Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện tư đồng tử kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thiện tư đồng tử kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


thiện tư đồng tử kinh:

(善思童子經) Kinh, 2 quyển, do ngài Xà na quật đa dịch vào đời Tùy, được thu vào Đại chính tạng tập 14. Nội dung kinh này thuật lại việc đức Phật vào thành Tì da li khất thực, Ngài đến nhà Tì ma la cật li xa, có đồng tử Thiện tư, nhờ căn lực đời trước huân tập, nên dâng hoa lễ Phật, nguyện thành bồ đề. Đức Phật liền nói pháp cho đồng tử nghe, nói kệ đối đáp qua lại, đồng tử bèn chứng được vô sinh nhẫn. Ngoài ra, kinh Đại phương đẳng đính vương, do ngài Pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn và kinh Đại thừa đính vương, do ngài Nguyệt bà thủ na dịch vào đời Lương đều là các bản dịch khác của kinh này. THIÊN VÔ ÚY (637-735) Phạm: Zubhakara-siôha. Hán âm: Thú bà yết la tăng ha, Thâu bà ca la. Hán dịch: Tịnh sư tử. Cũng gọi Vô úy tam tạng. Một trong các vị Tổ sư của Mật giáo. Sư và 2 vị Kim cương trí, Bất không được gọi chung là Khai nguyên tam đại sĩ. Sư là người ở nước Ô đồ ở Đông Ấn độ, thuộc dòng Sát đế lợi, là hậu duệ của Cam lộ phạn vương(chú út của đức Thích tôn). Năm 13 tuổi sư lên nối ngôi vua cha, nhưng vì nội loạn nên nhường ngôi xuất gia, đến bờ biển phía nam, gặp ngài Thù thắng Chiêu đề, ngộ được Tam muội Pháp hoa. Sư lại đến chùa Na lan đà, Trung Ấn Độ, theo ngài Đạt ma cúc đa (Phạm: Dharmagupta) học pháp Tam mật du già, được nối pháp và thụ Quán đính làm Thiên nhân sư. Năm Khai nguyên thứ 4 (716) đời Đường, sư vâng mệnh thầy, đi qua Trung á đến Trường an, vua Huyền tông tôn làm Quốc sư, ban sắc cho sư trụ ở viện Nam tháp chùa Hưng phúc, sau, sư dời đến chùa Tây minh. Năm sau, sư vâng sắc dịch kinh ở chùa Bồ đề, dịch kinh Hư không tạng bồ tát năng mãn chư nguyện tối thắng tâm đà la ni cầu văn trì pháp 1 quyển, sa môn Tát đạt đảm nhiệm phần dịch ngữ, ngài Vô trước sửa văn và ghi chép. Sư là người đầu tiên truyền Mật giáo đến Trung quốc, cùng ngài Kim cương trí đặt nền tảng vững chắc cho Mật giáo. Kinh Đại nhật (kinhĐại tì lô giá na thành Phật thần biến gia trì), thánh điển căn bản của Mật giáo, chính đã do sư nói lại, ngài Nhất hạnh ghi chép mà thành. Về sau, ngài Nhất hạnh biên soạn và chú thích thêm, gọi là Đại nhật kinh sớ, 20 quyển. Ngoài ra, sư còn dịch các kinh quan trọng của Mật giáo như: Kinh Tô bà hô đồng tử (3 quyển), kinh Tô tất địa yết ra (3 quyển)... đồng thời sư giới thiệu phương pháp tu hành Quán đính. Các Mật chú trong kinh Đại nhật đều viết bằng tiếng Phạm, sư cũng dịch ra Hán âm. Vì Mật giáo xem trọng văn tự để tụng niệm, quán tưởng chính xác nên sư sáng chế ra cách dịch âm này. Do đó có thể biết lúc bấy giờ sư truyền thụ Mật giáo, nhưng cũng đồng thời dạy cách ghép tiếng Phạm, mở đầu cho việc học chữ Tất đàm, đây là sự kiệntronglịch sử Phật giáo Trung quốc đáng được xem trọng. Sư cũng giỏi về công xảo nghệ thuật, tương truyền sư tự chế ra mô hình, đúc tạo linh tháp bằng đồng pha vàng cực kì trang nghiêm, đặc biệt các Mạn đồ la do sư vẽ rất khéo và đẹp. Năm Khai nguyên20 (732), sư dâng biểu xin trở về Ấn độ, nhưng không được chấp thuận. Đến ngày mồng 7 tháng 11 năm Khai nguyên 23 (735), sư thị tịch tại Thiền thất, thọ 99 tuổi, pháp lạp 80. Vua Huyền tông rất thương tiếc, truy tặng sư chức Hồng lô khanh và ban sắc an táng sư ở chùa Quảng kỉ, núi Tây sơn, Long môn. Đệ tử nối pháp có các vị Bảo tư, Nhất hạnh, Huyền siêu, Nghĩa lâm, Trí nghiêm, Hỉ vô úy, Bất khả tư nghị (người Tân la, tức nay là Triều tiên), Đạo từ(người Nhật bản)... [X. Đại nhật kinh cúng dường thứ đệ pháp sớ Q.thượng; Đại đường đông đô Đại thánh thiện tự cố Trung thiên trúc quốc Thiện vô úy tam tạng hòa thượng bi minh tinh tự; Tục cổ kinh dịch kinh đồ kỉ; Khai nguyên thích giáo lục Q.12; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.14; Phật tổ thống kỉ Q.29, 40; Tống cao tăng truyện Q.2].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.228.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (100 lượt xem) - Việt Nam (86 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...