Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây tạng đại tạng kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tây tạng đại tạng kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


tây tạng đại tạng kinh:

(西藏大藏經) Tibetan Tripiỉaka Tạng kinh được tập thành do những kinh điển tiếng Phạm hoặc chữ Hán được phiên dịch sang tiếng Tây tạng và các chương sớ do người Tây tạng soạn thuật. Khoảng thế kỉ VII, đất nước Tây tạng dưới triều vua Tùng tán cán bố (Tạng:Sroí-btsansgam-po, tức Khí tông lộng tán) thống trị, rất hưng thịnh. Vào năm 632, vua cho Đại thần Đoan mĩ tam bồ đề (Tạng: T h o n - m i - sambhoỉa) du học Ấn độ. Sau khi về nước, Đoan mĩ dùng tiếng Phạm làm nền tảng, sáng tạo ra tự mẫu tiếng Tây tạng, rồi phiên dịch kinh điển tiếng Phạm của Ấn độ sang tiếng Tây tạng. Sau đó, từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IX, sự nghiệp dịch kinh rất hưng thịnh. Trong khoảng thời gian này, các học giả tiếng Phạm từ Đại hạ (Tây hạ), Ấn độ, như các ngài Thắng hữu (Phạm: Jinamitra), Giới đế giác (Phạm: Surendrabodhi)... nối tiếp nhau đến Tây tạng, hợp lực với các quan phiên dịch người Tây tạng như Bảo hộ (Phạm: Ratnarakwita)... cùng phiên dịch các kinh điển tiếng Phạm, đồng thời thống nhất dịch ngữ, sữa chữa các bản dịch cũ, nếu những bản tiếng Phạm còn thiếu thì dịch lại từ các bản dịch chữ Hán, chữ Vu điền để bổ túc. Về sau, công việc dịch kinh nối tiếp không ngừng, tổng cộng có 350 vị truyền dịch, dịch được hơn 4.000 bộ kinh Phật. Phần lớn Đại tạng kinh Tây tạng hiện nay đã được phiên dịch trong thời gian này. Đến giữa thế kỉ XIII thì hầu như đã hoàn thành toàn bộ nội dung của Đại tạng kinh Tây tạng ngày nay. Đến thế kỉ XIV, ngài Bố đốn (Tạng: Bu-ston) biên tập thêm và chia Đại tạng kinh này làm 2 bộ lớn là Cam châu nhĩ (Tạng: Bka#-#gyur) và Đan châu nhĩ (Tạng: Bstan-#gyur). Cam châu nhĩ là Chính tạng thu các Kinh và Luật; Đan châu nhĩ là Tục tạng, thu gom các bản chú thích Kinh, Luật, Luận và các tác phẩm về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, y học... Đây là phương pháp phân loại đặc biệt của tạng kinh Tây tạng, về sau trở thành hình thức nhất định. Nay ý cứ vào Tây tạng Phật học nguyên luận của học giả Lữ trừng mà đồ biểu như sau: –Sơ phápluân : Pháp Tứ đế và Giới luật được nói ở vườn Nai. –Trung pháp luân : Pháp Vô tướng nói ở núi Linh thứu, như các kinh Bát nhã... –Hậu phápluân : Pháp Phân biệt nói ở Tì xá li... như các kinh Hoa nghiêmvà Bảo tích... HIỂN THỪA MẬT THỪA Các bộ kinh chú. ĐAN CHÂU NHĨ THÍCH SƠ PHÁP LUÂN Bảy bộ luận Tì đàm (luận Pháp uẩn túc, luận Tập dị môn túc, luận Thi thiết túc, luận Thích Quán Môn: Thức thân túc, luận Phẩm loại túc, luận Giới thân túc, luận Phát trí). Thích Hạnh Môn: Các bộ luận về Luật kinh và Luật tụng... THÍCH TRUNG PHÁP LUÂN Thích Quán Môn: Thích Hạnh Môn: Đại thừa tứ nghi (Long thụ, Từ thị, Nha quân, Trần na) Sáu bộ luận của ngài Long thụ (luận Thất thập không tính, Trung luận, luận Lục nhập như lí, luận Hồi tránh, luận Quảng phá, luận Giả danh thành tựu. Trong đó, luận Giả danh thành tựu chưa được truyền đến Tây tạng, nên có khi được thay bằng luận Bảo man). Luận Hiện quán trang nghiêm của bồ tát Từ thị. Luận Quán thập vạn Bát nhã của ngài Nha quân. Luận Bát thiên Bát nhã của ngài Trần na. –––– Ba bộ luận: Tập bồ tát học, Nhập bồ tát hạnh, Tu hành tam thứ đệ. THÍCHHẬU PHÁP LUÂN Năm bộ luận của bồ tát Từ thị (luận Hiện quán trang nghiêm, luận Đại thừa kinh trang nghiêm, luận Biện trung biên, luận Biện pháp tính và luận Tục thượng sư). Năm Địa phần của bồ tát Vô trước (tức 5 phần mà bản Hán dịch gọi là do bồ tát Từ thị truyền như Nhiếp bản địa phần trong luận Du già sư địa, bản Tây tạng truyền thì gọi là Căn bản chư địa, Nhiếp phục trạch, Nhiếp sự, Nhiếp dị và Nhiếp thích của ngài Vô trước. Hai nhiếp (A tì đạt ma tập luận và Nhiếp đại thừa luận (của ngài Vô trước). Tám chi luận của bồ tát Thế thân (luận Duy thức tam thập, luận Duy thứcnhị thập, luận Ngũ uẩn, luận Thích quĩ, luận Thành nghiệp, Đại thừa trang nghiêm kinh luận thích, Biệntrung biên luận thích và Duyên khởi kinh thích). Bồ tát luật nghi nhị thập tụng... Đại tạng kinh Tây tạng có rất nhiều bản, được liệt kê như sau: 1. Cựu nại đường tạng (Tạng:Snarthaí, Tạng Nại đường xưa): Vào đầu thế kỉ XIII, ngài Thế tôn kiếm và đệ tử là Nhuyến ngữ Ẩn phúc, từ nội địa Trung quốc đưa về Tây tạng, đồng thời do các vị La tát nhĩ tang kết bồng (Tạng: Blo-gsal saís rgyas #bum), Tỏa nam hoắc tài nhĩ (Tạng: Bsod-nams #od-zer), Ngân tước bách bồng (Tạng: Byaí-chub-#bum)... sưu tập kinh, luật và bí điển từ các nơi, sau đó, đối chiếu, hiệu đính rồi khắc bản ấn hành, được gọi là Nại đường cổ bản, bản gỗ và bản in này hiện nay đều thất truyền. 2. Lí đường tạng (Tạng:Li-thaí): Tức Lí đường bản, do các ngài Thích ca dã tán (Tạng:Zà-kya rgyal-mtshan)... khắc bản ở vùng Cần ưu (Tạng: Fjaí-yul), sau bị thiêu hủy vào năm 1908. 3. Cách đức tạng (Tạng:Sde-dge), cũng gọi Đức cách bản: Bắt đầu khắc bản vào năm Ung chính thứ 8 (1730) đời Thanh đến năm Càn long thứ 9 (1744) thì hoàn thành, sử dụng phần Cam châu nhĩ của Lí đường tạng, thêm phần Đan châu nhĩ của La xá nhĩ cương (Tạng: Sha-lu gser-khan) cất giữ, rồi y cứ vào kinh lục của ngài Bố đốn để tăng bổ mà thành. Tổng cộng phần Cam châu nhĩ có 100 hòm, hơn 700 bộ; phần Đan châu nhĩ thì thu 213 hòm, hơn 3.400 bộ. Bản khắc này vẫn còn ở chùa Cách đức. 4. Tân nại đường tạng (Tạng:Snarthaí): Tức Nại đường tân bản. Bắt đầu khắcbảnvào năm Ung chính thứ 8 (1730) đời Thanh, dùng Nại đường cổ bản làm bản mẫu, tham khảo mục lục của các ngài Sách ba và Bố đốn để tăng bổ. Phần Cam châu nhĩ tổng cộng có 102 hòm, hơn 600 bộ; phần Đan châu nhĩ thu 224 hòm. Tạng bản này hiện còn ở chùa Nại đường tại Nhật khách tắc. 5. Trác ni tạng (Tạng:Co-ne): Tức Trác ni bản. Niên đại khắc in không rõ, có thuyết cho rằng tạng này được ấn hành sau tạng Đức cách. 6. Bố na khắc tạng (Punaka): Vốn có tên là Bố na khắc bản, hiện còn bản gỗ ở Bố na khắc thuộc Bhutan. Tạng này chỉ có phần Cam châu nhĩ. 7. Kiệt côn bành tạng (Tạng:Rjes rku- #bum): Tức là Kiệt côn bành bản. Tạng này được khắc in ở chùa Côn bành (Tạng: Rku-#bum) tại Cam túc. Bản gỗ đã thất lạc, cũng chỉ có phần Cam châu nhĩ. 8. Khước mẫu đà tạng (Tạng: Chamdo): Vốn có tên là Khước mẫu đà bản. Tạng này nguyên ở chùa Khước mẫu đà, chỉ có phần Cam châu nhĩ. Bản gỗ cũng đã thất lạc. 9. Vĩnh lạc bản: Vốn có tên là Vạn lịch bản. Đây là phần Cam châu nhĩ căn cứ theo Nại đường cổ bản mà được khắc lại tại Trung quốc vào năm Vĩnh lạc thứ 8 (1410) đời Minh. Bản gỗ đã mất. 10. Vạn lịch tạng: Tức Vạn lịch bản. Tạng này dùng bản Vĩnh lạc làm bản mẫu được khắc lại vào năm Vạn lịch 30 (1602) đời Minh. Bản gỗ đã thất lạc, bản in thì hiện còn rất ít. 11. Bắc kinh tạng: Tức Bắc kinh bản. Tạng này lấy phần Cam châu nhĩ cất giữ ở chùa Sắc lạp tại Tây tạng làm bản mẫu, bắt đầu được khắc in tại Bắc kinh vào năm Khang hi 22 (1683) đời Thanh. Đến năm Ung chính thứ 2 (1724), phần Đan châu nhĩ cũng được khắc lại. Bản tạng này tuy một phần lớn được phiên dịch từ nguyên điển tiếng Phạm, nhưng cũngcósố ít được dịch từ Thánh điểnPàli mà thành; ngoài ra, còn có bộ phận nhỏ được dịch lại từ các bản kinh điển Hán dịch. Tổng cộng phần Cam châu nhĩ thu 106 hòm, gồm 1000 bộ (có thuyết nói 1055 bộ); Đan châu nhĩ thì thu 224 hòm, gồm hơn 5100 bộ (có thuyết nói 3962 bộ). Bản gỗ đã bị thiêu hủy trong chiến tranh vào năm Quang tự 26 (1900); bản in thì cả thế giới còn hơn 2 bộ, 1 bộ được cất giữ tại thư viện Quốc gia Pháp ở Paris và bộ còn lại được lưu trữ tại trường Đại học Đại cốc ở Kyoto, Nhật bản. 12. Lạp tát tạng (Tạng:Lha-sa): Tức Lạp tát bản, do Đạt lại lạt ma đời thứ 13 khắc bản, chỉ hoàn thành được phầm Cam châu nhĩ. Bản gỗ vẫn còn. Ngoài ra, theo truyền thuyết, ở Hạ bố táp nhĩ (Tạng: Bshad-pa-rtsal) thuộc vùng Sài hoắc (Tạng:Zar-hor), vào khoảng Đạt lại lạt ma đời thứ 5, cũng có khắc in tạng kinh Cam châu nhĩ... Trong tất cả bản Đại tạng Tây tạng nói trên, thì bản Bắc kinh, bản Đức cách và bản Tân Nại đường đều được hoàn thành vào thế kỉ XVIII. Trong đó thu gom rất nhiều nguyên điển Phật giáo mà các quốc gia khác chưa kịp phiên dịch thì đã bị thất tán, có thể dùng để dịch trả lại nguyên điển tiếng Phạm. Về mục lục của tạng dịch, từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ XIV, có các bản mục lục như: Mục lục Bàng đường (Tạng: Fphaí-thaí), mục lục Đăng các nhĩ mã (Tạng: Ldan-dkar-ma), mục lục Ni mạn âu tạ lỗ (Tạng: Ĩi-ma#i Fod-zer), mục lục Tra ba (Tạng:Tshal-pa)... Ngài Bố đốn cũng biên tập 2 loại mục lục là: Mục lục Sâm lạp phủ lâm ba thiết (Tạng: Gsuírab rin-po-che, tức mục lục Cam châu nhĩ) và Á lỗ ba điền ngoã (Tạng: Rgyalpo-phreí-ba, tức mục lục Đan châu nhĩ). Tại Trung quốc, vào năm Chí nguyên 22 (1285) đời vua Nguyên thế tổ, Tổng thống Thích giáo là Hợp thai tát lí, Quốc sư Diệp liên, ngài Khánh cát tường..., vâng sắc chỉ biên soạn bộ Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục(tức mục lục tạng kinh bản đời Nguyên) thường được các học giả đời sau dẫn dụng để đối chiếu khi nghiên cứu các bản mục lục của tạng kinh. Đại tạng kinh Tây tạng có số pho quyển rất đồ sộ, có thể sánh ngang với Đại tạng kinh Hán dịch. Hơn nữa, chữ Tây tạng là do cải biến văn tự Ấn độ mà thành, địa lí lại gần Ấn độ, kinh điển Tây tạng phần nhiều được dịch thẳng từ tiếng Phạm, lại dùng dịch ngữ thống nhất và qua nhiều lần hiệu đính. Vì thế, việc đối chiếu 2 bản dịch Hán, Tạng có thể giúp học giả càng tiếp cận với nghĩa gốc của nguyên điển tiếng Phạm, nhờ đó thấy rõ được cái chân tướng Phật học Ấn độ rõ hơn. Bởi vậy biết Đại tạng kinh Tây tạng rất có giá trị, là tư liệu quan trọng không thể thiếu trong việc nghiên cứu tư tưởng Đông phương. (xt. Đại Tạng Kinh, Đan Châu Nhĩ, Cam Châu Châm Nhĩ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Truyện cổ Phật giáo


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.17.45 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (81 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...