Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam muội »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam muội








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam muội:

(三昧) I. Tam Muội. Phạm,Pàli:Samàdhi. Cũng gọi Tam ma địa, Tam ma đề, Tam ma đế. Hán dịch: Đẳng trì, Định, Chính định, Định ý, Điều trực định, Chính tâm hành xứ.Chỉ cho trạng thái thiền định, an trú tâm ở 1 chỗ, 1 cảnh. Trong kinh Phật, từ Samàdhi được dịch là Đẳng trì thời, đẳng là giữ cho tâm được bình đẳng an lành, không để cho lao xao, lay động; trì là chuyên tâm ở 1 cảnh, không tán loạn, gọi là Tâm nhất cảnh tính. Tông Câu xá coi Tam muội là 1 trong 10 Đại địa pháp, tông Duy thức thì cho là 1 trong 5 Biệt cảnh, cả 2 tông đều cho Tam muội thuộc 1 trong các tâm sở, nhưng kinh Lượng bộ và tông Thành thực đều cho tâm sở không có tính riêng biệt. Nói chung, việc tu hành cốt yếu là chuyên tâm chú ý ở 1 chỗ, không để tán loạn mà phải giữ cho tâm an tĩnh, trạng thái này gọi là Tam muội. Khi đạt đến trạng thái Tam muội thì liền phát khởi trí tuệ mà khai ngộ chân lí, vì thế khi dùng Tam muội này tu hành mà đạt được cảnh giới Phật thì gọi là Tam muội phát đắc hoặc phát định. Các nhà dịch cũ thường lầm 3 từ: Tam ma địa (Phạm: Samàdhi, Tam muội; Đẳng trì), Tam ma bát để (Phạm: Samàpatti, Đẳng chí, Chính thụ, Chính định, Hiện tiền) và Tam ma hi đa (Phạm: Samàhita, Đẳng dẫn, Thắng định) là giống nhau và đều dịch là Tam muội. Nhưng trên thực tế, Tam muội chỉ là Tam ma địa mà thôi.Hữu bộ cho rằng phàm là tác dụng tinh thần chung cho tất cả tâm (tức Đại địa pháp) thì đều có định, tán và 3 tính thiện, ác, vô kí, nhưng chỉ giới hạn ở tâm không tán loạn của tất cả định Hữu tâm (không có trong định Vô tâm) và có tác dụng tập trung trong 1 cảnh thì gọi là Tam ma địa. Ngược lại, Tam ma bát để và Tam ma hi đa thì thông cả Hữu tâm, Vô tâm, nhưng chỉ giới hạn ở định (bao gồm định Hữu tâm,định Vô tâm chứ không chung cho định, tán).Luận Câu xá quyển 28 cho rằng thiền định làm chỗ y chỉ có 4 loại khác nhau là 4 Tĩnh lự(Tứ thiền), 4 định Vô sắc, 8 Đẳng chí và 3 Đẳng trì. Bốn Tĩnh lự và 4 định Vô sắc lấy Thiện đẳng trì(Tam ma địa, Tam muội) làm thể. Đẳng chí(Tam ma bát để) căn bản của 4 Tĩnh lự và 4 định Vô sắc có 8 thứ, vì thế gọi là Bát đẳng chí; 3 Đảng trì có 3 loại là Hữu tầm hữu tứ, Vô tầm duy tứ và Vô tầm vô tứ. Ngoài ra, 3 Đẳng trì (Tam tam muội) cũng chỉ cho 3 lớp Đẳng trì(Tam trùng tam muội) là: Không, Vô tướng, Vô nguyện hoặc Không không, Vô tướng vô tướng, Vô nguyện vô nguyện. Trong 2 loại Tam muội thì loại thứ nhất tùy theo có Tầm và Tứ hay không mà được chia làm 3 thứ Tĩnh lự. 1. Sơ tĩnh lự(Sơ thiền)và Vị chí định (cũng gọi Hữu giác hữu quán tam muội): Tĩnh lự này thuộc về Tam ma địa hữu tầm hữu tứ. 2. Trung gian tĩnh lự(cũng gọi Vô giác hữu quán tam muội, Trung gian định): Tĩnh lự này thuộc Tam ma địa vô tầm duy từ. 3. Cận phần của Đệ nhị tĩnh lự (Đệ nhị thiền) trở lên(cũng gọi Vô giác vô quán tam muội): Cận phần này thuộc Tam ma địa vô tầm vô tứ. Còn loại thứ 2 thì chỉ cho Tam muội quán xét nhân và pháp đều không, gọi là Không tam muội. Tam muội lìa bỏ tướng sai biệt, gọi là Vô tướng tam muội. Tam muội lìa bỏ ý nghĩa mong cầu, gọi là Vô nguyện tam muội. Kế đến, trong 3 lớp tam muội còn có Không không tam muội, Vô tướng vô tướng tam muội và Vô nguyện vô nguyện tam muội. Cứ theo luận Thập trụ tì bà sa quyển 11, chỉ trừ Tứ thiền (4 Tĩnh lự)và Bát giải thoát, còn tất cả định đều là Tam muội. Lại cho rằng chỉ có 3 môn Giải thoát(Không tam muội, Vô tướng tam muội, Vô nguyện tam muội vô lậu) và 3 Tam muội Hữu tầm hữu tứ, Vô tầm duy tứ và Vô tầmvô tứ được gọi là Tam muội. Cũng luận đã dẫn còn chỉ ra rằng phạm vi của Định hẹp hơn phạm vi của Tam muội, theo đó thì Định mà chư Phật và Bồ tát chứng đắc có thể được xem là Tam muội. Đại thừa nghĩa chương quyển 13 có nêu các thuyết trong luận như Tạp a tì đàm tâm quyển 6, luận Thành thực quyển 12, Thập địa kinh luận quyển 5... rồi y cứ vào đó mà giải thích rõ sự khác nhau giữa: Thiền, Định, Tam muội, Chính thụ, Tam ma nga (Phạm, Pàli: Samàpatti: Đẳng chí), Giải thoát, Xa ma tha (Phạm: Samàtha, Pàli: Samatha: Chỉ)... Theo sự giải thích này thì Tam muội với nghĩa hẹp là chỉ cho 3 loại Tam muội Không, Vô tướng và Vô nguyện; còn Tam muội với nghĩa rộng thì chỉ cho 4 tâm Vô lượng và tất cả Định khác. Kinh A hàm cho rằng ngoài 4 thiền, 8 định ra, còn có 3 tam muội Không, Vô tướng, Vô nguyện(3 môn Giải thoát) và 3 tam muội Hữu tầm hữu tứ, Vô tầm duy tứ và Vô tầm vô tứ. Nhưng trong các kinh Đại thừa thì có từ vài trăm trở lên đến cả nghìn loại Tam muội. Về càc kinh Đại thừa có mang tên Tam muội thì gồm: Kinh Bát chu tam muội, kinh Thủ lăng nghiêm tam muội, kinh Tuệ ấn tam muội, kinh Tự thệ tam muội, kinh Phật ấn tam muội, kinh Pháp hoa tam muội, kinh Niệm Phật tam muội, kinh Nguyệt đăng tam muội, kinh Kim cương tam muội... Tiêu đề Tam muội trong các kinh trên được giải thích rất tỉ mỉ, rõ ràng. Trong đó, Bát chu tam muội còn được gọi Chư Phật hiện tiền tam muội, Phật lập tam muội. Ngoài ra, kinh Pháp hoa quyển 1 có nêu tên Vô lượng nghĩa xứ tam muội; kinh Hoa nghiêm quyển 6 và 44 (bản dịch cũ) thì có: Hoa nghiêm tam muội, Hải ấn tam muội, Sư tử phấn tấn tam muội... kinh Đại phẩm Bát nhã quyển 3, quyển 5 cũng có thuyết 108 tam muội, như Thủ lăng nghiêm (Kiện hành) tam muội, Bảo ấn tam muội, Sư tử du hí tam muội... Trong tông Thiên thai thì Ma ha chỉ quán quyển 2 thượng có nêu 4 loại Tam muội: Thường tọa, Thường hành, Bán hành bán tọa và Phi hành phi tọa. Đạo tràng để tu 4 loại Tam muội này gọi là Tứ tam muội viện. Ngoài ra, luận Thành thực quyển 12 có nêu 3 thứ Tam muội là Nhất phần tu tam muội(chỉ tu 1 phần định hay huệ), Cộng phần tu tam muội(gồm tu cảđịnh và tuệ hữu lậu) và Thánh chính tam muội(gồm tu cả định và tuệ vô lậu). Kinh Niết bàn quyển 13 (bản Nam) liệt kê tên 25 loại Tam muội mà Bồ tát tu để phá trừ 25 Hữu, 16 Tam muội trong kinh Pháp hoa quyển 7, tức là tên gọi khác của Pháp hoa tam muội. Tam muội từ thân phát ra lửa, gọi là Hỏa giới tam muội, Hỏa định tam muội, Hỏa quang tam muội, hàm ý là hỏa táng thi hài. Tam muội tối thắng thì gọi là Vương tam muội hoặc Tam muội vương tam muội. Trong Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, ngài Pháp nhiên vị tăng người Nhật, gọi niệm Phật là Vương tam muội. Lại trong Tọa thiền dụng tâm kí, ngài Oánh sơn Thiệu cẩn, cũng gọi tọa thiền là Vương tam muội. Ngôi nhà để tu Tam muội, gọi là Tam muội đường. Nếu chia theo chủng loại Tam muội được tu thì có Pháp hoa tam muội đường, Thướng hành tam muội đường, Lí thú tam muội đường... [X. kinh Tạp a hàm Q.18; kinh Trường a hàm Q.9,10; kinh Đại bát niết bàn Q.25 (bản Bắc); kinh Đại phẩm Bát nhã Q.1,23; luận Đại trí độ Q.28; luận Du già sư địa Q.11; luận Tập dị môn túc Q.6; Phật địa kinh luận Q.1, luận Thành duy thức Q.8; Đại thừa nghĩa chương Q.13; Viên giác kinh lược sớ chú Q.thượng; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.4, thượng]. (xt. Bách Bát Tam Muội, Định). II. Tam Muội. Tại Nhật bản, nơi thiêu thi hài, nghĩa địa, cũng được gọi là Tam muội. Để cầu siêu cho người chết, phần nhiều nhà Pháp hoa tam muội được dựng bên cạnh mộ phần và thỉnh chư tăng tu tam muội Pháp hoa. Ngôi nhà Pháp hoa tam muội gọi tắt là Tam muội đường hoặc Tam muội.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.189.85 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...