Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tất đàm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tất đàm








KẾT QUẢ TRA TỪ


tất đàm:

(悉曇) Phạm: Siddhaô, Siddhàô. Cũng gọi Tất đán, Tứ đàm, Tất đàn, Thất đán, Thất đàm. Hán dịch: Thành tựu, Thành tựu cát tường. Từ gọi chung các chữ cái(mẫu âm, tử âm, tức các nguyên âm và phụ âm)của tiếng Phạm. Từ thế kỉ VII về trước, văn tự Tất đàm vốn đã thịnh hành ở Ấn độ. Ở Trung quốc, vào thời Nam Bắc triều, văn tự Tất đàm đã được các vị học giả dịch kinh truyền vào và được người Trung quốc đón nhận học tập. Các tác phẩm như: Phạm ngữ thiên tự văn 1 quyển của ngài Nghĩa tịnh, Tất đàm tự kí 1 quyển của ngài Trí quảng, Tự mẫu biểu 1 quyển của ngài Nhất hạnh... đời Đường là những trứ tác rất cần thiết cho sự học tập tiếng Phạm ở đương thời. Các tác phẩm này được truyền đến Nhật bản vào khoảng thời đại Nại lương về trước. Tại Trung quốc, thể chữ và chữ cái của chữ Phạm được gọi là Tất đàm, còn văn phạm và giải thích câu văn tiếng Phạm thì gọi là Phạm âm hoặc Phạm ngữ để phân biệt. Nhưng người Nhật thì chẳng những gọi thể chữ của chữ Phạm là Tất đàm mà cả cách viết, cách đọc, văn pháp... tiếng Phạm cũng gọi là Tất đàm. 1. Theo Tất đàm tự kí của ngài Trí quảng, nếu nói theo nghĩa rộng thì Tất đàm là từ gọi chung Ma đa(nguyên âm) và Thể văn(phụ âm), còn nói theo nghĩa hẹp thì Tất đàm là chỉ cho 12 vận Ma đa. Ma đa,Phạm:Màtfkà, nghĩa là mẫu, cũng gọi Vận, chỉ cho 16 chữ mẫu âm (xem biểu đồ 1); trong đó, có 4 chữ tương đối ít dùng, gọi là Biệt ma đa. Bốn chữ ấy là:F, f, ơ, ơ; 12 chữ còn lại gọi là Thông ma đa, hoặc 12 vận Tất đàm, 12 chương Tất đàm. Đồng thời, chữaô và chữa# là chuyển hóa từ chữa mà ra, chứ không phải vận chính; trong 16 mẫu âm, trừ 2 chữ aô và a# ra, còn lại 14 âm. Hai chữ này vì đứng giữa Ma đa và Thể văn nên gọi là Giới bạn(giữa ranh giới 2 bên).Thể văn, Phạm: Vyaĩjana, có 35 chữ(xem biểu đồ 1), trong 25 chữ đầu, cứ mỗi 5 chữ y theo cách phát âm, thứ tự gọi là Nha thanh(âm yết hầu), Xỉ thanh(âm lợi), Thiệt thanh(âm lưỡi), Hầu thanh (âm răng) và Thần thanh (âm môi), gọi là Ngũ loại thanh(Ngũ ngũ thanh, Tương tùy thanh). Còn 10 chữ sau cùng, gọi chung là Biến khẩu thanh (Mãn khẩu thanh); Biến khẩu thanh nghĩa là tiếng mà khi phát âm phải há rộng miệng. Trong đó, chữ (llaô) là do 2 chữ (la) hợp thành 1 chữ kép (Hợp thành tự, Phức hợp tự); chữ (kwa) là do 2chữ (ka) và (wa) hợp lại bằng cách chồng lên nhau mà thành 1 chữ kép khác, vì thế nó không phải là mẫu tự nguyên bản mà là do các chữ khác tạo thành. (X.Đồ Biểu I). Xưa nay, khi bàn về Tất đàm thì mỗi tự mẫu đều lập ra 3 môn: Hình(thể chữ), Âm (phát âm) và Nghĩa(ý nghĩa). Về âm thì có 2 lối truyền: Trung thiên trúc và Nam thiên trúc, đồng thời cũng bao hàm Liên thanh pháp(như sự biến hóa về âm vận của 2 tiếng nối liền với nhau). Về nghĩa, để dễ nhớ nên ghép các tự mẫu thành những chữ có ý nghĩa nhất định, gọi là Tự môn. Tất đàm vốn là văn tự biểu âm chứ không phải văn tự biểu ý, cho nên chỉ riêng 1 chữ thì đều không có ý nghĩa, nhưng người Ấn độ từ bé đã học thuộc lòng tự mẫu bằng 1 phương pháp riêng. Chẳng hạn như chữ a nghĩa là vốn không sinh (chữ Phạm: Anutpàda), tức là chọn 1 từ ngữ có bao hàm tự mẫu A, hoặc chọn từ ngữ có thể dựa theo hình dáng của chữ mà liên tưởng để dễ nhớ, tự mẫu như vậy có 1 ý nghĩa nhất định. Trong Phật giáo có thuyết 50 tự môn, 42 tự môn; riêng Mật giáo vốn rất coi trọng thuyết này. Chữ Chân ngôn lập 2 môn: Tự tướng và Tự nghĩa, mỗi chữ có 2 cách giải thích là Thiển lược(nông cạn) và Thâm bí(sâu xa), chủ trương thuyết Thanh tự thực tướng. Mật giáo cho rằng 50 tự môn đều là Pháp mạn đồ la tự nhiên, trùm khắp 3 đời 10 phương, tuyệt đối bất biến. Còn thuyết 42 tự môn cũng gọi là 42 tự môn Đà la ni. Văn tự Đà la ni hoàn toàn khác với thuyết 50 tự môn, không lấy tự mẫu làm mục đích, cho nên, về mặt văn tự, cách sắp xếp và trình bày không được rõ ràng mạch lạc như 50 tự môn, hơn nữa, lại thiếu mất 15 chữ mẫu âm và 4 chữ tử âm mà thêm vào 11 chữ kép(Hợp thành tự, Phức hợp tự) như đồ biểu II sau đây: 2. Các pháp tắc về xuyết tự, hợp tự, liên thanh... của tự mẫu Tất đàm thì được ghi trong 18 chương, từ chương Ca ca cho đến chương Cô hợp, gọi là 18 chương Tất đàm, 18 chương Tất đàm kiếnlập, hoặc Tất đàm thiết kế... Thông thường, các tự mẫu tập hợp và những chữ kép được gọi là Tất đàm chương. 3. Về hệ phổ tương thừa của Tất đàm, phái Thai mật căn cứ vào Tất đàm tạng quyển 1 của ngài An nhiên mà chủ trương 4 loại Tất đàm tương thừa khác nhau là: Phạm vương tương thừa (Nam thiên tương thừa), Long cung tương thừa (Trung thiên tương thừa), Thích ca tương thừa(do Hiển giáo truyền) và Đại nhật tương thừa(do Mật giáo truyền). Trong Tất đàm chương tương thừa khẩu thuyết quyển thượng, ngài Ẩm quang(Từ vân tôn giả) thuộc phái Đông mật phê phán thuyết trên, đồng thời cho rằng Phạm vương tức là Đại nhật; còn trong Tất đàm khảo thí biểu bạch thì ngài Không hải người Nhật, chủ trương Tất đàm kiêm truyền Trung thiên tương thừa (thứ tự: Long mãnh, Long trí, Kim cương trí, Bất không, Huệ quả...) và Nam thiên tương thừa(thứ tự: Bát nhã cù sa, Bát nhã bồ đề, Trí quảng...). [X. luận Đại trí độ Q.48; điều Tây phương học pháp trong Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Tất đàm tạng Q.4; Đại bát niết bàn kinh nghĩa kí Q.4 (Tuệ viễn)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Đức Phật và chúng đệ tử


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.252.8 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...