho đến thành vua này tức Không, Giả, Trung, tâm vương làm ra nhà này, nếu tách rời 5 ấm thì nhà là Không, Không tức là thành Niết bàn. Theo Thập bất nhị môn xu yếu quyển thượng thì Thập thừa là thể chung của 3 loại quán pháp, còn Thác sự, Phụ pháp và Tòng hành là tướng riêng của 3 loại quán pháp. [X. Thập bất nhị môn chỉ yếu sao Q.thượng; Chỉ quán nghĩa lệ; Chỉ quán nghĩa lệ tùy thích Q.6]. III. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán do Luật sư Đạo tuyên ở núi Chung nam thành lập, gọi là Nam sơn tam quán. Ba pháp này theo thứ tự là pháp quán của Nhị thừa, Tiểu bồ tát và Đại bồ tát. Đó là: 1. Tính không quán: Hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác quán xét tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh ra, vốn không có tự tính, là vô ngã; thường dùng lí này để soi rọi tâm mình, gọi là Tính không quán, tương đương với Tích không quán và Thể không quán của tông Thiên thai.2. Tướng không quán: Hàng Bồ tát thuộc Tạng giáo và Thông giáo quán xét tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh ra, vốn không có tướng, nhưng vì chúng sinh mê chấp nên lầm thấy các tướng sai khác. Bồ tát thường dùng lí này để soi rọi tâm mình, gọi là Tướng không quán. 3. Duy thức quán: Thức là tâm thức. Hàng Bồ tát Đại thừa thuộc Biệt giáo và Viên giáo rõ biết tất cả các pháp ngoại trần ở thế gian đều do thức biến hiện ra, ngoài tâm không có vật gì tồn tại, tự tính vốn tự thanh tịnh. Lí này rất sâu xa mầu nhiệm, chỉ có ý duyên biết được, gọi là Duy thức quán. Duy thức quán lại được chia ra 2 thứ: Trực nhĩ thông quán là pháp tu của hàng lợi căn và Lịch sự biệt quán là pháp tu của những người mới phát tâm. [X. Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.5 phần 4]. (xt. Duy Thức) IV. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán về pháp giới do ngài Đỗ thuận, Tổ của tông Hoa nghiêm, y cứ vào kinh Hoa nghiêm mà thành lập. 1. Chân không quán: Tức là Lí pháp giới trong 4 pháp giới. Chân là ý niệm không hư dối; Không là sắc tướng không phải hình chất trở ngại. Nghĩa là lựa bỏ vọng tình để hiển bày chân tính mà qui về tính không bình đẳng, khiến thấy sắc chẳng phải thực sắc mà là chân không; thấy không chẳng phải đoạn không mà là chân tính; như vậy mới dứt bặt được những sự tướng của cái thấy do vọng tình mà hiển bày thể mầu nhiệm của chân không. 2. Lí sự vô ngại quán: Tức là Lí sự vô ngại pháp giới trong 4 pháp giới. Lí nghĩa là tính lặng thể sáng; Sự nghĩa là hình tướng phần hạn. Tức quán sự tướng sai biệt và lí tính bình đẳng không sai biệt của muôn tượng, dung thông hòa nhập lẫn nhau 1 cách tự tại vô ngại; đây là vì muôn tượng đều do chân như tùy duyên biến hiện ra, hệt như nước tức sóng, sóng tức nước, chẳng hể ngăn ngại lẫn nhau. Cũng tức là quán xét tính chân như sinh khởi muôn pháp và muôn pháp mỗi mỗi đều lấy chân như làm tính. 3. Chu biến hàm dung quán: Tức là Sự sự vô ngại pháp giới trong 4 pháp giới. Chu biến nghĩa là trùm khắp mọi nơi; Hàm dung nghĩa là ngậm chứa hết thảy. Tính của chân như 1 vị bình đẳng, không thể phân chia, mỗi mảy bụi đều hàm chứa toàn thể chân như, mỗi sự tướng bao trùm tất cả pháp giới, do đó, 1 tướng và nhiều tướng dung hòa nhau vô ngại, lớn nhỏ bao hàm lẫn nhau, dung nhiếp vào nhau, trùng trùng vô tận. Ba loại cảnh sở quán(3 pháp giới) trình bày ở trên tuy giống nhau ở nhất tâm pháp giới, nhưng do trí năng quán sâu, cạn khác nhau mà có 3 thứ sai biệt ấy, vì thế cũng gọi là Tam trùng quán môn. Trong Pháp giới quán môn, ngài Đỗ thuận lại chia Chân không quán làm Tứ cú: Hội sắc qui không quán, Minh không tức sắc quán, Không sắc vô ngại quán và Mẫn tuyệt vô kí quán; chia Lí sự vô ngại quán làm 10 môn: Lí biến ư sự môn, Sự biến ư lí môn, Y lí thành sự môn, Sự năng hiển lí môn, Dĩ lí đoạt sự môn, Sự năng ẩn lí môn, Chân lí tức sự môn, Sự pháp tức lí môn, Chân lí phi sự môn và Sự pháp phi lí môn; rồi lại chia Chu biến hàm dung quán làm 10 môn: Lí như sự môn, Sự như lí môn, Sự hàm lí sự môn, Thông cục vô ngại môn, Quảng hiệp vô ngại môn, Biến dung vô ngại môn, Nhiếp nhập vô ngại môn, Giao thiệp vô ngại môn, Tương tại vô ngại môn và Phổ dung vô ngại môn để giải thích thêm cho rõ ràng. [X. Hoa nghiêm pháp giới quán môn; Hoa nghiêm ngũ giáo chỉ quán; Hoa nghiêm kinh chỉ qui]. (xt. Tứ Pháp Giới, Tứ Pháp Giới Quán). V. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán nói trong kinh Viên giác. Đó là: 1. Xa ma tha (Phạm: Zamatha, Hán dịch: Chỉ): Chỉ nghĩa là dừng lặng. Người muốn cầu Viên giác, phải dùng tâm tỉnh biết thanh tịnh mà giữ lấy sự lặng lẽ làm hạnh, tâm không vọng động duyên theo các cảnh nhiễm tịnh, đó chính là thể chân chỉ, tương đương với Không quán của Thiên thai.2. Tam ma bát đề (Phạm: Samàpatti, Hán dịch: Đẳng chí): Đẳng nghĩa là xa lìa hôn trầm, điệu cử, Chí nghĩa là làm cho tâm bình đẳng an hòa. Người muốn cầu Viên giác, phải dùng tâm tịnh giác biết rõ tâm tính và căn trần đều do huyễn hóa mà có, rồi khởi huyễn quán mà tu để trừ các huyễn; đây chính là Phương tiện tùy duyên chỉ, thường tùy duyên theo cảnh mà an tâm chẳng động, tương đương với Giả quán của Thiên thai. 3. Thiền na (Phạm:Dhyàna, Hán dịch: Tĩnh lự): Tĩnh tức là định, lự tức là tuệ. Người muốn cầu Viên giác, phải dùng tâm tỉnh biết thanh tịnh không chấp lấy huyễn hóa và các tướng tĩnh lặng, mà thường thuận theo cảnh giới tịch diệt; đây chính là Tức nhị biên chỉ, không phân biệt tướng đối đãi 2 bên như: Sinh tử và niết bàn, chỉ tức và hữu vô..., tương đương với Trung quán của Thiên thai. Ngài Tông mật theo thứ tự gọi 3 pháp quán trên đây là: Mẫn tướng trừng thần quán(Tĩnh quán), Khởi huyễn tiêu trần quán(Huyễn quán) và Tuyệt đãi linh tâm quán(Tịch quán) Ngoài ra, về chỗ giống nhau và khác nhau giữa 3 pháp quán của kinh Viên giác và 3 pháp quán của tông Thiên thai thì trong Viên giác kinh lược sớ quyển hạ, ngài Tông mật có chỉ ra rằng nghĩa lí của 2 bên tuy giống nhau nhưng ý thú thì khác nhau. Chỗ giống nhau là Mẫn tướng tức Không quán, Khởi huyễn tức Giả quán và Tuyệt đãi tức Trung quán. Còn chỗ khác nhau là Tam quán của Viên giác chỉ rõ phương tiện dụng tâm của hành giả, thường dựa vào tâm mà thành hạnh, cho nên không lập cảnh sở quán; còn Tam quán của tông Thiên thai thì suy cứu đến tận cùng tính tướng các pháp, thường nhờ vào nghĩa lí mà sinh hiểu biết, cho nên kiến lập Tam đế sở quán. Cũng sách đã dẫn có nói Tam quán của kinh Viên giác có tất cả 25 thứ Định luân thanh tịnh. Luân nghĩa là xoaychuyển phá dẹp, có năng lực phá dẹp hoặc chướng mà chuyển thành chính trí, cho nên gọi là Luân. Trong 25 luân, trước hết theo thứ tự chỉ tu riêng Tam quán; Tĩnh quán, Huyễn quán, và Tịch quán, gọi là Đơn tu Tam quán, đó là Tam luân. Kế đến tu Giao lạc tam quán (kết hợp 3 pháp quán với nhau), tức ban đầu lấy Tĩnh quán làm chính và Kiêm tu Huyễn quán, Tịch quán, 3 thứ quán này kết hợp với nhau thành 7 luân, rồi sau lại theo thứ tự đều lấy Huyễn quán, Tịch quán làm chính và kiêm tu 2 thứ quán còn lại; như vậy 3 cái 7 luân cộng chung thành 21 luân. Sau đó, dùng Tuệ viên giác viên tu Tam quán, gọi là Như ý viên tu quán, đây chỉ là 1 luân, trở lên tổng cộng là 25 luân. [X. Ngự chú viên giác kinh Q.thượng; Viên giác kinh sớ Q.hạ, phần 1]. VI. Tam Quán. Chỉ cho 3 pháp quán tâm nói trong Quán kinh sớ truyền thống kí quyển 3: 1. Quán chúc quán: Năm thức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân duyên theo 5 cảnh trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, hiển hiện rõ ràng, đối cảnh biết liền, không cần tính toán suy lường. 2. Quán tri quán: Sự hiểu biết tương ứng với trí thức,nhờ các tướng mà quán xét nghĩa. 3. Quán hành quán: Tức 13 quán. Nghĩa là nhờ vào sức chính định mà thực hành pháp quán suy lường cảnh giới. Nếu phối hợp 3 pháp quán này với 3 phân biệt thì Quán chúc quán là Tự tính phân biệt, Quán tri quán là Tùy niệm phân biệt và Quán hành quán là Kế đạc phân biệt.[X. Tịnh độ pháp môn nguyên lưu chương; Truyền thông kí nhu sao Q.16]. (xt. Tam Phân Biệt, Ngũ Tâm).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Hạnh phúc là điều có thật


Đường Không Biên Giới


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.125.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...