Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tông khách ba »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tông khách ba








KẾT QUẢ TRA TỪ


tông khách ba:

(宗喀巴) Tạng: Tsoí-kha-pa. Nhà cải cách Phật giáo Tây tạng sống vào thế kỷ XIV, XV, cũng là Tổ khai sáng của phái Hoàng mạo (phái đội mũ màu vàng) thuộc Lạt ma giáo, người ở vùng Tông khách tại Tây ninh thuộc tỉnh Thanh hải. Sư vốn có tên là Hiền tuệ xứng cát tường, pháp danh là La bốc tạng trát khắc ba,La tang trát ba (Tạng: Lozan-tak-pa), còn Tông khách ba là do người đời sau tôn xưng theo địa danh, nơi sinh của sư. Lúc sư lên 3, Pháp vương Cát mã ba du hí kim cương từ Tây tạng đến Nội địa thấy sư có dung mạo phi phàm, liền cho sư thụ Cận sự giới, ban hiệu là Khánh hỉ tạng. Năm 7 tuổi, sư y chỉ vào ngài Đôn châu nhân khâm thụ giới Sa di. Sư tu học pháp Liên hoa bộ ở chùa Tát ca tại Trát thập luân bố(Nhật khách tắc), lãnh hội hết ý nghĩa sâu kín. Sư lại đến Tuyết sơn tu khổ hạnh trong mấy năm, người Tây tạng tôn sư là Giáp lặc ngõa. Rồi sư tu học giáo nghĩa của phái Ca đương (Tạng: Bka#-gdam-pa), đồng thời đi tu học các nơi. Bấy giờ, phái Tát ca (Tạng: Sa-skya-pa) đã bị rơi vào tà giáo chú pháp của phái Hồng mạo(phái đội mũ đỏ), sư rất thương cảm nên phát nguyện cải cách. Năm 36 tuổi, Sư đề xướng chủ nghĩa nghiêm thủ độc thân theo đúng giới luật của Phật giáo, sáng lập giáo phái Đâu suất (Phạm:Dga#- ldan), sau đổi thành phái Ngạch nhĩ đức (Tạng:Dge-lugs-pa) nghĩa là phái Đức hạnh. Người đương thời thấy tình trạng đồi bại của phái Hồng mạo nên rất ngưỡng mộ giáo đoàn của sư. Nhưng cũng vì thế mà sư bị các nơi áp bức nên phải ẩn trốn trong núi. Sư đề xướng thuyết dung hợp giữa Bát nhã trung quán và Bí mật kim cương thừa, giáo lí củasư thu hút phái Ca đương từ ngài Ađềsa về sau và thực hành phương thức khất thực, tọa cụ, phục trang, giới luật của Phật giáo nguyên thủy, đồng thời đội mũ màu vàng để phân biệt với phái đội mũ đen (Tạng: Shwa-nag) của Bổng giáo và phái đội mũ đỏ (Tạng: Shwa-dwar) đã có từ xưa đến nay, cho nên hệ phái của sư được gọi là Hoàng mạo phái (Tạng: Shwaser), Hoàng y phái (phái áo vàng). Giới luật và đức hạnh của sư lan tỏa trên toàn cõi Tây tạng, phạm vi thế lực cũng dần dần được mở rộng và trở thành nguồn gốc của Đạt lại và Ban thiền Lạt ma đời sau. Sư sáng lập chùa Cam đan ở ngoại ô thủ đô Lhasa, là Bản sơn của phái Hoàng mạo. Sau đó,sư sai đệ tử xây chùa Sắc lạp và chùa Biệt bạng ở gần Lhasa, ở các chùa này, Sư chia ra giáo hóa, chỉ trong vòng mấy năm đã giành được tòa pháp của Hồng y Lạt ma. Tín đồ đều coi sư là hóa thân của Phật Adiđà hoặc của bồ tát Văn thù và lại càng thêm sùng kính. Thông thường sư cũng được mọi người tôn là Đệ Nhị Năng Nhân. Các đệ tử nổi tiếng của sư có: Đạt nhĩ ma nhân khâm (Tạng: Dar-ma rin-chen, 1364-1432), Căn đôn châu ba (Tạng: Dge-#dun-grub-pa, 1390-1475), Khải châu (Tạng: Mkhas-grub-rje, 1385-1435)... Trong đó, 2 vị Căn đôn châu ba và Khải châu được sư truyền đại pháp. Ngài Căn đôn châu ba thì mở rộng hệ thống truyền thừa Đạt lại lạt ma, còn ngài Khải ba thì mở rộng hệ thống truyền thừa Ban thiền lạt ma. Đạt lại và Ban thiền đời đời chuyển sinh để hóa độ chúng sinh. Sư có rất nhiều tác phẩm, đến hơn 200 loại lớn nhỏ, bao gồm các sách chú thích về Hiển giáo và Mật giáo, văn lễ tán, văn kì đảo, sách giáo dục, thư hàn, giác thư, bí mật nghi quĩ, thành tựu pháp... được biên soạn thành Tông Khách Ba Toàn Thư (Tạng:Gsuís #bum). Trong đó, có 2 tác phẩm quan trọng nhất là: Bồ đề đạo thứ đệ luận (Tạng: Byan-chub-lam-rim) nói khái quát về giáo nghĩa của phái Thậm thâm quán (Tạng: Zad-mo lta-ba), phái Quảng đại hành (Tạng: Rgya-chen Spyod-pa) thuộc Hiển giáo và Bí mật đạo thứ đệ luận (Tạng:Síag-rim, cũng gọi Mật tông đạo thứ luận) nói khái quát về giáo nghĩa của phái Gia trì kì đảo (Tạng: Ĩamlenbyin-rlabs) thuộc Mật giáo. Trong 2 bộ luận trên, ngài Tông khách ba nói rõ về thứ tự tu hành của Hiển tông và Mật tông, đồng thời nhấn mạnh chủ trương quan trọng là bất luận Hiển hay Mật đều phải giữ gìn giới luật. Hai tác phẩm này đều có bản quảng và lược. Bồ đề đạo thứ đệ quảng luận gần đây đã được ngài Pháp tôn dịch ra Trung văn(bản in chụp của nhà xuất bản Tân văn phong), Lược luận phần lớn cũng đã được ngài Đại dũng dịch và ngài Pháp tôn bổ túc(bản in chụp của Ấn kinh xứ ở Đài Loan).Nhìn chung, giá trị tư tưởng then chốt của sư là ở chỗ liên kết Phật giáo Đại thừa ở thời kì cuối tại Ấn độ với Phật giáo Tây Tạng. Giáo chỉ của phái Hoàng y do sư truyền thực ra đã dựa vào Liên hoa hộ pháp của Adiđà Như lai do ngài Long mãnh truyền, đều tôn thờ Minh phi bộ hộ của Bản tôn bộ mẫu, giống như phái Hồng y, mà pháp tu nghiệm cũng không khác với phái Hồng y. Chỉ vì chỉnh đốn phái Hồng y và chú trọng về Cam châu nhĩ nên giữ nghiêm giới luật, thăng hoa đức hạnh, lấy việc thành tựu sự trong sáng của Liên hoa bộ một cách chân chính làm yếu chỉ căn bản, còn giáo qui của sư thì lấy sự hộ trì tâm bồ đề làm chính. Ngay trong phái Hoàng y cũng có 2 phái lớn và đều tôn sùng đức hạnh giới luật, chân thực tu nghiệm, hình thức lí thú của 2 phái đều không khác nhau. Tông khách ba thị tịch vào năm Vĩnh lạc 15 (1478) đời Minh, thọ 63 tuổi.Các đệ tử của sư lấy ngày sư thị tịch 25 tháng 10 làm ngày Tông giáo. Nhưng về năm sinh và năm mất của sư có nhiều thuyết khác nhau, như có thuyết cho rằng sư sinh năm 1355 và thị tịch năm 1417; lại có thuyết chủ trương sư sinh năm 1357 và thị tịch năm 1419... [X. Tây tạng Phật giáo lược sử (Lí dực chước); Lạt ma giáo giáo lí khái thuyết (Tự bản uyển nhã); Tây tạng Phật giáo nghiên cứu (Trường vĩ nhã nhân); Grammar of the Tibetan Language, by A.Csoma; The Buddhism in Tibet, by E.Schlagintweit; The Buddhism of Tibet, by L.A.Waddell; Tibetan English Dictionary, by Candra Das; Tibetan Temple Paintings, by W.J.G.Van Meurs]. (xt. Thậm Thâm Quán).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Kinh Bi Hoa


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Tôi đọc Đại Tạng Kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.220.245.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...