Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành.
(Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng.
(The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan.
(A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó.
(There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam nguyện đích chứng
KẾT QUẢ TRA TỪ
tam nguyện đích chứng:
(三願的證) Cũng gọi Đích thủ tam nguyện. Sự chứng minh của 3 nguyện. Nghĩa là dùng 3 nguyện thứ 18, 11, 22, trong 48 nguyện của đức Phật A di đà để nói rõ rằng nhân(Ngũ niệm môn) và quả(Ngũ công đức môn) của việc vãng sinh Tịnh độ đều là nhờ sức bản nguyện của Phật A di đà mà có, đồng thời, để chứng minh rằng sinh về Tịnh độ thì mau chóng được thành Phật. Cũng tức là dùng 3 nguyện này để chứng minh cái lực dụng của nguyện lực Phật A di đà. Thuyết này có xuất xứ từ Vãng sinh luận chú quyển hạ. Cũng sách này còn nói, nếu chúng sinh tu Ngũ niệm môn và lấy sức bản nguyện của Phật A di đà làm duyên tăng thượng thì sẽ được vãng sinh Tịnh độ. Tam nguyện đích chứng là: 1. Nguyện thứ 18: Nếu chúng sinh trong 10 phương dốc lòng tin ưa dù chỉ niệm Phật được 10 niệm mà muốn sinh về Tịnh độ thì cũng được vãng sinh. Nguyện này là nhân vãng sinh của chúng sinh, tương đương với nhân hạnh của Ngũ niệm môn (5 pháp môn tu hành mà chúng sinh nhớ nghĩ, quán tưởng đức Phật A di đà và cõi Tịnh độ của ngài để cầu vãng sinh), vì thế dùng nguyện này ấn chứng. 2. Nguyện thứ 11: Nguyện cho người, trời trong cõi Tịnh độ đều trụ trong Chính định tụ, cho đến diệt độ. Nguyện này là quả báo mà chúng sinh sẽ có được sau khi sinh về Tịnh độ, tương đương với 4 môn trước trong Ngũ công đức môn (là 5 thứ quả báo mà người tu hành Ngũ niệm môn có được sau khi sinh về Tịnh độ), cho nên dùng nguyện này để ấn chứng. 3. Nguyện thứ 22: Nguyện cho các chúng Bồ tát ở cõi Phật phương khác sinh về Tịnh độ, trừ những vị có bản nguyện tự tại hóa độ(tức du hóa các cõi nước của chư Phật để hóa độ tất cả chúng sinh)ra, những vị còn lại đều đạt đến Nhất sinh bổ xứ. Các Bồ tát Tịnh độ trong nguyện này dùng việc du hóa để độ sinh, tương đương với Viên lâm du hí địa môn (là địa vị giáo hóa chúng sinh bằng thần thông du hí sau khi tu hành thành tựu) trong Ngũ công đức môn, vì thế dùng nguyện này để ấn chứng. Qua sự trình bày trên đây, người ta có thể chứng biết nhân và quả vãng sinh Tịnh độ đều nhờ sức bản nguyện của Phật A di đà mà có, đồng thời, cũng chứng biết chúng sinh nhờ sức bản nguyện của Phật A di đà mà được sinh về Tịnh độ, an trụ trong Chính định tụ, cho đến mau chóng thành Phật.
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Phật Giáo Yếu Lược
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.190.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...