Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam bảo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tam bảo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tam bảo:

(三寶) Phạm: Tri-ratna hoặc Ratna-traya. Pàli: Ti-ratana hoặc Ratanattaya. Cũng gọi Tam tôn. Chỉ cho 3 ngôi báu: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo được tín đồ Phật giáo tôn kính, cúng dường. Phật (Phạm:Buddha) là bậc đã giác ngộ, có năng lực giáo hóa, dắt dẫn chúng sinh, là Giáo chủ của Phật giáo, hoặc chỉ chung cho hết thảy chư Phật; Pháp (Phạm: Dharma) là giáo pháp của đức Phật; Tăng (Phạm: Saôgha) là tăng đoàn đệ tử của Phật tu học theo giáo pháp. Ba ngôi trên có uy đức cao tột, có năng lực mang lại giải thoát, yên vui cho hết thảy chúng sinh, như của báu thế gian, nên gọi là Tam bảo. Theo luận Cứu cánh nhất thừa bảo tính quyển 2 thì Tam bảo có 6 nghĩa: 1. Hi hữu: Ba ngôi báu này trải qua trăm nghìn muôn kiếp mới có, cũng như vật trân bảo ở thế gian rất khó có được. 2. Minh tịnh: Ba ngôi báu này xa lìa tất cả pháp hữu lậu, trong sạch sáng suốt. 3. Thế lực: Ba ngôi báu này có đầy đủ uy đức tự tại không thể nghĩ bàn. 4. Trang nghiêm: Ba ngôi báu này có năng lực trang nghiêm xuất thế gian, giống như của báu ở thế gian có thể làm đẹp thế gian.5. Tối thắng: Ba ngôi báu này thù thắng mầu nhiệm hơn hết trong các pháp xuất thế gian. 6. Bất biến: Ba ngôi báu này là pháp vô lậu, tám pháp của thế gian không thể làm cho lay động, biến đổi. Đại thừa nghĩa chương quyển 6, phần đầu thì nêu 4 nghĩa thiết lập Tam bảo: 1. Vì đối trị tà tam bảo của ngoại đạo, đó là nghĩa bỏ tà về chính. 2. Phật là bậc Điều ngự sư, Pháp là giáo pháp của Phật, Tăng là đồ đệ của Phật. Chỗ chứng ngộ của 3 ngôi báu này là vô lượng, nhưng chủng loại giống nhau, cho nên lập chung là 1 pháp. Nhưng, vì nhân quả chứng ngộ có khác nhau nên chia ra thầy và trò. 3. Vì người thượng căn muốn chứng được quả Phật bồ đề mà nói Phật bảo; vì người trung căn cầu được trí tự nhiên để rõ suốt pháp nhân duyên mà nói Pháp bảo; vì người hạ căn nương theo thầy lãnh nhận giáo pháp, sự lí không trái mà nói Tăng bảo.4. Phật như thầy thuốc giỏi, Pháp như thuốc hay, Tăng như người khám bệnh; đối với 1 người đang có bệnh mà nói thì thầy thuốc giỏi, phương thuốc hay và người xem bệnh đều rất cần thiết, không thể thiếu một. Còn luận Du già sư địa quyển 64 thì nói Tam bảo có 6 nghĩa khác nhau: 1. Tướng khác nhau: Phật là tướng của sự giác ngộ tự nhiên, Pháp là quả tướng của sự giác ngộ, Tăng là tướng tu hành chân chính theo lời Phật chỉ dạy. 2. Việc làm khác nhau: Việc làm của Phật là giảng nói giáo pháp chân chính, việc của Pháp là diệt trừ các khổ phiền não do cảnh sở duyên tạo ra, việc của Tăng là dũng mãnh tinh tiến. 3. Tin hiểu khác nhau: Đối với Phật bảo phải có lòng tin hiểu gần gũi, phụng sự; đối với Pháp bảo phải có lòng tin mong cầu chứng ngộ; đối với Tăng bảo phải có lòng tin hiểu hòa hợp đồng nhất, cùng an trú trong pháp tính. 4. Tu hành khác nhau: Đối với Phật bảo phải tu hành chân chính, phụng thờ; đối với Pháp bảo phải tu chính hạnh phương tiện du già; đối với Tăng bảo phải tu chính hạnh cùng thụ tài pháp. 5. Tùy niệm khác nhau: Mỗi người nên tùy theo các tướng mà niệm Phật, Pháp và Tăng bảo. 6. Sinh phúc khác nhau: Đối với Phật y vào 1 hữu tình mà sinh phúc tối thắng; đối với Pháp y vào pháp này mà sinh phúc tối thắng; đối với Tăng y vào nhiều hữu tình mà sinh phúc tối thắng. Cứ theo các luận thì Tam bảo có nhiều chủng loại, phổ thông có 3 thứ: 1. Biệt tướng tam bảo(cũng gọi Giai thê tam bảo, Biệt thể tam bảo): Phật, Pháp, Tăng, mỗi mỗi đều khác nhau. Đầu tiên, Phật thành đạo ở gốc cây Bồ đề, chỉ thị hiện thân trượng sáu và khi nói kinh Hoa nghiêm thì đặc biệt hiện thân Phật Lô xá na, cho nên gọi là Phật bảo. Các kinh luật Đại thừa, Tiểu thừa do đức Phật nói trong 5 thời, gọi là Pháp bảo. Hàng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát nhờ tu theo giáo pháp của Phật mà chứng được quả giác ngộ, giải thoát gọi là Tăng bảo. 2. Nhất thể tam bảo(cũng gọi Đồng thể tam bảo, Đồng tướng tam bảo): Đứng về phương diện ý nghĩa và bản chất mà nói, Phật Pháp, Tăng có 3 tên gọi khác nhau nhưng thể tính chỉ là một. Chẳng hạn như đứng trên lập trường của người giác ngộ mà nói thì Phật là thể tính linh giác, soi rõ các pháp, chẳng phải không, chẳng phải có nên gọi là Phật bảo; chỉ Phật mới có đầy đủ đức hạnh làm khuôn phép cho tất cả chúng sinh, cũng tức là pháp tính vắng lặng mà có hằng sa tính đức, đều đáng làm khuôn mẫu, cho nên cũng gọi là Pháp bảo; lại như Phật là trạng thái hòa hợp, hoàn toàn không tranh đua, mà đặc chất của Tăng đoàn là hòa hợp không tranh đua, vì thế cũng gọi là Tăng bảo. Như vậy thì trong một Phật bảo mà có đủ cả Tam bảo. 3. Trụ trì tam bảo: Chỉ cho Tam bảo lưu truyền, duy trì Phật pháp ở đời sau, tức là 3 ngôi báu: Tượng Phật, kinh Phật và các tỉ khưu xuất gia. Đại thừa cho rằng 8 tướng thành đạo là Trụ trì Phật, tất cả giáo pháp làm lợi ích cho thế gian gọi là Trụ trì pháp và chúng Tam thừa được giáo hóa, thành lập là Trụ trì tăng. Ba ngôi báu này gọi chung là Trụ trì tam bảo. Ngoài ra còn có các thuyết 4 loại Tam bảo (Nhất thể Tam bảo, Duyên lí Tam bảo, Hóa tướng Tam bảo, Trụ trì Tam bảo), 6 loại Tam bảo (Đồng thể, Biệt thể, Nhất thừa, Tam thừa, Chân thực và Trụ trì)... Về tiêu biểu của Tam bảo thì Trung quốc và Nhật bản từ xưa đến nay tương đối ít dùng phù hiệu hay hình vẽ để tượng trưng Tam bảo, nhưng ở Ấn độ thì việc sử dụng phù hiệu hoặc hình vẽ để biểu thị Tam bảo tương đối phổ biến. Có 2 loại biểu hiện khác nhau: 1. Dùng hình tháp tượng trưng Phật bảo, bánh xe tượng trưng Pháp bảo và tòa Bồ đề hoặc tòa Sư tử tượng trưng Tăng bảo. 2. Vẽ hình dáng cây kích 3 chĩa để tượng trưng Tam bảo. Còn Phật giáo Tây tạng thì dùng hạt bảo châu có 3 cánh để tượng trưng Tam bảo.[X. kinh Tăng nhất a hàm Q.12; kinh Quá khứ hiện tại nhân quả Q.3; kinh Quán Vô lượng thọ; kinh Hoa nghiêm Q.18 (bản dịch mới); phẩm Cụ túc trong luận Thành thực Q.1; luận Tạp a tì đàm tâm Q.10; luận Đại tì bà sa Q.34; luận Câu xá Q.14; Đại thừa nghĩa chương Q.10]. (xt. Tam Qui Y, Tam Bảo Chương, Tứ Chủng Tam bảo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Bát Niết-bàn


Bhutan có gì lạ


Cẩm nang phóng sinh


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.85.85.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...