Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tống bản đại tạng kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tống bản đại tạng kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


tống bản đại tạng kinh:

(宋板大藏經) Gọi tắt: Tống bản. Đại tạng kinh được khắc bản in vào đời Tống, Trung quốc, gồm có 5 loại như sau:1. Thục bản: Bản do vua ban sắc khắc in được bắt đầu ở Thành đô, tỉnh Tứ xuyên vào khoảng thời gian từ năm Khai bảo thứ 4 (971, có thuyết nói năm thứ 5 - 972) đến năm Thái bình Hưng quốc thứ 8 (983) đời Tống, là bộ Đại tạng kinh Hán dịch được khắc bản in đầu tiên. Theo phần chú thích trong Bắc sơn lục quyển 10 và Phật tổ lịch đại thông tải quyển 26 thì bản gỗ khắc lần này gồm hơn 13 vạn bản. Sau khi khắc xong được 4 năm thì truyền đến Nhật bản. Cứ theo Nguyên hanh thích thư quyển 16 của Nhật bản thì lúc bấy giờ tổng số có 5.048 quyển. Bốn năm sau, bản này lại được Hàn ngạn chi thỉnh về Cao li và theo Cao li sử quyển 93 thì gồm có 481 hòm, 2.500 quyển. Trong đó, 5.048 quyển giống với số quyển được ghi trong Khai nguyên thích giáo lục Nhập tạng lục; còn 481 hòm có lẽ là 480 pho ghi trong lục này và thêm mục lục 1 pho. Còn 2.500 quyển ghi trong Cao li sử thực ra là truyền lầm, vì Thục bản đã dùng Khai nguyên nhập tạng lục làm bản gốc để khắc bản in. Lại căn cứ vào những bản lẻ hiện còn thì được biết hình thức của Thục bản là bản xếp nửa tờ giấy (tức 1 trang) 6 dòng, mỗi dòng 14 chữ, không có đường kẻ ở mép. Lại có bản cuốn (quyển tử bản) mỗi mặt 5 dòng, mỗi bản 25 dòng và bản cuốn mỗi bản 23 dòng... Bản Tạng này, ngoài việc truyền đến Nhật bản, Cao li, còn truyền bá đến các nước như Đông nữ chân, Tây hạ... 2. Phúc châu Đông thiền tự Đẳng giác viện bản (cũng gọi Phúc châu bản, Mân bản, Việt bản): Bản của viện Đẳng giác, chùa Đông thiền, Phúc châu. Đây là bản tư, được gọi là Sùng ninh vạn thọ Đại tạng, do ngài Trùng chân trụ trì viện Đẳng giác, chùa Đông thiền phát khởi, xây cất viện mới để in Tạng kinh, bắt đầu khắc bản in vào năm Nguyên Phong thứ 3 (1080), với sự giúp sức quyên góp kinh phí của các ngài Tuệ vinh, Trí hoa, Liễu nguyên, Trí hiền, Khế chương, Phổ minh..., đến mùa Đông năm Sùng trinh thứ 2 (1103) công việc mới được hoàn thành. Tháng 11 năm ấy, vua sắc ban tên gọi là Phúc Châu Đông Tiệm Kinh Tạng Sùng Ninh Vạn Thọ Đại Tạng. Từ hòm chữ Thiên đến hòm chữ Quần gồm 479 hòm. Nay so sánh mục lục ghi trong Chiêu hòa pháp bảo tổng mục lục của Nhật bản với mục lục ghi trong Nhất thiết kinh mục lục hiện còn ở Đông tự và trong Khai nguyên thích giáo lục lược xuất thì số hòm rất giống nhau. Lại trong bản này cũng có nhiều bản gỗ được khai bản sau Khai nguyên nhập tạng. Xét trong khoảng thời gian 97 năm từ năm Nguyên phong thứ 3 (1080) đến năm Thuần hi thứ 3 (1176), viện in tạng kinh của chùa Đông thiền đã in được 595 hòm, 1450 bộ kinh. Hình thức bản này và Thục bản đều là bản xếp, trên và dưới đều có một đường kẻ, nửa tờ 6 dòng, mỗi dòng 17 chữ, mỗi hòm đều có phụ thêm một tờ âm thích. Riêng Thiên thai bộ chương sớ gồm 10 hòm từ chữ Cánh trở xuống là mỗi dòng 19 chữ. 3. Phúc châu khai nguyên tự bản: Cũng là bản tư, do các vị Thái tuấn thần, Bản minh, Bản ngộ... chung sức khắc tạo bản gỗ. Công việc được bắt đầu từ năm Chính hòa thứ 2 (1112) đến đầu năm Thiệu hưng (1129) thì đã khắc xong 400 hòm. Bấy giờ, có vị Trụ trì chùa Khai nguyên là Duy trùng đến Thủ đô quyên góp để giúp Thái tuấn thì công việc mới được tiếp tục. Đến năm Thiệu hưng 18 (1148), vị Trụ trì chùa Khai nguyên là Đại sư Tuệ thông Liễu nhất được sự cúng dường của các ông Tuyên cán, Phùng tiếp mới hoàn thành sự nghiệp. Đến năm Thiệu hưng 24 (1154), khắc được tất cả 564 hòm từ chữ Thiên đến chữ Vật, gồm 1429 bộ. Chẳng những kiểu bản giống với kiểu bản của chùa Đông thiền mà thể chữ cũng rất giống thể chữ của bản chùa Đông thiền. Hiện nay, Nhật bản cũng còn giữ được nhiều loại bản khắc này, như Tạng bản ở thư viện Cung nội tỉnh, chùa Đông, chùa Thượng đề hồ, viện Tri ân, viện Khuyến học ở núi Cao dã... 4. Tư khê bản (cũng gọi Tư khê tạng, Chiết bản), được chia thành 2 bản: a. Tư khê Viên giác tạng (cũng gọi Hồ châu bản, Viên giác tạng tiền tư khê tạng): Do Vương vĩnh tòng ở Hồ châu phát nguyện khắc bản, các vị Tịnh phạm, Hoài thâm... phát tâm khuyến hóa, quyên góp tài vật, khoảng năm Thiệu hưng thứ 2 (1132) đời vua Cao tông nhà Nam tống được khắc bản ở Viên giác thiền tự tại Tư khê thuộc Hồ châu (nay là huyện Ngô hưng, tỉnh Chiết giang). Như trên đã nói, ngài Tịnh phạm đảm nhiệm việc quyên góp kinh phí khắc bản, theo Phật tổ thông kỉ quyển 14 thì ngài thị tịch vào niên hiệu Kiến viêm năm đầu (1127). Căn cứ theo đây mà suy đoán thì bản gỗ của Tư khê Viên giác tạng phải được khắc trước năm Thiệu hưng thứ 2 (1132). b. Tư khê Tư phúc tạng(cũng gọi Hậu tư khê tạng, Tư phúc tạng): Thời gian khắc bản là sau Tiền tư khê tạng, mãi đến năm Thuần hi thứ 2 (1175) đời vua Hiếu Tông vẫn còn đang khắc, địa điểm khai bản là Tư phúc thiền tự ở Tư khê thuộc châu An cát (nay là huyện Ngô hưng, tỉnh Chiết giang). Viên giác tạng và Tư phúc tạng được gọi chung là Tư khê tạng. Nhưng theo sự nghiên cứu của học giả Vương quốc duy sống vào cuối đời Thanh và Pháp sư Đạo an thời Dân quốc thì Tư phúc tạng không phải là một Tạng kinh hoàn toàn độc lập, mà chỉ là phần khắc tiếp theo của tạng Viên giác. An cát châu chính là Hồ châu, Tư phúc thiền viện chính là Viên giác thiền viện, đó là vì vào niên hiệu Bảo khánh năm đầu (1225), vua Lí tông nhà Tống đổi lại tên đất, tên chùa nói trên nên mới có sự hiểu lầm của người đời sau đối với tạng kinh này. Như vậy, 2 tạng Tiền tư khê và Hậu tư khê cũng nên được xem như một tạng. An cát châu Tư khê pháp bảo Tư phúc thiền tự Đại tạng kinh mục lục 2 quyển hiện nay được cất giữ ở thư viện Đại học Đế quốc tại Kyoto, Nhật bản, cũng được thu vào Chiêu hòa pháp bảo tổng mục lục. Qua mục lục, người ta được biết, Tư khê tạng từ chữ Thiên đến chữ Tối gồm 599 hòm, 1464 bộ. Trong đó, số hòm của 479 hòm từ chữ Thiên đến chữ Quần đại khái giống với Khai nguyên thích giáo lục lược xuất. Còn 31 hòm từ chữ Anh trở xuống đến chữ Cốc thì hoàn toàn giống với bản Phúc châu. Nhưng hòm chữ Anh thì loại bỏ Đại đường Trinh nguyên tân định mục lục và thay vào đó là Thích âm tinh nghiêm tập; rồi lại bổ sung thêm Tán pháp giới tụng vào hòm chữ Lộ. Từ hòm chữ Chấn trở xuống thì giữa 2 tạng có nhiều chỗ dị đồng. Kiểu bản của 2 tạng này hoàn toàn giống với bản Phúc châu. Hiện nay, tạng Tư khê đang được cất giữ ở chùa Tăng thượng tại Kyoto, Nhật bản, ở viện Hỉ đa tại Hà việt thuộc Vũ tạng, Nhật bản. Trong đó, tạng bản chùa Tăng thượng được truyền vào niên hiệu Kiến Trị năm đầu (1275) là do ngài Truyền hiểu người Nhật ở chùa Quản sơn, tại Cận giang, Nhật bản, mang từ Trung quốc (đời Tống) về và hiện được Nhật bản xếp vào loại quốc bảo. 5. Tích sa diên thánh viện bản (cũng gọi Diên thánh tự bản, Tích sa tạng): Đây là Tạng bản thuộc tư nhân do các vị Triệu an quốc, Pháp âm... phát tâm quyên góp kinh phí, được khắc ở viện Tích sa Diên thánh, tại phủ Bình giang (nay là huyện Ngô, tỉnh Giang tô) vào khoảng niên hiệu Đoan bình năm đầu (1234) đời vua Lí tông nhà Nam Tống. Theo mục Thức ngữ trong phần Đoan bình nguyên niên trong Bình giang phủ Tích sa Diên thánh viện tân điêu Đại tạng kinh luật luận mục lục quyển thượng (được thu vào Chiêu hòa pháp bảo tổng mục lục quyển 1 do thư viện Đại học Đế quốc ở Kyoto, Nhật Bản cất giữ) thì có rất nhiều tín đồ đã góp phần mình vào việc khắc in Tạng bản này. Mục lục này cũng có ghi niên hiệu Đoan bình năm đầu (1234), như vậy tất nhiên nó đã được khắc bản từ 1234 trở về trước. Từ chữ Thiên đến chữ Hợp gồm 548 hòm, 1.429 bộ. Trong đó, 539 hòm từ chữ Thiên trở xuống đến chữ Khúc và 7 hòm từ chữ Đán đến chữ Hợp về đại thể thì giống, nhưng về chi tiết thì có khác với bản Tư khê. Đến năm Đại đức thứ 5 (1301) đời vua Thành Tông nhà Nguyên, Tạng bản này từng được khắc lại. Từ năm Đại đức thứ 10 (1306) về sau nó lại tiếp tục được khắc bản ấn hành. Kiểu bản của Tạng này cũng hoàn toàn giống với bản Phúc châu. Trong các Tạng bản nói trên, nay di phẩm của Thục bản có từ 2 đến 3 thếp, các bản khác đều còn một số, đều có các bản lẫn lộn vào, không một bản nào hoàn hảo. Ngoài các bản kể trên, Vũ di tân tập quyển 6 do Dương ức soạn vào đời Tống có ghi: Đầu năm Chí đạo (995- 997) đời vua Thái Tông, chùa Khai nguyên ở Vụ châu in Đại tạng kinh. Đây có lẽ là Đại tạng kinh bản đời Tống ngoài 5 bản đã ghi ở trên, nhưng sự thực thế nào thì chưa rõ. Trung hoa Đại tạng kinh tập 1 ấn hành ở Đài loan vào năm 1961, có thu Tích sa tạng và Tống tạng di trân(bản in chụp) là tập thành Đại tạng kinh bản đời Tống. [X. Duyên sơn tam Đại tạng tổng mục lục; Cao dã sơn kiến tồn tạng kinh mục lục; Trung quốc Đại tạng kinh phiên dịch khắc ấn sử (Đạo an): Trung hoa Đại tạng kinh thủ biên tập thượng (Tích sa tạng và Tống tạng di trân biên mục thuyết minh); Đại tạng kinh điêu ấn khảo (Thường bàn Đại định, Triết học tạp chí 314-316); Phật giáo thánh điển khái luận]. (xt.Trung Văn Đại Tạng Kinh, Thục Bản).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Sen búp dâng đời


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.100.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...