Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây tạng phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây tạng phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tây tạng phật giáo:

(西藏佛教) Phật giáo Tây tạng, thông thường người ta gọi là Lạt ma giáo. Tây tạng (Phạm: Bhoỉa; Tạng: Bod, Bod-yul, Gaís-can-yul), cũng gọi Thổ phồn, Thổ bá đặc, Tây phiên, Ô tư tạng, Tuyết hữu quốc, Tuyết cốc quốc, Xích diện, nằm giữa rặng núi Côn lôn và dãy Hi mã lạp sơn, đông giáp tỉnh Tứ xuyên và tỉnh Vân nam của Trung quốc, tây giáp Làdak, bắc giáp tỉnh Tân cương và tỉnh Thanh hải của Trung quốc, nam giáp Miến điện, Bhutan, Tích kim, Nepal và Ấn độ; địa thế cao dốc, khí hậu rất lạnh, đời Hán, xứ này được gọi là Tây khương, Thổ phồn. Từ đời Đường về trước, người Tây tạng chỉ sống theo từng bộ lạc, đến giữa thế kỉ VII, vua Khí tông lộng tán (tức Tùng tán cán bố) lên ngôi, thống nhất các bộ tộc, vũ lực hùng mạnh, mở rộng lãnh thổ, thậm chí thường xâm phạm biên cương nhà Đường. Vua Thái tông nhà Đường cuối cùng quyết định dùng phương thức liên hôn để tranh thủ hòa bình ở biên thùy phía tây. Năm Trinh quán 15 (641), nhà Đường gả công chúa Văn thành cho vua Tây tạng, trước đó, vua Tây tạng đã cưới công chúa Ba lợi khố cơ của Nepal, 2 bà công chúa này đều là những tín độ Phật giáo thuần thành. Vua Tây tạng được 2 bà vợ khuyến hóa nên cũng rất kính tin Phật giáo. Vua thỉnh các vị cao tăng từ Trung Ấn độ đến Tây tạng hoằng pháp, đồng thời, gửi một phái đoàn gồm 16 người, do Đại thần Đoan mĩ tam bồ đề (Tạng: Thon-misambhoỉa) dẫn đầu, đến Ấn độ du học. Sau khi trở về Tây tạng, Đoan mĩ dùng tiếng Phạm làm nền tảng mà chế ra tự mẫu Tây tạng, phiên dịch kinh Bách bái sám hối, đó là bản kinh đầu tiên được dịch sang tiếng Tây tạng. Niên hiệu Cảnh văn năm đầu (710), vua Duệ tông nhà Đường lại gả công chúa Kim thành, người rất sùng tín Phật giáo, cho Khí lệ súc tán. Công chúa Kim thành sinh được một Vương tử, sau này lên ngôi tức là vua Cật lật song đề tán (Tạng:Khri-sroịlde-btsan), người đã lấy Phật giáo làm Quốc giáo của Tây tạng. Đến khi Lãng đạt ma kế vị Tán phổ lên làm vua (ở ngôi 836-841), vì sùng tín Bổng giáo nên đã phế bỏ Phật giáo, bởi thế, khi Khất li hồ lên ngôi thì Phật pháp đã bị diệt gần hết. Khi Đế quốc Mông cổ được kiến lập, Tây tạng trở thành một phần lãnh thổ của Đế quốc Mông cổ và Hốt tất liệt đã dùng Phật giáo để duy trì. May mắn cho Hốt tất liệt gặp được vị Tổ thứ 4 của phái Tát ca là Ban thiền Đại lạt ma Văn thù tát ca (Tạng: Sa-skya pan-chen). Ban thiền sai cháu là Bát tư ba đến triều Nguyên, Hốt tất liệt tôn làm Quốc sư. Sau, Bát tư ba (1229-1280) kế vị làm Tổ thứ 5củaphái Tát ca ở Tây tạng và một thế cuộc mới được mở ra, đó là Chính trị và tông giáo hợp làm một. Lịch sử Phật giáo Tây tạng lấy Pháp nạn Lãng đạt ma làm mốc, trước đó gọi là Tiền truyền kì(thời kì truyền bá trước), sau đó gọi là Hậu truyền kì(thời kì truyền bá sau). Việc dịch kinh Phật ở Tây tạng bắt đầu vào thời vua Khí tông lộng tán, vua từng ban lệnh lập ra 10 điều thiện, 16 điều luật trọng yếu; lại lấy Lạp tát (Lha-sa) làm trung tâm, xây dựng cung Bố đạt lạp (Potala). Vua còn xây chùa Đại chiêu và chùa Tiểu chiêu để thờ tượng Phật Thích ca thỉnh từ Trung quốc và tượng Phật A súc thỉnh từ Nepal. Đây là thời kì hưng thịnh đầu tiên của Phật giáo Tây tạng. Về sau, vua Cật lật song đề tán thỉnh 2 vị tăng nhà Đường và ngài A nan đà, người nước Ca thấp di la, phiên dịch kinh điển, đồng thời, phái ngài Ba sa (Tạng: Pahsa) đến Nepal. Năm 747, ngài Ba sa gặp Đại sư Thiện hải Tịnh hộ (Phạm: Zanta-rakwita) thuộc học phái Trung quán Thanh biện, liền thỉnh ngài đến Tây tạng. Ngài Tịch hộ mang theo các bộ luận của phái Trung quán đến Tây tạng, rồi lại soạn Nhị đế phân biệt thích và tuyên giảng giáo pháp Trung quán. Ngài Tịnh hộ còn kiến nghị vua Cật lật song đề tán thỉnh Đại sư Liên hoa sinh (Phạm: Padma-sambhava) đến Tây tạng. Ngài Liên hoa sinh truyền Đà la ni và Chân ngôn nghi quĩ, khởi đầu cho Mật giáo Tây tạng. Đồng thời, đệ tử của ngài Tịnh hộ như các vị Ca ma la thập (Phạm: Kamalasìla, Liên hoa giới), Tì lô giá na khiếp đát (Phạm: Vairocana-rakwita)... cũng nhận lời đến Tây tạng dịch kinh, hoằng dương tư tưởng Trung quán. Nhưng sau một thời gian tương đối lâu, bỗng phát sinh cuộc tranh luận giữa ngài Hộ tịch và các đệ tử với một vị danh tăng của nhà Đường là Hòa thượng Đại thừa, sau đó Hòa thượng Đại thừa bị thua trong luận trường, tuy nhiên, ảnh hưởng của Thiền tông không vì thế mà dứt hẳn ở Tây tạng. Về sau, Phật giáo Tây tạng lấy phái Phật giáo Chủ tri thời kì cuối ở Ấn độ làm dòng chính; phái này chuyên về luận lí, nên các bộ luận Nhân minh được phiên dịch đến hơn 66 loại. Thời kì này là thời kì kiến lập của Phật giáo Tây tạng. Đến thời vua Cật lật lai ba thiệm (Tạng:Khri-ral pa-can, ở ngôi 815-836), lại qui định Thất hộ dưỡng tăng, chư tăng được tham dự việc chính trị trong nước, nếu ai khinh thường Tam bảo sẽ bị hình phạt nặng nề. Thời này là thời kì tột đỉnh của Phật giáo Tiền truyền ở Tây tạng. Thời kìnàyqui tụ nhiều bậc hiền tài, về phía học giả Ấn độ thì có các ngài: Thắng hữu, Giới đế giác, Thí giới, Giác hữu...; về phía học giả Tây tạng thì có các ngài: Bảo hộ, Cháp tính giới... Các vị này đã biên soạn thành bộ Phiên dịch danh nghĩa đại tập (Phạm: Mahàvyutpatti), rồi căn cứ vào sách này mà hiệu đính bổ túc cho các bản dịch cũ của Kinh bộ; dịch thêm các bộ luận trọng yếu của các bậc Đại sư: Long thụ, Đề bà, Mã minh, Từ thị, Vô trước, Thế thân... Sau đó, Lãng đạt ma lên ngôi vua, vì ông này sùng tín Bỗng giáo nên hủy diệt Phật giáo, không cho phiên dịch kinh luận, phá bỏ chùa viện, bắt tăng ni hoàn tục, đốt phá kinh điển, tượng Phật; do đó, chúng tăng đương thời phải lánh nạn sang các nước lân cận. Sau biến cố Lãng đạt ma, Phật giáo Tây tạng bước vào thời kì Hậu truyền. Thời Hậu truyền là thời kì phục hưng của Phật giáo, trước hết là Mật thừa, kế đến là Hiển thừa. Cuối thế kỉ XI, vị học giả bậc nhất của Mật thừa là ngài Lâm thân tang pha (Tạng: Rin-chen bzaí-po) đếnẤn độ, lúc trở về Tây tạng, sư thỉnh các học giả Ấn độ như: Tức đạt la ca la phạm mạnh (Phạm: Zradha-kara-varman), Ba địch ma ca la cấp đa (Phạm: Padma-karagupta)... mang theo về Luận bộ và 4 bộ Đát đặc la. Những kinh điển Mật thừa trước kia chưa được phiên dịch, thì bây giờ được dịch thêm rất nhiều, như các bộ: Cát tường thượng thừa lạc bản tục vương lược yếu, Hiện thuyết vô lượng bản tục, Du già đại giáo vương kinh... Giáo nghĩa mà chúng tăng Tây tạng học tập tu trì là lấy Trung quán hiển thừa làm chính; bấy giờ, sau khi việc phiên dịch các kinh điển Mật giáo được hoàn thành, thì Phật giáo Tây tạng bèn được chia làm 2 môn là Hiển môn và Mật môn. Những kinh điển Mật thừa được phiên dịch ở thời kì này khác với những kinh được dịch ở thời đại ngài Liên hoa sinh, cho nên Mật thừa ở thời kì nàyđược gọi là Tân phái Mật thừa, còn Mật thừa ở thời Đại sư Liên hoa sinh thì gọi là Cựu phái Mật thừa, hợp 2 phái tân cựu lại, gọi chung là Ninh mã phái (Tạng: Rĩin-mapa), hoặc gọi là Đại cứu cánh phái (Tạng: Rdsogs-chen-pa). Thời kì Phật giáo Hậu truyền đạt đến đỉnh cao là thời gian từ khi ngài A đề sa (Phạm: Atiza) đến Tây tạng (1035 hoặc 1038) về sau. Các tác phẩm của ngài như luận Bồ đề đạo đăng, kinh Thập bất thiện nghiệp đạo, Hành tập đăng... còn trong Đại tạng kinh Tây tạng có tới hơn 30 loại, trong đó, luận Bồ đề đạo đăng là tác phẩm tiêu biểu, chọn lựa chỗ trọng yếu của Hiển (giáo) và Mật (giáo), biện biệt rõ giới hạn tà chính, tận lực chấn hưng giáo pháp Đại thừa. Tư tưởng chủ yếu trong cuộc cải cách do ngài Tông khách ba (1417-1478) tiến hành sau này chính đã được khơi dậy bởi lí luận A đề sa. Từ sau khi ngài A đề sa đến Tây tạng, Phật giáo Tây tạng mới chia dòng phái, tất cả có 7 hệ 21 phái, chỉ trừ các phái đã truyền trước thời ngài A đề sa được gọi chung là phái Ninh mã, các phái còn lại như Ca đương, Ca nhĩ cư, Hi giải, Tát ca, Tước nam, Cách lỗ... đều có liên hệ với ngài A đề sa. Các phái nói trên, chỉ trừ phái Ca đương chuyên về việc giáo hóa, còn các phái khác thì đều câu kết với cường hào địa phương, tham dự việc chính trị, đặc biệt là phái Tát ca quan hệ rất mật thiết với chính quyền, chúng tăng ỷ thế kiêu căng, thao túng lũng đoạn, gây ra rất nhiều tệ nạn, công cuộc đổi mới nền Phật giáo Tây tạng của Tông khách ba đã diễn ra đúng lúc. Ngài Tông khách ba khởi xướng phong trào vận động cải cách tông giáo. Chúng tăng thuộccácphái Phật giáo Tây tạng trước Tông khách ba đều đội mũ và mặc áo màu đỏ, được gọi chung là Hồng giáo. Để phân biệt, Tông khách ba lập ra Hoàng giáo (chúng tăng đội mũ và mặc áo màu vàng), cũng gọi Cách lỗ phái (Ngạch nhĩ đức phái). Hoàng giáo chủ trương tôn trọng kinh giáo, nghiêm trì giới luật, chọn lấy những điều tốt đẹp của các phái, chỉnh đốn lại Hiển tông và Mật tông, nêu rõ nghĩa chân thật của Phật pháp, lập ra trình tự tu hành, khiến nền Phật giáo Tây tạng thay đổi lớn lao. Phái này về sau sản sinh ra 2 vị Lạt ma là Đạt lai và Ban thiền, lần lượt mở ra đầu mối cho nền chính trị tông giáo ở Tây tạng và 2 vị này được xem là chuyển sinh của đệ tử ngài Tông khách ba. Đạt lai truyền nối đến nay là đời thứ 14, còn Ban thiền thì là đời thứ 10. Cùng thời kì với Hoàng giáo của ngài Tông khách ba, có Bạch giáo (chúng tăng đội mũ và mặc áo màu trắng) lưu hành ở Hậu Tạng, phái này giữ gìn giáo pháp trang nghiêm thanh tịnh (tượng trưng bằng màu trắng), hoằng dương cả Hiển giáo và Mật giáo, nhưng lấy Mật thừa làm chính. Song, sau khi Hoàng giáo hưng thịnh thì Bạch giáo suy dần. Ngoài ra còn có Hắc giáo, vốn là ngoại đạo Bổng giáo, vì đội mũ và mặc áo màu đen, nên gọi là Hắc giáo. Phái này chuyên việc cầu đảo, chú thuật, chuộng đồng bóng, cúng tế, thích giáng bút cầu cơ... Thời cận đại, Phật giáo Tây tạng rất được trọng, học giả các nước Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Ấn... đều nghiên cứu, tìm hiểu về Vương thống, ngôn ngữ, kinh sách... của Tây tạng và về giáo lí, sự thay đổi... của Lạt ma giáo một cách sâu rộng. [X. Thích ca phương chí Q.thượng; Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện Q.thượng; Đường thư liệt truyện thứ 141; Cựu ngũ đại sử ngoại quốc liệt truyện thứ 2; Tống sử liệt truyện thứ 251; Nguyên sử liệt truyện thứ 89; Ấn độ tông giáo sử khảo; Tây tạng chi Phật giáo (Đa điển Đẳng quan); Đường phồn hội bi văn (Tự bản Uyển nhã, Đại cốc học báo tập 3, số 10); Life of the Buddha (W.W Rockhill); Le Bouddhisme au Tibet (P.E. Foucaux); History of Indian and Easten Architecture, vol. 1 (J. Fergusson); Tibetan Temple Paintings (W.J. G. Van Meures); Tây tạng Phật giáo sử (Thánh nghiêm)]. (xt. Tông Khách Ba, A Đề Sa, Ban Thiền Lạt Ma, Đạt Lại Lạt Ma, Nghạch Nhĩ Đức Phái).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.177.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...