Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chủng giáo tướng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam chủng giáo tướng








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam chủng giáo tướng:

(三種教相) I. Tam Chủng Giáo Tướng. Cũng gọi Giáo tướng tam ý. Ba sự sai khác về mặt giáo tướng giữa kinh Pháp hoa và các kinh trướcPháp hoa.1. Căn tính dung bất dung tướng: Tức phán giáo Năm thời Tám giáo. Bốn thời (thời Hoa nghiêm, thời A hàm, thời Phương đẳng, thời Bát nhã) trước Pháp hoa là dùng 4 giáo Hóa nghi và Hóa pháp để giáo hóa hàng Nhị thừa, Tam thừa, Ngũ thừa căn tính chưa thuần thục. Trong 4 giáo Hóa pháp tuy có Viên giáo nhưng chỉ có Pháp khai hội(nghĩa là tất cả giáo pháp đều tương đồng nhất trí) chứ không có Nhân khai hội (nghĩa là loại bỏ sự khác nhau giữa Tam thừa, vì mọi người đều có khả năng thành Phật). Những người được Pháp hoa giáo hóa là những căn cơ Nhất Phật thừa, căn tính thuần thục, pháp năng hóa thì đủ cả Pháp khai hội và Nhân khai hội, tức là mở bày Viên giáo thuần tuý vi diệu. 2. Hóa đạo thủy chung bất thủy chung tướng: Các giáo khác ứng theo căn cơ làm lợi ích chúng sinh, không nói đến ý nghĩa giáo hóa bằng cách đưa Quyền về thực của Như lai. Còn Pháp hoa thì nói rõ bản ý thiết lập giáo pháp của Phật là khéo léo vì các căn cơ của chúng sinh mà gieo các chủng tử Đốn, Tiệm, Bất định, Hiển, Mật... sau đó dùng các giáo pháp này mà điều phục, trưởng dưỡng và làm cho họ thuần thục, cuối cùng là độ thoát họ. Đủ biết việc thiết lập giáo pháp của đức Phật có 3 giai đoạn lợi ích: Chủng, Thục, và Thoát. 3. Sư đệ viễn cận bất viễn cận tướng: Các kinh khác đều nói rằng khi Phật thành đạo ở gốc cây Bồ đề thì Thực trí mới tròn đủ, mới thi thiết Quyền trí, các đệ tử Nhị thừa không vào được Thực trí thì cũng không thi thiết được Quyền trí. Còn kinh Pháp hoa thì cho rằng trước khi Phật ngồi dưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành Phật từ lâu, đã đầy đủ cả hai trí Quyền và Thực; vả lại, các đệ tử cũng đã vào Thực trí rất lâu, cũng đã hiểu Quyền trí và thực hành rồi, cho nên, thầy và đệ tử đều đã có Quyền và Thực trí từ lâu xa trước khi Phật ngồi ở gốc cây Bồ đề. Trong 3 loại giáo tướng trên đây, ngài Trí khải thường dùng cách phán giáo thứ nhất, ngài Kinh khê Trạm nhiên, ngài Tối trừng(người Nhật bản)thường dùng cách phán giáo thứ hai, ngài Nhật liên(Tổ của tông Nhật liên, Nhật bản) thì thường dùng cách phán giáo thứ ba. [X. Pháp hoa huyền nghĩa Q.1, thượng; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.1]. II. Tam Chủng Giáo Tướng. Chỉ cho 3 thứ giáo tướng thường được các Luận sư phương Nam sử dụng. 1. Đốn giáo: Giáo pháp Hoa nghiêm dùng để giáo hóa hàng Bồ tát, như mặt trời chiếu trên núi cao, nên gọi là Đốn giáo.2. Tiệm giáo: Lại chia làm Hữu tướng giáo và Vô tướng giáo. Tam tạng giáo(Tiểu thừa giáo) để hóa độ Tiểu thừa, trước dạy Bán tự giáo, gọi là Hữu tướng giáo. Sau khi thành Phật được 12 năm, đức Thế tôn vì hàng Đại thừa mà nói 5 thời Bát nhã cho đến thường trụ, gọi là Vô tướng giáo. Hữu tướng, Vô tướng đều thuộc về Tiệmgiáo.3. Bất định giáo: Như các kinh Thắng man, Kim quang... chẳng phải đốn, chẳng phải tiệm, nói rõ về Phật tính thường trụ, cho nên gọi là Thiên phương bất định giáo.[X. Nhân vương bát nhã kinh sớ Q.thượng, phần 1; Pháp hoa huyền nghĩa Q.10, thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Dưới cội Bồ-đề


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.204.140 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...