Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tiểu thừa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tiểu thừa








KẾT QUẢ TRA TỪ


tiểu thừa:

(小乘) Phạm: Hìna-yàna. Cũng gọi Thanh văn thừa. Đối lại: Đại thừa, Bồ tát thừa. Tiểu thừa nghĩa là cổ xe nhỏ hẹp, ví dụ giáo pháp cạn hẹp chỉ có thể đưa những căn cơ thấp kém đạt đến tiểu quả, tức giáo, lí, hành, quả sở tu và căn cơ năng tu đều nông cạn, yếu kém. Danh từ Tiểu thừa vốn là lời chê bai mà tín đồ Phật giáo Đại thừa dùng để gọi Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo bộ phái, về sau, giới học thuật dùng theo chứ hoàn toàn không có ý khen chê. Giáo nghĩa Tiểu thừa chủ yếu lấy việc cầu giải thoát cho chính mình làm mục tiêu, cho nên thuộc về đạo Thanh văn, Duyên giác tự độ (tức diệt trừ phiền não, chứng quả, khai ngộ), khác với đạo Bồ tát Đại thừa kiêm cả 2 việc lợi mình, lợi người. Trong các kinh luận Đại thừa có sự so sánh giữa Tiểu thừa và Đại thừa như sau: 1. Theo luận Đại trí độ quyển 4 và 18 thì Thanh văn thừa nhỏ hẹp, Phật thừa rộng lớn; Thanh văn thừa chỉ làm lợi cho mình, Phật thừa mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh; Thanh văn thừa chỉ nói chúng sinh không, Phật thừa thì nói cả chúng sinh không và pháp không; Tứ thiện căn vị: Noãn, Đính, Nhẫn, Pháp là sơ môn của Tiểu thừa; Bồ tát pháp nhẫn là sơ môn của Đại thừa; trong pháp Thanh văn không bàn về tâm đại từ bi, trong pháp Đại thừa thì thường xem trọng tâm đại từ bi; trong pháp Thanh văn không có tâm muốn biết rộng các pháp, trong pháp Đại thừa muốn biết tất cả pháp; công đức của pháp Thanh văn có hạn lượng, công đức của pháp Bồ tát thì không có hạn lượng. 2. Theo luận Nhập đại thừa quyển thượng, tu học Thanh văn chỉ đoạn kết chướng, quán hành vô thường, nghe pháp từ người; Bồ tát thì đoạn trừ tất cả tập khí nhỏ nhiệm, cho đến quán tất cả pháp không, chẳng nghe pháp từ người, được trí tự nhiên và trí vô sư. Sự giải thoát của Thanh văn gọi là Ái tận giải thoát, chứ không phải Nhất thiết giải thoát, chỉ là tạm lập ra để độ những chúng sinh độn căn tiểu trí; còn giải thoát của Đại thừa thì đoạn tận gốc tất cả tập khí phiền não, được lập ra để độ Bồ tát lợi căn. 3. Phẩm Thành tông trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận thì nêu ra 5 điểm khác nhau giữa Thanh văn thừa và Đại thừa như sau: Phát tâm khác, giáo thụ khác, phương tiện khác, trụ trì khác và nhân duyên khác. Trên đây là những điểm khác nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa được nói trong các kinh luận Đại thừa. Giáo pháp Tiểu thừa được nói trong các kinh A hàm, các luật Tứ phần, Ngũ phần, các luậnPhát trí, luận Bà sa..., cho nên luận Đại trí độ gọi Tiểu thừa là Tam tạng giáo. Trong đó tuy phân chia ra 20 bộ phái như Thượng tọa bộ, Đại chúng bộ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là thuyết Ngã không pháp hữu, quán lí Tứ đế, chứng quả A la hán, để được vào Niết bàn vô dư. Ở Trung quốc, thuyết Phán giáo rất thịnh hành và các nhà Phán giáo đều chủ trương Tiểu thừa là sơ môn của Phật giáo. Như ngài Cưu ma la thập cho rằng Tiểu thừa chỉ nói Chúng sinh không; các ngài Tuệ quán và Cấp pháp sư chủ trương Tiểu thừa chỉ nói pháp Kiến hữu đắc đạo, cho nên xếp vào Hữu tướng giáo trong Ngũ giáo; ngài Bảo lượng thì phối hợp Tiểu thừa với Nhũ vị trong 5 vị của Niết bàn; ngài Bồ đề lưu chi lập Bán giáo, Mãn giáo và xếp Tiểu thừa vào Bán tự giáo... Ngoài ra còn nhiều thuyết khác, nhưng nói chung thì các nhà đều đồng nhất ở quan điểm cho rằng Tiểu thừa là giáo pháp phương tiện quyền biến, tạm thời được lập ra để độ hàng Thanh văn và xem như là ngưỡng cửa đầu tiên để bước vào tòa nhà Phật giáo. Tuy nhiên, các học giả nghiên cứu Phật giáo thời cận đại thì gọi Tiểu thừa là Nguyên thủy Phật giáo hoặc Căn bản Phật giáo, trong đó chứa đựng nhiều giáo thuyết được trực tiếp khẩu truyền từ đức Thích tôn, còn Đại thừa Phật giáo sau này là giáo thuyết được phát triển rộng ra từ giáo thuyết khẩu truyền ấy. Trong các nước ở Á đông hiện nay thì Tíchlan, Miếnđiện, Tháilan... chuyên truyền bá Phật giáo Tiểu thừa; còn Nepal, Tâytạng, Môngcổ, Trung quốc, Việtnam, Nhậtbản... thì chủ yếu là truyền bá Phật giáo Đại thừa nhưng cũng học tập và nghiên cứu cả Tiểu thừa. [X. luận Phân biệt công đức Q.1; phẩm Vô thượng thừa trong luận Trung biên phân biệt Q. hạ; luận Phật tính Q.1; Đại bát niết bàn kinh tập giải Q.8; Pháp hoa kinh huyền tán Q.1, phần đầu; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q. thượng; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần đầu]. (xt. Đại Thừa, Tiểu Thừa Nhị Thập Bộ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.69.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...