Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tích lan phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: tích lan phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


tích lan phật giáo:

(錫蘭佛教) Tích lan, Phạm: Siôhala. Hán âm: Tăng già la. Hán dịch: Chấp sư tử, Sư tử dận, Sư tử. Tích lan là một đảo quốc ở biển Đông nam, cách bán đảo Ấn độ khoảng 32km. Thời xưa, người Trung quốc gọi Tích lan là nước Sư tử, đảo Đồng chưởng, đảo Lăng già, người châu Âu thì gọi là Tích lan (Ceylon). Năm 1972 đổi tên là Sri Lanka, là một trong các căn cứ địa chủ yếu của Phật giáo Thượng tọa bộ Nam truyền. Theo Đảo sử (Pàli: Dìpavaôsa) và thiên trước của Đại sử (Pàli:Mahàvaôsa) thì vào thời vua Thiên ái đế tu (Pàli: Devànampiyatissa, ở ngôi 247-207 tr.T.L), con của vua A dục là ngài Ma hi đà (Phạm:Mahendra) hướng dẫn 4 vị tỉ khưu, 1 cư sĩ và em gái của ngài là Ni sư Tăng già mật đa (Phạm: Saôghamitrà), lần đầu tiên, đem Phật giáo từ Ấnđộ truyền vào Tích Lan. Ngài Ma hi đà trước hết giảng kinh Tượng tích dụ (Pàli: Cùơahatthippadopamà-suttanta) cho vua Thiênái đế tu nghe ở núi Mi sa ca (Pàli: Missaka), phía đông Vương thành A nâu la đà bổ la (Phạm, Pàli:Anuràdhapura) là kinh đô nước Tích lan thời bấy giờ, đồng thời, trong 7 ngày Ngài đã hóa độ được 8500 người. Vua xây cất Đại tự (Pàli: Mahà-vihàra) ở rừng Đại mi già ở phía nam Vương thành, rồi lại kiến tạo 68 chùa hang động ở núi Chi đề (Pàli:Cetiyapabbata), đồng thời thỉnh xá lợi Phật thờ ở chùa Tháp viên (Pàli:Thùpàràma), Vương phi A nâu la (Pali: Anulà) cũng theo Ni sư Tăng già Mật đa xuất gia. Hai trăm năm sau, các triều vua đều kính tin Phật giáo nên đạo Phật phát triển mau chóng, Đại tự được dùng làm trung tâm của giáo đoàn thống nhất. Vua Mộc xoa già ma ni (Pàli:Duỉỉhagàmanì, ở ngôi 101-77 tr.T.L) tin sâu Phật pháp, xây cất tinh xá Ma lợi già bà đề (Pàli: Maricavaỉỉi-vihàra) ở phía tây Đại tự, lại kiến tạo Đồng điện (Pàli:Lohapàsàda) ở rừng Đại mi già, rồi xây dựng Kim man đại tháp (Pàli:Suvaịịamàlì) ở phía bắc Đồng điện. Vào thế kỉ I trước Tây lịch, vua Bà già già mã ni (Pàli:Vaỉỉagàmaịi, ở ngôi 43 – 17 tr.T.L) xây dựng chùa Vô úy sơn (Pàli: Abhayagiri-vihàra), sau, Trưởng lão Ma ha đế tu (Pàli:Mahàtissa) từ Đại tự dời đến chùa này. Từ đó, Phật giáo Tíchlan bèn chia làm 2 phái là Đại tự phái và Vô úy sơn tự phái. Hai phái này thường khuynh loát lẫn nhau để tranh giành quyền lãnh đạo Phật giáo. Đại tự phái tự cho mình là chính thống, trước hết dùng tiếngPàli biên chép các kinh điển truyền miệng vào lá bối để tiện việc bảo tồn lâu dài, đồng thời bắt đầu biên soạn và sửa chữa Đảo sử. Vô úy sơn tự phái thì chủ trương cách tân, chỉ trích Phật giáo truyền thống đã có xu thế hư bại, cho nên sau khi Phật giáo Đại thừa truyền vào Tíchlan (thế kỉ III) thì trở nên thành trì quan trọng của Đại thừa. Khoảng thế kỉ III, chi phái Phương đẳng bộ (Phạm: Vaitulyavàda, Pàli: Vedallavàda, cũng gọi Phương quảng bộ) của Phật giáo Đại thừa Ấnđộ truyền vào Tíchlan, tuyên dương tư tưởng Tính không, bị Đại tự phái phản đối, cuối cùng, vua Cù tha bà da (Phạm:Goỉhabhaya, ở ngôi 309- 322) phải đứng ra dàn xếp. Giữa thế kỉ IV, một số tỉ khưu thuộc Vô úy sơn tự phái do bất mãn với phái mình trích dẫn lời của Phương đẳng bộ, bèn dời đến chùa Nam Sơn (Pàli: Dakkhiịàgirivihàra), vì trong số tăng chúng bất mãn ấy có 1 vị tỉ khưu Thượng tọa tên là Hải (Pàli:Sàgala), nên chùa Nam sơn cũng được gọi là Hải bộ (Pàli: Sàgaliya), hoặc Nam sơn tự phái. Đây là lần phân hóa thứ 2 của Phật giáo Tích lan. Đến thời vua Ma ha tư na (Pàli:, ở ngôi 334-362), thế lực của Phật giáo Đại thừa khá hưng thịnh. Bấy giờ, ở Ấnđộ đang thịnh hành tư tưởng Du già của các ngài Vôtrước và Thếthân, vua Ma ha tư na thỉnh ngài Tăng hữu (Phạm: Saíghamitra) thuộc hệ thống Đại thừa Ấnđộ về ở tại chùa Vô úy sơn. Vì cổ động tăng chúng phái Đại tự chuyển sang tin theo giáo thuyết Đại thừa bị thất bại, nên ngài Tănghựu kiến nghị lên vua, vua hạ lệnh cấm nhân dân cúng dường tăng chúng Đại tự phái, các tỉ khưu Đại tự phái liền dời xuống các vùng miền Nam như Ma la da (Phạm:Malaya)...Tănghựu liền phá chùa Đại tự rồi xin nhà vua xây chùa Kìviên (Pàli:Jetavana-vihàra) ở gần nền cũ của Đại tự để cúng dường vị tỉ khưu Thượng tọa Đếtu (Pàli:Tissa) thuộc Hải bộ. Nhưng dân chúng nói chung đã có tâm tín ngưỡng sâu xa đối với Đại tự, nên tăng chúng Đại tự mới liên kết với tín đồ buộc tỉ khưu Đếtu phải hoàn tục, còn tăng chúng Hải bộ ở chùaKìviên thì dần dần phát triển thành một tông phái độc lập tín ngưỡng Phương đẳng bộ, gọi là Kìviên tự phái (Pàli:Jetavaniya). Sau khi lên nối ngôi vua Ma ha tư na, vua Cát tường vân sắc (Pàli: Siri- Meghavaịịa, ở ngôi 362-409), ủng hộ phái Đại tự, xây dựng lại Đại tự, đúc tượng ngài Ma hi đà bằng vàng, đồng thời cử hành hội kỉ niệm rất lớn hàng năm. Bấy giờ, gặp lúc Vương tử Đà đa (Phạm, Pàli:Danta- Kumara) và Vương phi Hi ma lê (Pàli: Hammàlì) mang 1 chiếc răng Phật từ thành Phật nha (Phạm,Pàli:Dantapura), nước Yết lăng già (Phạm: Kaliíga) ở nam Ấn độ đến đảo Tích lan cúng dường. Nhân dịp này, 1 cuộc lễ rướcRăng Phật về tôn trí tại chùa Tháp viên ở thành A nâu la đà bổ la đã được tổ chức cực kì trọng thể. Từ đó, 3 phái: Đại tự, Vô úy sơn tự và Kì viên tự ở vào thế chân vạc trong 1 thời gian dài. Chùa Tháp Viên Vào đầu thế kỉ V, tức vào thời vua Đại danh khoảng năm Nghĩa hi thứ 6 (410) đời ĐôngTấn, Trung quốc, trên đường từ Ấn độ trở về Trung quốc, ngài Pháphiển có ghé qua Tíchlan một thời gian và ở tại chùa Vô úy sơn, ngài cho biết 3 ngôi chùa lớn thời ấy có 10.000 vị tỉ khưu. Lúc bấy giờ, vị Luận sư vĩ đại nhất của Thượng tọa bộ là ngài Phật âm cũng từ Ấn độ đến Tích lan truyền giáo, trụ ở Đại tự, đầu tiên hoàn thành bộ luận Thanh tịnh đạo, có nội dung như 1 bộ Bách khoa toàn thư của Phật giáo. Sau đó, ngài hướng dẫn tăng chúng phái Đại tự phiên dịch Tam tạng từ tiếng Tích lan sang tiếng Pàli, đồng thời dùng tiếngPàli chú thích Tam tạng, đặt vững nền tảng hưng thịnh cho phái Đại tự Thượng tọa bộ. Sau ngài Phậtâm, Luật sư Phật thụ (Pàli:Buddgadatta) soạn cương yếu cho việc chú thích Tam tạng; Luận sư Hộ pháp (Pàli:Dhammapàla) thì hoàn thành công việc chú thíchmà ngài Phật âm còn bỏ dở. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ XI, do sự khuynh loát về chính trị trong nội bộ Tích Lan và sự xâm lăng của người Tamils, nên Phật giáo cũng rơi vào tình trạng đình trệ, 3 ngôi chùa lớn bị phá hoại nghiêm trọng. Nửa sau của thế kỉ XI, vua Tì xá da bà ha đời thứ nhất (Pàli:VijayabàhuI, ở ngôi 1059-1114) sai sứ đến Miếnđiện, thỉnh chư tăng đến Tíchlan truyền trao giới luật, kiến lập lại tăng đoàn. Về sau, trải qua mấy mươi năm nhiễu loạn, đến vua Ba lạc la ma bà ha đời thứ nhất (Pàli:Parakkamabàhu I, ở ngôi 1153-1186) mới thống nhất toàn đảo, cải thiện chế độ tăng đoàn, thiết lập chùa tháp, nhà tăng, đồng thời tổ chức cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất, tôn ngài Đại Ca diếp (Pàli:Mahàkassapa) làm Thượng thủ, giải thích lại các chú sớ Tam tạng tiếngPàli. Từ cuối thế kỉ XII đến đầu thế kỉXIX, trải qua các cuộc xâm lấn của Bà la môn giáo của Ấn độ, Thiên chúa giáo của Bồ đào nha, Cơ đốc giáo của Anh quốc, Phật giáo Tích lan lại suy vi trầm trọng. Như trong thời kì người Bồ đào nha thống trị (1505-1658), họ phá hủy chùa viện, bách hại tăng chúng, đến nỗi các vị tỉ khưu thụ giới Cụ túc không còn lại quá 5 người! Còn thời kì người Anh cai trị (1796-1948), họ cổ động dân chúng cải tín sang Cơ đốc giáo, đồng thời cho rằng Phật giáo sùng bái ngẫu tượng là biểu hiện của sự quái đản, hoang đường, hạn chế các hoạt động của Phật giáo ở khắp mọi nơi, khiến Tích lan phải nhiều lần thỉnh giới sư từ Thái lan, Miến điện để lập lại tăng đoàn và truyền giới. Do đó, Phật giáo Tích lan thời cận đại đã chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Thái lan và Miến điện. Khoảng năm 1866 đến 1873, vị Sa di Cù na nan đà (Mrgertwvattigunananda) dùng tài hùng biện của mình phản kích Cơ đốc giáo, chủ trương khôi phục thời đại quang vinh của Phật giáo, dân chúng trên toàn đảo đều phấn chấn. Sau đó, Phật giáo linh trí học hội (Buddhist Theosophical Society) được thành lập. Ngày nay, các học viện nổi tiếng như: Học viện A nan đà, học viện Pháp vương, học viện Ma hi đà... cũng đều được sáng lập vào thời ấy. Năm 1891, cư sĩ Đạt ma ba la (Phạm: Dhrmapàla, sau cũng xuất gia) sáng lập hội Ma ha bồ đề (Mahàbodhi Society), huấn luyện các đoàn thanh niên ra nước ngoài hoằng pháp, đồng thời mở các trường học Phật giáo tại Tích lan. Hiện nay, Phật giáo Tíchlan được chia làm 3 phái lớn như sau: 1. Phái Xiêm La (Siam-nikàya), cũng gọi phái Thái quốc, được truyền đến Tích lan từ năm 1753, thuộc phái bảo thủ, có số chúng tăng đông nhất, tín đồ phần nhiều là các nhân sĩ thuộc giai cấp thượng tầng, có các chi phái như: A tư yết lợi (Asgirinikàya), Ma nhĩ phạt đa (Malwattanikàya)... 2. Phái A ma la phổ la (Amarapuranikàya), cũng gọi phái Thượngmiếnđiện, được truyền đến Tích lan năm 1802, tín đồ phần đông là các nhân sĩ thuộc giai tầng trung và hạ. Phái này cũng có các chi phái như: Ô phạm (Uva-nikàya), Na phạm la am lợi da (Nuwaraeliya-nikàya)... 3. Phái Lam mạn nặc (Ràmaĩĩanikàya), cũng gọi phái Hạmiếnđiện, được truyền đến Tích lan năm 1865, cũng từ Miếnđiện, là phái cách tân của thiểu số, có các chi phái như: A cổ lặc sa (Akuressanikàya), Am nhĩ yết lợi ngõa (Elgirivanikàya)... Giáo lí căn bản của 3 phái này hoàn toàn không khác nhau, vì đều thuộc Thượng tọa bộ Nam truyền, có khác chăng là ở chỗ tập quán sinh hoạt và phương thức tu hành mà thôi. Có rất nhiều di tích Phật giáo trên đảo, gần cố đô A nâu la đà bổ la có chùa Vô úy sơn, chùa Kì viên, chùa Tháp viên, chùa Lăng già (Pàli:Laíkàràma), chùa Đại tự, tháp Phồn tiêu(tức Tinh xá Ma lợi già bà đề), tháp Kim phấn (Ruwanweli Dagoba), chùa Nham thạch (Pàli: Galvihàra), Đồng điện, mộ ngài Ma hi đà, cây Đại bồ đề... Ở thành phố Khảm để (Kandy) thì có chùa Phật nha (tức chùa thờ chiếc răng của đức Phật do Vương tử Đà đa cúng dường). Ngoài ra còn đào được các pho tượng điêu khắc có giá trị lịch sử như tượng lớn của ngài A nan đà, tượng đức Phật Thích ca... Phật giáo được truyền vào Tíchlan đến nay đã hơn 2000 năm, cho nên, về các phương diện như phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc... tất cả đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo. Sau khi Tích lan được độc lập vào năm 1948 đến nay, Phật giáo lại được tôn làm quốc giáo như xưa. Tăng đoàn dốc sức vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, khắp nơi trong nước đều có các tổ chức Phật giáo. Các tổ chức có tính cách toàn quốc thì như: Hội nghị Phật giáo toàn Tích lan (All Ceyon Buddhist Congress), Hội Phật giáo phụ nữ toàn Tích lan (All Ceyon Woman’s Buddhist Association), Hiệp hội Phật giáo đồ công chức nhân viên (Goverment and Local gorvement Buddhist Association)... Còn các tổ chức có tính cách quốc tế thì như: Hội Hữu nghị Phật giáo đồ thế giới (World Fellowship of Buddhists), Hội Ma ha Bồ đề (Mahà-bodhi Society)... tất cả đều góp sức vào các hoạt động phổ biến giáo lí Phật giáo. Về mặt văn hóa thì tiêu biểu nhất và được mọi người coi trọng là bộ Phật giáo Bách khoa toàn thư bằng tiếng Anh (Encyclopedia of Buddhism) do Chính phủ Tích lan xuất bản liên tục cho đến nay. Ngoài ra, chính phủ Tíchlan còn thiết lập các cơ sở hoằng pháp tại các nước ngoài như Buddhist Vihàra(Tinh xá Phật giáo) ở Luân Đôn, BuddhistVihàra ở Hoathịnhđốn... trực tiếp giảng đạo tại địa phương để giúp các nhân sĩ ngoại quốc muốn tìm hiểu và qui y Phật pháp. Do đó biết Phật giáo Tíchlan vẫn không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hóa và tổ chức hóa Phật giáo. Hiện nay, ở Tích Lan có các ngày lễ của Phật giáo như sau: 1. Lễ năm mới: Tức lễ Tăng già la để (Phạm: Saôkranti), được cử hành vào ngày 13 tháng 4 hằng năm, kéo dài trong 5 ngày. Vào những ngày này, Phật tử đến chùa lễ Phật, lễ tháp, cúng dường, lãnh nhận 5 giới và nghe pháp. 2. Ngày lễ Vệ tắc: (Pàli:Vesàkhapùjà): Ngày lễ lớn nhất của Tíchlan, cử hành vào ngày rằm tháng 5, chúc mừng ngày đản sinh, thành đạo, niết bàn của đức Phật. Nhân dân đến chùa lễ Phật, cúng dường Tam bảo, thụ giới và nghe pháp; vào ngày này, chính phủ cấm sát sinh và phóng thích phạm nhân. 3. Ngày lễ răng Phật:Ngày lễ quan trọng được cử hành vào ngày mồng 1 tháng 8 hằng năm ở chùa Phật nha tại Kandy, ngôi chùa nổi tiếng thế giới. 4. Ngày lễ rước xá lợi Phật: Lễ rước được cử hành vào ngày 13 tháng 2 hàng năm tại chùa Trang nghiêm (Pàli: Kalỳanìvihàra), cách thủ đô Colombo 8km.5. Ngày lễ kỉ niệm Ngài Ma hi đà: Được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 theo lịch Tíchlan hàng năm. 6. Ngày lễ kỉ niệm tháp Ma hê da già na (Pàli: Mahiyaígaịacetiya) được cử hành vào tháng 9 mỗi năm theo lịch Tích lan.7. Ngày lễ kỉ niệm Thượng tọa ni Tănggiàmật đa. Về nghi thức Phật giáo được thực hành thì một phần y theo kinh luật, một phần y theo phong tục địa phương, nói chung gồm có: a. Phật nhật: Mỗi tháng có 4 ngày, giống như ngày trai giới ở Trung quốc. Vào những ngày này, tín đồ đến chùa lễ Phật, chư tăng giảng Tam qui, ngũ giới cho tín đồ nghe. b. Thuyết pháp: Theo truyền thống, tín đồ xây dựng giảng đường thỉnh chư tăng nói pháp. Vào buổi chiều, chùa gióng chuông báo hiệu giờ thuyết pháp. Nghi thức thuyết pháp long trọng hơn cả là do 3 vị Giảng sư ngày đêm luân phiên thuyết pháp. c. Kính Phật: Dâng các thực phẩm cúng dường đức Phật. d. Thí tăng (Pàli:Saíghadàna): Cúng dường chúng tăng. e. Niệm tụng kinh thủ hộ: Tín đồ thỉnh chư tăng tụng các kinh thủ hộ như:Kinh Tam bảo (Pàli:Ratanasutta), kinh Ngũ uẩn hộ (Pàli:Khandha Paritta)... cầu tiêu tai tăng phúc. [X. Tống thư Thái tổ bản kỉ 5; truyện Tăng quả trong Tỉ khưu ni truyện Q.2; truyện Cầu na bạt ma trong Lương cao tăng truyện Q.3; Phật tổ thống kỉ Q.36; Đại đường Tây vực kí Q.8; Nam truyền Phật giáo sử (Tịnhhải); Thế giới Phật giáo đích hiện trạng (Lí Thiên xuân); An Account of the Island of Ceylon by E.Tennent, Ancient Ceylon by H.Parker]. (xt. Phật Âm, A Nâu La Đà Bổ La). Tượng đức Thế tôn niết bàn ở chùa Nham thạch


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Lược sử Phật giáo


Chớ quên mình là nước


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.221.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...