Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thức »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thức








KẾT QUẢ TRA TỪ


thức:

(識) Phạm:Vijĩàna. Pàli:Viĩĩàịa. Hán âm: Ti xà na, Tì nhã nam. Vijĩàna là từ tiếng Phạm được hợp thành bởi các ngữ căn Vi(chia chẻ, chia cắt) vàjĩàna(biết), nghĩa là tác dụng phân tích, phân loại đối tượng rồi sau mới nhận biết. Tuy đến đời sau, 3 danh từ Tâm (Phạm, Pàli:Citta), Ý (Phạm, Pàli: Mano) và Thức được phân biệt sử dụng, nhưng ở thời kì đầu chúng được sử dụng lẫn lộn. Theo sự giải thích của tông Duy thức thì khả năng nhận biết và phân biệt rõ ngoại cảnh của con người là do tác dụng hiển hiện của Thức đối với ngoại cảnh, cho nên Thức ở trạng thái này gọi là Biểu thức, Kí thức (Phạm: Vijĩapti, Hán âm là Tì nhã để). Trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa đều có lập thuyết 6 thức. Sáu thức lấy 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý làm chỗ nương, đối với 6 cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sinh ra các tác dụng phân biệt thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết, đó chính là 6 thứ tâm thức: Thức mắt, thức tai, thức mũi, thức lưỡi, thức thân và thức ý. Ví dụ như Sáu cửa sổ một con vượn, thể của 6 thức là 1, nhưng có 6 cửa để khởi tác dụng, đây đại khái là ý nghĩa ban đầu của thuyết 6 thức. Trong 6 thức thì ý thức thứ 6 được gọi là Đệ lục thức, đời sau lại đặt thêm 10 tên: Lục thức, Ý thức, Phân biệt sự thức, Tứ trụ thức, Phan duyên thức, Tuần cựu thức, Ba lãng thức, Nhân ngã thức, Phiền não chướng thức và Phần đoạn tử thức, gọi là Lục thức thập sinh. Ngoài 6 thức nói trên, tông Duy thức lại nêu thêm Mạt na thức và A lại da thức (tức A lê da thức) mà thành lập thuyết Tám thức. Trong đó, 5 thức từ thức mắt đến thức thân (cũng giống với thuyết 6 thức), gọi chung là Tiền ngũ thức(5 thức trước). Đến thức thứ 6 gọi là Tiền lục thức(6 thức trước). Đến thức Mạt na thứ 7(tức thức thứ 7, gọi tắt là 7 thức), gọi là Tiền thất thức(7 thức trước, hoặc gọi tắt 7 thức). Bảy thức trước lấy thức A lại da làm chỗ nương mà duyên theo các cảnh chuyển khởi, cho nên gọi là Thất chuyển thức hoặc Chuyển thức. Sáu thức trước có khả năng nhận biết và phân biệt các đối tượng một cách rõ ràng cho Ngài Thừa Viễn nên gọi là Liễu biệt cảnh thức, thức Mạt na thứ 7 gọi là Tư lương thức và thức A lại da thứ 8 gọi là Dị thục thức. Theo thuyết Duy thức của ngài Hộ pháp thí thức thứ 6 và thứ 7 trong 8 thức đều có tính Biến kế, chấp trước các đối tượng hư vọng là Ngã hoặc Pháp, cho nên gọi là Lục thất năng biến kế. Còn 5 thức trước và thức A lại da thứ 8 thì vì không chấp trước Ngã, Pháp, cho nên gọi là Ngũ bát vô chấp. Lại nữa, phái Vô tướng duy thức ở Ấn độ cho rằng thể tính của 8 thức đều giống nhau, cho nên chủ trương thuyết Bát thức thể nhất(8 thức 1 thể). Nhưng phái Hữu tướng duy thức và tông Duy thức thì cho rằng thể tính của 8 thức đều khác nhau, cho nên chủ trương thuyết Bát thức thể biệt(8 thức thể khác). Hai thức cho đến 8 thức cùng khởi 1 lúc, cùng chuyển (câu chuyển) 1 lúc, gọi là Bát thức câu chuyển. Nhưng, Hữu bộ tông của Tiểu thừa không chủ trương 2 thức cùng khởi 1 lúc, nên khác với thuyết trên. Tông Nhiếp luận (do ngài Chân đế sáng lập), ngoài 8 thức còn thêm thức A ma la(thức Am ma la) thứ 9 mà thành lập thuyết Cửu thức. Tên khác của thức A ma la và Vô cấu thức, Chân như thức, Chân thức, tức là Tịnh thức. Theo đây thì thức A lê da thứ 8 được hiểu là vọng thức hoặc chân vọng hòa hợp. Trong tông Địa luận và tông Thiên thai cũng có người chủ trương thuyết này. Tông Chân ngôn lập 10 thức, tức ngoài 8 thức còn lập riêng 2 loại: 1. Đa nhất thức tâm: Chỗ nương của môn Sinh diệt, tương đương với trí Hậu đắc, biết rõ thế giới hiện tượng sai biệt. 2. Nhất nhất thức tâm: Chỗ nương của môn Chân như, tương đương với trí Căn bản thể ngộ chân lí nhất như bình đẳng. Theo Nhiếp luận thích quyển 5 của ngài Thế thân do ngài Chânđế dịch thì thức do A lê da biến đổi mà sinh ra gồm có 11 thứ khác nhau, đó là: Thân thức, Thân giả thức, Thụ giả thức, Ứng thụ thức, Chính thụ thức, Thế thức, Số thức, Xứ thức, Ngôn thuyết thức, Tự tha sai biệt thức và Thiện ác lưỡng đạo sinh tử thức. Ở đây, luận Hiển thức nêu ra 2 loại là Hiển thức và Phân biệt thức, trong đó, Hiển thức do thức A lê da hiển hiện lại được chia làm 9 thức là Thân thức, Trần thức, Dụng thức, Thế thức, Khí thức, Số thức, Tứ chủng ngôn thuyết thức, Tự tha dị thức và Thiện ác sinh tử thức; còn Phân biệt thức thì là chủ thể của sự phân biệt hư vọng, lại được chia thành 2 thứ là Thân giả thức và Thụ giả thức, quan điểm này của luận Hiển thức đại khái phù hợp với thuyết của ngài Chân đế. Kinh Lănggià quyển 1 nên ra 3 thức, đó là: 1. Chân thức: Tương đương với thức A ma la, hoặc tương đương với thức A lê da. 2. Hiện thức: Tương đương với thức A lại da hiển hiện muôn pháp, hoặc thức A đà na(tức thức Mạt na). 3. Phân biệt sự thức: Tức 7 chuyển thức, hoặc 6 thức trước. Nhưng thuyết của ngài Chânđế chỉ thấy trong kinh Lănggià chứ không thấy trong bản tiếng Phạm và các bản dịch khác. Cứ theo phần chú thích kinh Lănggià của ngài Trícáttườnghiền thì Hiện thức là 5 thức trước, còn Phân biệt sự thức thì là ý thức thứ 6. Luận Đại thừa khởi tín cho rằng do vô minh căn bản trong thức A lê da khởi động vọng niệm và nhận thức đối tượng mà sinh khởi tâm chấp trước, tướng trạng của thức này được chia làm 5 loại: 1. Nghiệp thức:Tướng đầu tiên khởi động nghiệp tạo tác. 2. Chuyển thức:Tướng tác dụng chủ quan của sự chiếu thấy do tác dụng của nghiệp thức sinh ra. 3. Hiện thức:Tướng hiển hiện khi Chuyển thức trở thành là cảnh khách quan. 4. Trí thức:Tướng chấp trước Hiện thức làm thực tại. 5. Tương tục thức: Tướng chấp trước Hiện thức một cách liên tục không gián đoạn. Năm loại thức trên đây được gọi chung là Ngũ ý, hoặc Ngũ thức, tương đương với 5 thức trước trong Tam tế lục thô. Ngoài ra, y cứ vào vô minh khởi động ra thức A lê da, mở ra tướng trạng của cõi mê, như gió thổi nước biển thành sóng, cho nên ví dụ gọi là Thức lãng(sóng thức). [X. kinh Tạp a hàm Q.36; luận Đại tì bà sa Q.9, 23; luận Câu xá Q.2, 9; luận Thích ma ha diễn Q.2; Đại thừa nghĩa chương Q.3; Thành duy thức luận thuật kí Q.5, phần cuối; Câu xá luận quang kí Q.4; Tông kính lục Q.50; luận Thập trụ tâm Q.10]. (xt. Mạt Na Thức, A Ma La Thức, A Lại Da Thức).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Hoa nhẫn nhục


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.229.172.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...