Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: toạ thiền »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: toạ thiền








KẾT QUẢ TRA TỪ


toạ thiền:

(坐禪) Thiền, gọi đủ: Thiền na (Phạm:Dhyàna). Hán dịch: Tĩnh lự. Ngồi ngay thẳng mà nhập thiền định. Tức ngồi xếp bằng, không suy nghĩ phân biệt, tập trung tư tưởng vào một đối tượng nào đó, gọi là Tọa thiền. Tọa thiền vốn là phương pháp nội tỉnh đã được các nhà tông giáo Ấn độ ứng dụng từ xưa, Phật giáo cũng thực hành phương pháp này. Lúc đức Thích tôn thành đạo, Ngài ngồi ngay thẳng tĩnh lặng dưới gốc cây Bồ đề, sau đó, Ngài lại ngồi dưới cây A du ba la (Phạm: Ajapàla) 7 ngày, dưới cây Mục chân lân đà (Phạm: Mucilinda) 7 ngày, dưới cây La xà da hằng na (Phạm:Rajà vatana) 7 ngày lặng lẽ tư duy, đó chính là sự khởi đầu của tọa thiền trong Phật giáo. Theo kinh Đại bát niết bàn quyển trung (bản 3 quyển) thì pháp xuất gia lấy tọa thiền làm bậc nhất. Phật giáo Đại thừa cũng như Phật giáo Tiểu thừa đều tu tập tọa thiền. Vì có nhiều loại thiền pháp khác nhau như Sổ tức, Bất tịnh, Từ tâm, Nhân duyên, Niệm Phật, Tứ vô lượng…... nên cũng có nhiều loại Tam muội như Bát chu tam muội, Thủ lăng nghiêm tam muội…... Sau khi tổ Bồ đề đạt ma qua Đông độ thì Thiền tông ở Trung quốc dần dần hưng thịnh, chỉ lấy việc tu thiền làm phương pháp trọng yếu để ngộ đạo, Thiền và Tam muội được coi chung là Thiền pháp. Các Thiền sư như Tăng duệ, Tuệ viễn, Trí khải... đều khuyên người tọa thiền. Căn cứ theo Đại tỉ khưu tam thiên uy nghi quyển thượng thì qui tắc và nghi thức tọa thiền có các việc như nên tùy thời, nên có chỗ ngồi an ổn, nên ngồi ngay ngắn, nên ở nơi yên tĩnh, nên có thiện tri thức, nên có đàn việt tốt lành, nên có thiện ý, nên có thuốc hay, thường nên uống thuốc, nên có sự giúp đỡ tốt…... Tu tập chỉ quán tọa thiền pháp yếu của ngài Trí khải đặc biệt lập ra 10 khoa là Cụ duyên, Ha dục, Khí cái, Điều hòa, Phương tiện, Chính tu, Thiện phát, Giác ma, Trị bệnh và Chứng quả để nói rõ về pháp tắc tu tập Chỉ quán. Trong đó, Cụ duyên là chỉ cho việc giữ giới trong sạch, ăn mặc đầy đủ, ở nơi vắng vẻ yên tĩnh, dứt hẳn các duyên, gần thiện tri thức; Ha dục là quở trách 5 dục thế gian: Sắc, thanh, hương, vị, xúc; Khí cái là dứt tuyệt 5 cái(phiền não): Tham muốn, sân hận, ngủ gục, thô động và nghi kị; Điều hòa là điều hòa việc ăn uống, ngủ nghỉ có chừng mực, điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm; còn Phương tiện thì chỉ cho 5 pháp: Dục, tinh tiến, niệm, xảo tuệ và nhất tâm. Về phương pháp tọa thiền thì trong các bộ Thanh qui của Thiền tông có rất nhiều qui định rõ ràng và tỉ mỉ. Chẳng hạn như điều Tọa thiền ghi trong Sắc tu Bách trượng thanh qui quyển 5 nói rằng: Tọa thiền nên dứt tâm nghĩ ngợi, tiết chế việc uống ăn, ngồi kết già, hoặc ngồi bán già ở nơi vắng vẻ yên tĩnh, bàn tay trái đặt ở trên bàn tay phải, đầu 2 ngón tay cái cụng vào nhau, ngồi thật ngay thẳng, tai và vai, mũi và rốn đối nhau thẳng một đường, lưỡi đặt sát hàm ếch, môi và răng dính nhau, 2 mắt mở hé. Có nhiều trường hợp người tọa thiền thường dẫn đến tật bệnh là vì không nắm được chỗ cốt yếu của việc tọa thiền. Lại nữa, trong Lục diệu pháp môn, ngài Trí khải nói rằng lúc tọa thiền có khả năng sinh khởi báo chướng, phiền não chướng và nghiệp chướng, đồng thời ngài cũng cho biết rõ về cách đối trị các thứ chướng trên. Biện đạo pháp trong Vĩnh bình thanh qui của Nhật bản có nêu pháp tọa thiền trong 4 thời là hoàng hôn (sau khi mặt trời lặn), sau đêm (2 giờ sáng), sáng sớm (sau bữa ăn sáng), và xế chiều(sau bữa ăn trưa). Có chỗ bớt thời tọa thiền sau đêm, còn lại 3 thời tọa thiền. Đứng về các mặt tinh thần, thân thể, y học…... mà nhận xét thì tọa thiền rất được xem trọng; trong lúc vị cao tăng tọa thiền thì não trạng của ngài giống như trạng thái người ngủ say, nhưng không phải là ngủ, đó là chỗ đặc trưng của tọa thiền. Ngoài ra, trong Thiền lâm, tạm thời tọa thiền ở Tăng đường trước khi thướng đường, gọi là Tọa đường; trước giờ tiểu tham và vãn tham mỗi ngày, tọa thiền ở Tăng đường để đợi giờ đến, gọi là Tọa tham. Sau khi tọa thiền theo nghi thức nhất định lại tọa thiền nữa, gọi làTái thỉnh thiền; vịTrụ trì đã đắc pháp hướng dẫn đại chúng tọa thiền, gọi làBạn thiền, hoặc gọi là Bồi thiền. Tấm bảng dùng để thông báo giờ giấc tọa thiền được treo ở trước các liêu của chúng tăng, gọi là Tọa thiền bản. [X.kinh Đạt ma ba la thiền Q. thượng; Kinh Tọathiềntammuội;luậnPhân biệt công đức Q.2;luận Đại thừa khởi tín; Ma ha chỉ quán Q. 8, hạ; Ngũ môn thiền kinh yếu dụng pháp; Pháp giới thứ đệ sơ môn Q. thượng, phần cuối; Khởi tín luận nghĩa kí Q. hạ;điều Nguyệt phần tu tri trong Sắc tu Bách trượng thanh qui Q.7; Cảnh đức truyền đăng lục Q.30; môn Tùng quĩ trong Thiền lâm tượng khí tiên]. (xt. Tọa Đường, Tham, Thiền).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Giải thích Kinh Địa Tạng


Bức Thành Biên Giới


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.106.232 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...