Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạng giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tạng giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tạng giáo:

(藏教) Gọi đủ: Tam tạng giáo. Tức tên khác của Tiểu thừa giáo, 1 trong 4 giáo Hóa pháp do ngài Trí khải tông Thiên thai lập ra. Tứ giáo nghĩa, quyển 1 (Đại 46, 721 thượng) nói: Tam tạng giáo nói rõ về lí Tứ thánh đế nhân duyên sinh diệt, phần chính là giáo hóa Tiểu thừa, phụ là giáo hóa Bồ tát. Tam tạng giáo gồm Tu đa la tạng, Tì ni tạng và A tì đàm tạng; (...) Tam tạng giáo này thuộc về Tiểu thừa. Tu đa la tạng chỉ cho 4 bộ A hàm; Tì ni tạng chỉ cho Bát thập tụng luật, còn A tì đàm tạng thì chỉ cho cácbộPhân biệt pháp nghĩa của Phật và các đệ tử. Ba tạng này gọi chung là tạng vì mỗi tạng đều hàm chứa tất cả văn lí, cũng tức A hàm là Định tạng, Tì ni là Giới tạng và A tì đàm là Tuệ tạng; các giáo của 3 tạng này đều có công dụng chuyển ác thành thiện, chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh, vì thế gọi chung là Tam tạng giáo. Theo giáo phán của tông Thiên thai thì giáo này là giáo đầu tiên trong 4 giáo Hóa pháp. Người tu hành giáo này quán Tứ đế nhân duyên sinh diệt, dứt trừ Kiến hoặc, và Tư hoặc, rõ suốt Tử phược và Quả phược mà vào Niết bàn vô dư, lấy khôi thân diệt trí(thân diệt trí bặt) làm quả cùng tột. Căn cơ được giáo này hóa đạo có 3 thừa khác nhau: Chính yếu là giáo hóa 2 thừa Thanh văn và Duyên giác, phần phụ là giáo hóa Bồ tát. Trong đó, Thanh văn quán 4 đế, Duyên giác quán 12 nhân duyên, Bồ tát tu 6 độ, mỗi thừa đều có kì hạn chứng quả. 1. Giai vị tu hành của Thanh văn có Thất hiền, Thất thánh khác nhau: a.Thất hiền(cũng gọi Thất phương tiện), thuộc về phàm vị. Trong đó, Tam hiền là Ngoại phàm, Tứ thiện căn là Nội phàm. b. Thất thánh: Từ Tùy tín hành cho đến bậc A la hán Câu giải thoát, tức bậc Thánh từ kiến đạo trở lên, tùy theo căn cơ bén nhạy hay chậm lụt mà lập ra Tam đạo, Tứ quả khác nhau. 2. Duyên giác vì là hàng lợi căn nên không trải qua thứ bậc mà tu hành liền được giác ngộ, chẳng những chỉ đoạn trừ các phiền não căn bản mà còn diệt sạch các tập khí. 3. Bồ tát cũng không lập thứ bậc, trải qua 3 a tăng kì 100 đại kiếp tu các hạnh 6 độ 100 phúc, chiết phục các phiền não, thân cuối cùng chứng được 8 tướngthành đạo, tức đạt đến quả Phật của giáo này, gọi là Liệt ứng sinh thân. Pháp môn của Tam thừa tuy không giống nhau, thứ bậc tu hành và đoạn hoặc tu chứng cũng khác nhau, nhưng lại cùng tu Tích không quán, cùng chứng lí không thiên chân, cùng qui về khôi, đoạn(khôi thân diệt trí), vì thế gọi là Chuyết độ. Ngài Trí khải cho rằng giáo này có đủ 4 môn là Hữu môn, Không môn, Diệc hữu diệc không môn, Phi hữu phi không môn và đem phối Hữu môn với Tì đàm, Không môn với Thành thực, Diệc hữu diệc không môn với Côn lặc, Phi hữu phi không môn với Xa nặc sở dụng. Nhưng vì luận Côn lặc và luận Xa nặc sở dụng ở Trung quốc vốn không có bản dịch nên ngài Trí khải chủ trương căn cứ vào Hữu môn của Tì đàm làm chính, Không môn của Thành thực làm phụ để giải thích rõ về ý nghĩa và những giai vị tu hành của Tạng giáo.Về vấn đề ngài Trí khải cho rằng Tam ạng giáo là Tiểu thừa giáo, trong Tục hoa nghiêm kinh lược sớ san định kí quyển 1, ngài Tuệ uyển nêu ra 4 lỗi để phản bác ý kiến của ngài Trí khải. Bốn lỗi ấy là: 1. Quá lạm Đại thừa. 2. Đại thừa không có Tam tạng. 3. Trái với giáo tột bậc. 4. Bất định. Trong Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao quyển 2, ngài Trừng quán–Tổ thứ 4 của tông Hoa nghiêm– cũng nêu ra lí do tại sao không nên xếp Tam tạng giáo vào Tiểu thừa giáo, vì Tam tạng giáo cũng bao hàm Lục độ bồ tát Đại thừa, có năng lực dứt trừ kết hoặc 34 tâm mà chứng thành chân Phật, vì thế không thể xem là đồng với Tiểu thừa giáo. Nhưng trong Thiên thai tứ giáo nghi bị thích quyển thượng ngài Nguyên túy, người Cao li thuộc tông Thiên thai thì phản đối thuyết trên và cho rằng (Vạn 102, 77 thượng): Nay khảo sát đại bản thì thấy có 3 ý: 1. Tam tạng Tiểu thừa là riêng biệt(Giới tạng Đại thừa ở trong kinh Phạm võng). 2. Tam tạng của Tiểu thừa cách biệt khác nhau(Kinh học, Luật học, Luận học không tương dung). 3. Tam tạng của Tiểu thừa phá thầy thuốc xưa(thầy thuốc xưa đối phá ngoại đạo tà kiến). Vì 3 lí do trên đây nên gọi Tiểu thừa là Tam tạng giáo. [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.4 hạ, Q.10 thượng; Pháp hoa kinh văn cú Q.9 thượng; Ma ha chỉ quán Q.3 hạ; Tứ niệm xứ Q.1, 2; Pháp hoa huyền nghĩa thích quyết Q.3, phần 3; Bát giáo đại ý; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.thượng; Giáo quán cương tông; Thủ hộ quốc giới chương Q.thượng; Pháp hoa huyền nghĩa tư kí Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Kim Cang


Đường Không Biên Giới


Sống thiền


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.9.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...