Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam nghiệp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam nghiệp








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam nghiệp:

(三業) Phạm: Trìịi-karmàịi. I. Tam Nghiệp. Ba nghiệp thân, khẩu, ý. 1. Thân nghiệp: Chỉ cho nghiệp tạo tác và không tạo tác của thân, có thiện có ác khác nhau; nếu làm các việc như giết hại, trộm cướp, tà dâm... là Thân ác nghiệp; nếu không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm... là Thân thiện nghiệp. 2. Khẩu nghiệp(cũng gọi Ngữ nghiệp): Chỉ cho nghiệp tạo tác và không tạo tác của miệng, có thiện, có ác, nếu nói dối, nói lời ly gián, nói ác, nói thêu dệt... là khẩu ác nghiệp; nếu không nói dối, không nói 2 lưỡi, không nói ác, không nói đơm đặt thì là Khẩu thiện nghiệp. 3. Ý nghiệp: Chỉ cho nghiệp do ý thức dấy lên, có thiện có ác, nếu tham muốn, sân hận, tà kiến là Ý ác nghiệp; nếu không tham, không sân, không tà kiến... thì là Ý thiện nghiệp. Ngoài ra còn có 3 nghiệp thân, khẩu, ý vô kí, tức là các nghiệp không phải thiện không phải ác, không có năng lực chiêu cảm quả báo. [X. kinh Biệt dịch tạp a hàm Q.5; luận Đại tì bà sa Q.113; luận Tập dị môn túc Q.6; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.3 phần cuối]. (xt. Nghiệp Đạo). II. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 tính thiện, ác và vô kí: 1. Thiện nghiệp (Phạm: Kuzalakarma): Nghiệp lấy vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên. 2. Ác nghiệp(Phạm:Akuzala-karma), cũng gọi Bất thiện nghiệp: Chỉ cho nghiệp lấy tham, sân, si làm nhân duyên. 3. Vô kí nghiệp (Phạm: Avỳakftakarma): Nghiệp chẳng lấy vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên, cũng chẳng lấy tham, sân, si làm nhân duyên. [X. luận Câu xá Q.15; luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5; luận Phát trí Q.11]. (xt. Tam Tính). III. Tam Nghiệp. Cũng gọi Tam thụ nghiệp, Tam thụ báo nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 thứ cảm thụ khổ, lạc, xả, đó là: 1. Thuận lạc thụ nghiệp (Phạm: Sukha-vedanìya-karma), cũng gọi Lạc báo nghiệp: Chỉ cho phúc nghiệp và thiện nghiệp cảm nhận theo Đệ tam tĩnh lự. 2. Thuận khổ thụ nghiệp (Phạm: Du#kha-vedanìya-karma), cũng gọi Khổ báo nghiệp: Chỉ cho phi phúc nghiệp. 3. Thuận bất khổ bất lạc thụ nghiệp (Phạm: Adu#khàsakha-vedanìyakarma), cũng gọi Bất khổ bất lạc báo nghiệp: Chỉ cho nghiệp Dị thục có năng lực chiêu cảm thức A lại da ở tất cả mọi nơi và nghiệp thiện của Đệ tứ tĩnh lự trở lên.[X. luận Câu xá Q.15, luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5]. IV. Tam Nghiệp. Cũng gọi Tam thời nghiệp, Tam báo nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo quả báo 3 đời hiện tại(hiện), đời kế(thứ) hoặc nhiều đời sau(hậu). 1. Thuận hiện pháp thụ nghiệp (Phạm: Dfwỉa-dharam-vedanìyakarma): Nghiệp được tạo ra ở đời này và thành thục ngay ở đời này. Tức gây nhân ở hiện tại và chịu quả báo ngay trong hiện tại.2. Thuận thứ sinh thụ nghiệp (Phạm: Upapadya-vedanìya-karma): Nghiệp tạo ở đời này đến đời thứ 2 mới thành thục. Tức là đời này gieo nhân sang đời kế tiếp mới chịu quả báo. 3. Thuận hậu thứ thụ nghiệp (Phạm: Apara-paryàya-vedanìya-karma): Nghiệp tạo ở đời này đến đời thứ 3 hoặc nhiều đời sau nữa mới thành thục. Tức gây nhân ở đời hiện tại đến đời thứ 3 hoặc nhiều đời sau mới chịu quả báo. V. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo cảnh giới trên dưới và cảm quả đáng ưa, không đáng ưa khác nhau. Đó là: 1. Phúc nghiệp (Phạm: Puịyakarma): Nghiệp chiêu cảm quả thiện cõi Dục; nghiệp này có công năng mang lại quả đáng ưa, có ích cho hữu tình. 2. Phi phúc nghiệp (Phạm: Apuịyakarma), cũng gọi Tội nghiệp: Nghiệp chiêu cảm quả ác ở cõi Dục; nghiệp này có công năng mang lại quả không đáng ưa, gây tổn hại cho hữu tình. 3. Bất động nghiệp (Phạm:Aniĩjyakarma): Nghiệp chiêu cảm quả thiện ở cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nghiệp ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, nhờ sức định nên nghiệp Sơ thiền chắc chắn cảm quả Sơ thiền, nghiệp Nhị thiền nhất định cảm quả Nhị thiền, nghiệp và quả này đều không biến động, vì thế gọi là Bất động; trái lại, nghiệp cõi Dục thì thường bị các duyên khác làm cho biến động, cho nên gọi là Động nghiệp. [X. kinh Chính pháp niệm xứ Q.55; luận Câu xá Q.15; luận Thuận chính lí Q.40]. VI. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo Thí, Giới, Tu là: -Thí loại phúc nghiệp sự (Phạm:Dànamaya-puịya-kriỳa-vastùni). -Giới loại phúc nghiệp sự (Phạm:Zìlamaya-puịya-kriỳa-vastùni). -Tu loại phúc nghiệp sự (Phạm: Bhàvanà-maya-puịya-kriỳa-vastùni). Cũng gọi Tam phúc nghiệp sự (Phạm: Trìịi puịya-kriỳa-vastùni), Tam loại phúc nghiệp sự, Tam tính phúc nghiệp sự. Gọi tắt: Tam phúc nghiệp. Luận Du già sư địa quyển 9 (Đại 30, 319 hạ) nói: Thí tính nghiệp(Thí loại phúc nghiệp sự) có 4 nghĩa: Nhân duyên, Đẳng khởi, Y xứ và Tự tính. Nhân duyên nghĩa là vô tham, vô sân, vô si làm nhân duyên; Đẳng khởi nghĩa là cùng thực hành vô tham, vô sân, vô si, xả bỏ vật sở thí, khởi nghiệp thân ngữ ý. Y xứ nghĩa là lấy vật để bố thí và người nhận làm chỗ nương; Tự tính nghĩa là Tâm sở Tư khởi nghiệp thân và ngữ thường xả bỏ vật sở thí. Đó là nói về Thí là tính nghiệp. Còn về Giới tính nghiệp(Giới loại phúc nghiệp sự)và Tu tính nghiệp(Tu loại phúc nghiệp sự) thì cũng giống như thế, cứ suy nghĩa này thì biết. Trong đó, nghĩa nhân duyên và đẳng khời của Giới tính nghiệp giống như trên; còn Tự tính là thuộc về luật nghi của thân và ngữ nghiệp. Y xứ là số hữu tình và phi hữu tình. Nghĩa nhân duyên của Tu tình nghiệp là nhân duyên Tam ma địa, tức vô tham, vô sân, vô si. Đẳng khởi là định phát khởi cùng lúc với Tư; Tự tính là Tam ma địa; Y xứ là cõi hữu tình không có khổ, lạc trong khắp 10 phương. [X. kinh Ngưu phẩn dụ trong Trung a hàm Q.11; kinh Tăng nhất a hàm Q.12; kinh Đại bát nhã Ba la mật đa Q.3]. VII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo luật nghi, bất luật nghi và phi luật nghi phi bất luật nghi là: Luật nghi sở nhiếp nghiệp, Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp và Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp. 1. Luật nghi sở nhiếp nghiệp (cũng gọi Luật nghi nghiệp), có 3 thứ: Biệt giải thoát luật nghi sở nhiếp chi nghiệp, Tĩnh lự đẳng chí quả đoạn luật nghi sở nhiếp chi nghiệp và Vô lậu luật nghi sở nhiếp chi nghiệp. 2. Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp(cũng gọi Bất luật nghi nghiệp). Luận Du già sư địa quyển 9 liệt kê 12 thứ Bất luật nghi sở nhiếp nghiệp là: Giết dê, bán gà, bán lợn, bắt chim, bẫy thỏ, trộm cắp, đồ tể, giữ ngục, dèm pha, cai ngục, bắt voi, dùng chú thuật hại rồng. 3. Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp(cũng gọi Phi luật nghi phi bất luật nghi nghiệp). Trừ Luật nghi nghiệp và Bất luật nghi nghiệp nói trên, tất cả thiện nghiệp, bất thiện nghiệp và vô kí nghiệp còn lại đều thuộc Phi luật nghi phi bất luật nghi sở nhiếp nghiệp.[X. luận Phát trí .12; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.8]. (xt. Phi Luật Nghi Phi Bất Luật Nghi). VIII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 đời: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai. 1. Quá khứ nghiệp: Nghiệp trụ ở vị tập khí, hoặc đã thành quả, hoặc chưa thành quả. 2. Vị lai nghiệp: Nghiệp chưa sinh chưa diệt.3. Hiện tại nghiệp: Nghiệp đã tạo tác đã tư duy nhưng chưa diệt. [X. luận Phát trí Q.11; luận Câu xá Q.17; luận Du già sư địa Q.9]. IX. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo sự trói buộc trong 3 cõi là: Dục giới hệ nghiệp, Sắc giới hệ nghiệp và Vô sắc giới hệ nghiệp. 1. Dục giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục trong cõi Dục mà rơi vào cõi Dục. 2. Sắc giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục ở cõi Sắc mà rơi vào Sắc giới. 3. Vô sắc giới hệ nghiệp: Nghiệp có năng lực chiêu cảm Dị thục ở cõi Vô sắc mà rơi vào Vô sắc giới. [X. luận Phát trí Q.11; luận Du già sư địa Q.9, luận Đại tì bà sa Q.115]. X. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo 3 bậc Học, Vô học, Phi học phi vô học là: Học nghiệp, Vô học nghiệp và Phi học phi vô học nghiệp. 1. Học nghiệp (Phạm:Zaiksa-karma): Tất cả thiện nghiệp trong sự tương tục của bậc Hữu học thuộc hàng dị sinh và phi dị sinh.2. Vô học nghiệp (Phạm: Azaikwakarma): Tất cả thiện nghiệp trong sự tương tục thuộc bậc Vô học. 3. Phi học phi vô học nghiệp (Phạm: Naivazaikwa-nàzaikwa-karma): Trừ 2 thứ thiện nghiệp nói trên, tất cả thiện nghiệp, bất thiện nghiệp và vô kí nghiệp trong sự tương tục khác đều thuộc về Phi học phi vô học nghiệp. XI. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia loại theo đoạn và phi đoạn là: Kiến sở đoạn nghiệp, Tu sở đoạn nghiệp và Vô đoạn nghiệp. 1. Kiến sở đoạn nghiệp (Phạm: Darzana-heya-karma): Nghiệp bất thiện chiêu cảm ác thú. 2. Tu sở đoạn nghiệp (Phạm:Bhàvanàheya-karma): Các nghiệp thiện, bất thiện, vô kí... chiêu cảm thiện thú. 3. Vô đoạn nghiệp (Phạm: Aheyakarma): Các nghiệp vô lậu thế gian và xuất thế gian. [X. luận Du già sư địa Q.9; luận Phẩm loại túc Q.5; luận Đại tì bà sa Q.115]. XII. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp được chia theo sự nhiễm ô của 3 nghiệp thân, khẩu, ý là: Khúc nghiệp, Uế nghiệp và Trược nghiệp. 1. Khúc nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào sự dua nịnh mà sinh. 2. Uế nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào sân hận mà sinh. 3. Trược nghiệp: Ba nghiệp thân, ngữ, ý nương vào tham lam mà sinh. [X. luận Câu xá Q.15; luận Phát trí Q.11; luận Đại tì bà sa Q.117; Đại thừa nghĩa chương Q.7]. XIII. Tam Nghiệp. Dựa theo ba thứ Ưng tác, Bất ưng tác và Phi ưng tác phi bất ưng tác khác nhau mà chia nghiệp làm 3 loại là: -Ưng tác nghiệp (Phạm: Yoga-vihitakarma). -Bất ưng tác nghiệp (Phạm: Ayogavihita-karma). -Phi ưng tác phi bất ưng tác nghiệp (Phạm: Nayoga-vihita-nàyoga-vihitakarma). Luận Câu xá quyển 17 (Đại 29, 92 thượng) nói: Có thuyết cho rằng nghiệp ô nhiễm được gọi là Bất ưng tác, vì nó từ sự tác ý phi lí mà sinh ra. Có các Luận sư khác lại chủ trương các nghiệp thân ngữ ý làm bại hoại pháp tắc cũng là Bất ưng tác, nghĩa là tất cả càc việc nên đi như thế, nên đứng như thế, nên nói như thế, nên mặc áo như thế, nên ăn uống như thế..., nếu không như thế thì gọi là Bất ưng tác. Những việc không hợp với lễ nghi thế tục, trái với thế tục, gọi là Ưng tác nghiệp. Có thuyết cho rằng thiện nghiệp gọi là Ưng tác, vì nó từ sự tác ý hợp lí mà sinh ra. Các Luận sư khác cho rằng các nghiệp thân ngữ ý hợp với quĩ tắc cũng gọi là Ưng tác. Đây là thuyết thứ 3, đều trái với 2 chủ trương trước, tùy theo chỗ nên làm mà 2 thuyết khác nhau. [X. luận Thuận chính lí Q.43]. XIV. Tam Nghiệp. Ba thứ nghiệp theo 3 cảm thụ hỉ(mừng), ưu (lo), xả(không mừng không lo) mà được phân loại là: -Thuận hỉ thụ nghiệp (Phạm: Saumanasya-vedanìya-karma). -Thuận ưu thụ nghiệp (Phạm: Daurmanasya-vedanìya-karma). -Thuận xả thụ nghiệp (Phạm:Upekwàvedanìya-karma). [X. luận Câu xá Q.3; Câu xá luận quang kí Q.3].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Thắp ngọn đuốc hồng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.193.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...