Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thương yết la »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thương yết la








KẾT QUẢ TRA TỪ


thương yết la:

(商羯羅) I. Thương Yết La. Phạm: Zaịkara. Cũng gọi: Thưởng ca la. Hán dịch: Cốt tỏa. Xâu chuỗi xương do ngoại đạo ở Ấn độ đời xưa thờ phụng khi cúng tế. Ngoài ra cũng chỉ cho Thương yết la thiên, tức là Cốt tỏa thiên, là tên khác của trời Đại tự tại.Theo truyền thuyết, trời Đại tự tại từng xuống nhân gian giáo hóa, dắt dẫn người đời, sau khi trở về cõi trời, tín chúng tưởng nhớ nên tạo lập hình tượng khổ hạnh của ngài gầy gò, những đốt xương liền nhau như các vòng móc của chuỗi xích(tỏa) để thờ cúng, gọi là Cốt tỏa. [X. Nhân minh nhập chính lí luận sớ Q. thượng]. (xt. Cốt Tỏa Thiên). II. Thương Yết La. Phạm: Zaịkara. Cũng gọi Thương yết la A xà lê (Phạm: Zaịkaràcàrya), Thương ca lạp. Nhà triết học thuộc phái Phệ đàn đa ở Ấnđộ, nhà cải cách Bà la môn giáo. Ông sinh ở Ma lạp ba nhĩ tại nam Ấn độ, sống và hoạt động vào khoảng thời gian từ năm 700 đến 750, hoặc có thuyết cho là từ năm 780 đến năm 820 Tây lịch. Ông thường đi khắp cõi Ấnđộ, thành lập giáo đoàn, tiến hành các hoạt động truyền giáo. Trực tiếp noi theo phương thức minh tưởng của Phệ đà và lí luận Vạn pháp nhất thể của Áo nghĩa thư, lại hấp thu tư tưởng Phật giáo Đại thừa và một phần giáo nghĩa của Kìna giáo mà cải cách Bà la môn giáo thành Ấn độ giáo; tạo thành lực xung kích rất lớn đối với Phật giáo và Kìna giáo, đồng thời thổi vào tư tưởng giới Ấnđộ một luồng gió mới, mà cho đến nay vẫn còn là dòng chính trong tư trào Ấnđộ. Hệ thống Nhất nguyên luận tuyệt đối(hoặc Thuần túy bất nhị luận) do ông kiến lập, cho rằng thế giới hiện tượng đều là huyễn tướng (Phạm: Màyà) chứ chẳng phải chân thực, chỉ có tinh thần cá nhân(Ngã) và nguyên tắc tối cao(Phạm) mới là sự tồn tại chân thực đồng nhất bất nhị.Những luận điểm chủ yếu của Thương yết la như sau: 1. Phạm luận: Thương yết la chủ trương Phạm tuy là chân thực và chỉ có một, nhưng vì trí tuệ của mỗi người có khác nhau, nên Phạm được thể hiện cũng chia ra Thượng phạm và Hạ phạm bất đồng. a. Thượng phạm: Phạm biểu hiện ở bậc Thượng trí là loại tinh thần tuyệt đối và có thật, đặc tính của Phạm này là: Vô đức, vô hình, vô sai biệt, vô thuộc tính. b. Hạ phạm: Phạm biểu hiện ở bậc Hạ trí vô minh, đặc tính của Phạm này là: Hữu đức, hữu ý chí, nhân cách tính, lúc này có vô số hữu tình tồn tại. 2. Thế giới quan: Có 2 cách nhìn. a. Nhìn từ môn Chân đế: Thế giới là sản phẩm của sự huyễn hóa mê vọng, cũng tức là tâm thức động thì sinh ra muôn vật, tâm thức lắng yên thì tất cả đều không. b. Nhìn từ môn tục đế: Thế giới lúc ban đầu chỉ có Phạm, bấy giờ tuy Phạm có vô lượng chủng tử lực nhưng vẫn chưa phát triển thành Danh sắc, trạng thái tối tăm tự nhiên này gọi là Phi biến dị(chẳng đổi khác). Sau khi tiếp tục kéo dài trong một thời kì, Phạm mới dùng ý chí của tự thân, phát huy năng lực của chủng tử mà biến thế giới phi biến dị thành thế giới hiện tượng thiên sai vạn biệt, gọi là Dĩ biến dị (đã đổi khác). Rồi trải qua một thời kì nữa, Phạm lại thu hồi trạng thái dĩ biến dị này và hồi phục thế giới Vị biến dị(chưa đổi khác), cứ như thế không ngừng lập đi lập lại nhiều lần, đó là Hạ phạm thế giới quan của Thương yết la. 3. Hữu tình quan: Nhìn từ lập trường Thượng trí thì hoàn toàn không có hữu tình, mà chỉ có một Tối thượng ngã (Phạm: Haramàtman) duy nhất thường trụ. Nhưng nhìn từ lập trường của Hạ trí thì vì Hạ phạm có nhân cách tính nên mới có thế giới Hạ phạm xuất hiện, đồng thời từ đó sinh ra vô số hữu tình, gọi là Cá nhân ngã (Phạm: Jivàtman). Những hữu tình này vì vô minh nên mang thêm các tính chất: Năm thứ gió, 11 căn, nhục thể... giống như bóng trăng trong nước ánh hiện ra các hiện tượng thiên sai vạn biệt. 4. Giải thoát quan: a. Nói theo Đệ nhất nghĩa đế thì bậc Thượng trí có chân ngã thường trụ, có ánh sáng, cho nên không cần phải tu hành mới chứng ngộ, đó là Thoát quan chân thực (tức vô thân giải thoát, Phạm: Videha mukti), nghĩa là đạt đến thế giới Phạm. b. Nói theo tín ngưỡng của Hạ phạm thì hàng Hạ trí phải tu tịch tĩnh, tiết chế, lìa dục, cúng tế, khổ hạnh... và sau khi thân diệt thì từ thiên đạo mà nhập vào thế giới Phạm. Ông có các trứ tác: Phạm kinh (Phạm: Brahma-sùtra) chú, Bạc già phạm ca (Phạm:Bhagavad-gìta) chú, Ngã chi giác tri (Phạm: Àtman-bodha) Vấn đáp man (Phạm: Upadeza-sahasrì), Ngũ phần pháp...


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.244.83 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...