Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tăng binh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tăng binh








KẾT QUẢ TRA TỪ


tăng binh:

(僧兵) Cũng gọi Pháp sư vũ gia. Tăng lữ tập hợp thành đội ngũ, cầm vũ khí chiến đấu. Tức tăng nhân làm binh sĩ. Trong Phật giáo, xưa nay cấm chỉ chúng tăng đọc các sách nói về binh pháp, tụ họp làm loạn. Kinh Phạm võng, quyển hạ đã ghi rõ không được cất giữ các thứ như dao, gậy, cung, tên... để chiến đấu, giết hại, cũng không được luyện tập chiến trận, dấy binh đánh nhau để tranh giành quyền lợi mà giết hại chúng sinh. Nhưng vì chùa viện có ruộngvườn trang trại nên phải có tăng binh canh giữ. Tăng binh bắt đầu có từ thời Bắc Ngụy ở Trung quốc. Cứ theo Ngụy thư thích lão chí 20, khi vua Thế tổ nhà Bắc Ngụy, Tây chinh đến Trường an, thấy trong chùa có cất giữ cung tên, giáo mác, nhà vua nổi giận, giết các sa môn ở Trường an, đốt phá tượng Phật. Tuy vậy, ở Trung quốc chưa hề hình thành tổ chức Tăng binh. Cứ theo Tiều thư nhị biên quyển 9, vào đời Minh, chúng tăng có nghĩa cử bảo vệ biên cương, như năm Gia tĩnh 32 (1553) quân Nhật xâm nhập bờ biển Tô tùng, quân dân vùng này vùng dậy chống cự, nhưng thất bại, không ngăn chặn được; Thái khắc liêm ở Thảo giang bèn chiêu mộ chúng tăng, thành lập các đội để chiến đấu, họ đánh rất mạnh và đại phá quân Nhật. Còn tại Nhật bản, vào thời đại Bình an (794-1192), lãnh địa của các chùa viện dần dần được mở rộng, mà phép tắc xuất gia thì hỗn tạp, từ đó sinh ra tệ nạn độ riêng tư, có rất nhiều người không nơi nương tựa bèn cạo tóc vào chùa, làm những việc lặt vặt để nuôi thân, sau cầm vũ khí, tụ tập làm lính, rồi để bảo vệ đất đai, tài sản hoặc đánh các tông phái khác, các chùa viện cũng tổ chức thành những tập đoàn vũ trang, như tăng binh ở chùa Diên lịch đại bản sơn của tông Thiên thai, vì lấy núi Tỉ duệ làm căn cứ nên được gọi là Sơn pháp sư; tăng binh chùa Hưng phúc đại bản sơn của tông Pháp tướngvì ở Nại lương, cho nên gọi là Nại lương pháp sư, ngay cả triều đình cũng khó mà chế phục được các tập đoàn tăng binh này. Sau thời đại Liêm thương (1192-1333), các tông phái lớn trong Phật giáo Nhật bản đều có tăng binh vũ trang, trong đó, Tịnh độ chân tông, tổ chức tín đồ nông dân, luôn xung đột với nhà cầm quyền đương thời là Chức điền Tín trường, trong sử gọi là Nhất hướng tông khởi nghĩa. Tháng 8 năm Khánh trường 13 (1608), Đức xuyên Gia khang mới lập ra các điều mục cho núi Tỉ duệ, cấm các vị tăng không siêng năng tu học cư trú trên núi này. Đến đây, nạn tăng kinh hoành hành suốt khoảng thời gian 700 năm mới chấm dứt. Tại Triều tiên, từ triều Cao li về sau cũng có tổ chức tăng binh. Như vào năm 1388, vua Tân ngô và Thôi oánh cùng bàn mưu tính kế phát động tăng đồ trong và ngoài nước đánh chiếm đất Liêu. Năm 1624, vua Nhân tổ Hiến văn đặt ra tăng binh. Năm 1636, quân nhà Thanh đến đánh phá, mấy nghìn tăng binh đẩy lui. Nhưng tăng binh Triều tiên dùng để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, khác hẳn với tăng binh Nhật bản. [X. Nhật bản kỉ lược hậu thiên Q.3, 11, 14; Triều dã quần tải Q.3, 11, 16; Nguyên hanh thích thư Q.25, 26].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.151.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...