Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thông giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: thông giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


thông giáo:

(通教) Một trong 4 giáo của tông Thiên thai, tức giáo thứ 2 của 4 giáo Hóa pháp trong 5 thời 8 giáo. Giáo này lấy nhân duyên tức không nói trong 2 thời Phương đẳng, Bát nhã và Tứ đế vô sinh làm giáo chỉ. Trong Tứ giáo nghĩa quyển 1, Pháp hoa huyền nghĩa quyển 3 hạ và Tứ niệm xứ quyển 2 của ngài Trí khải, chữ Thông của Thông giáo có các giải thích khác nhau: Cứ theo Tứ giáo nghĩa quyển 1 thì Thông của Thông giáo có 8 nghĩa: 1. Giáo thông: Đây là giáo pháp 3 thừa cùng tu. 2. Lí thông: Ba thừa cùng thấy lí thiên chân(thiên về bên không). 3. Trí thông: Ba thừa cùng được Nhất thiết trí khéo độ. 4. Đoạn thông: Ba thừa cùng đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc trong 3 cõi. 5. Hạnh thông: Ba thừa cùng tu hạnh kiến, tư vô lậu. 6. Vị thông: Ba thừa cùng trải qua các giai vị Can tuệ cho đến Bích chi Phật. 7. Nhân thông:Ba thừa cùng lấy 9 vô ngại làm nhân. 8. Quả thông: Ba thừa cùng được 9 thứ giải thoát và 2 thứ Niết bàn. Sở dĩ giáo pháp này được gọi là Thông giáo chứ không gọi là Cộng giáo là vì giáo ý chẳng những gần thì chung cho Nhị thừa, mà xa còn thông với Biệt giáo, Viên giáo.Theo Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 3 hạ thì Thông của Thông giáo có 2 nghĩa: 1. Nghĩa ba thừa cùng học: Tức 3 thừa của Tạng giáo đều có sở học khác nhau là Tứ đế, Thập nhị nhân duyên và Lục độ; còn 3 thừa của Thông giáo cùng tu Đế, Duyên, Độ, đều thấy lí Đương thể tức không nên gọi là Thông. 2. Nghĩa riêng về Bồ tát có Thông tiền Thông hậu: Bồ tát của Thông giáo có 2 loại là Lợi và Độn, Bồ tát độn căn và Bồ tát của Tạng giáo nói trên, cùng chứng Niết bànđãn không, gọi là Thông tiền Tạng giáo, Độn đồng Nhị thừa(độn căn giống như Nhị thừa); còn các Bồ tát lợi căn khi nghe thuyết Đương thể tức không thì biết ngay nghĩa bất đãn không, thông với lí Trung đạo thực tướng nói trong Biệt giáo và Viên giáo sau đó, gọi là Thông hậu Biệt, Viên. Như vậy chỉ riêng với Bồ tát mới có nghĩa Thông tiền thông hậu, cho nên gọi là Thông giáo.Cứ theo Tứ niệm xứ quyển 2 thì Thông có 3 nghĩa, gọi là Tam thông. Đó là: 1. Nhân quả đều thông: Chỉ cho hàng Tam thừa cùng tu nhân và cùng được quả giống nhau. 2. Nhân thông quả không thông: Chỉ cho hàng Bồ tát lợi căn, ban đầu thì Tam thừa cùng học, về sau theo thứ tự được tiếp nhập vào Biệt giáo, Viên giáo. 3. Thông Biệt Thông Viên: Chỉ cho người mượn Thông giáo để mở đường, tuy vốn là căn cơ Biệt, Viên, nhưng dùng Đương thể tức không của Thông giáo làm phương tiện để mở đường cho trí hiểu biết về Trung đạo của Biệt giáo, Viên giáo. Trong 4 giáo Hóa pháp thì Tạng giáo và Thông giáo có khác nhau, vì Tạng giáo cho rằng giáo pháp của mỗi thừa trong 3 thừa đều khác nhau, quán pháp cũng bất đồng, như Thanh văn quán 4 đế, Duyên giác, quán 12 nhân duyên, Bồ tát tu hạnh 6 độ; giai vị tu hành cũng đều khác nhau, mục đích chính là giáo hóa Nhị thừa, mục đích phụ là giáo hóa Bồ tát; còn Thông giáo thì 3 thừa cùng tu Bát nhã, cũng quản lí nhân duyên tức không, đoạn hoặc, chứng trí và giai vị tu hành đều giống nhau, mục đích chính là giáo hóa Bồ tát, mục đích phụ là giáo hóa Nhị thừa, vì thế nên Tạng giáo và Thông giáo khác nhau. Nhưng tông Thiên thai cho rằng Tạng giáo và Thông giáo đều là giáo thuộc 3 cõi, đều đoạn trừ Kiến hoặc và Tư hoặc, thấy Không lí thiên chân, chỉ ra khỏi Phần đoạn sinh tử trong 3 cõi; trong đó, căn cơ của Tạng giáo thuộc về độn căn, tức chia chẻ sắc mới biết không, nên gọi là Chuyết độ(vụng độ)trong 3 cõi; đối lại với hàng độn căn của Tạng giáo, căn cơ của Thông giáo thuộc về lợi căn, tức quán đương thể chính là không, chứ không cần chia chẻ sắc mới thấy không, cho nên được gọi là Xảođộ(khéo độ) trong 3 cõi. Hơn nữa, Thông giáo tuy nói Không nhưng trong đó tự bao hàm lí Trung đạo, cho nên Bồ tát thấy lí ấy mà được tiếp nhận vào Biệt giáo, Viên giáo ở sau, gọi là Biệt tiếp Thông, Viên tiếp Thông. Đây chính là lí do cắt nghĩa tại sao Thông giáo lại được xem là cánh cửa đầu tiên của Đại thừa. Ngoài ra, nếu phối hợp giai vị tu hành của các Bồ tát nói trên thì Thập địa là 10 địa của 3 thừa tu chung, Thanh văn và Bồ tát độn căn ở Địa thứ 7, Duyên giác ở Địa thứ 8 đều là khôi thân diệt trí. Trong hàng Bồ tát lợi căn thì các vị thuộc về Thượng căn ở Địa thứ 4, các vị thuộc trung căn ở Địa thứ 5 hoặc Địa thứ 6, các vị thuộc hạ căn ở Địa thứ 7, hoặc Địa thứ 8 được tiếp nhập vào Biệt giáo, Viên giáo sau Thông giáo, cho nên Bồ tát Địa thứ 9 và Phật Địa thứ 10 không có Phật và Bồ tát thực tại gọi là Hữu giáo vô nhân, Quả đầu vô nhân. [X. Tam luận huyền nghĩa; Pháp hoa huyền luận Q.3]. (xt. Thập Địa, Hóa Pháp Tứ Giáo].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.149.148 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...