Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn »»

Theo dòng sự kiện »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn

THEO DÒNG SỰ KIỆN

none - Ban Truyền Thông Liên Phật Hội - Hình ảnh: Võ Văn Tường
Thiền định trong các tông phái Phật giáo: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật Tông


Thiền định trong các tông phái Phật giáo: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật Tông

BBT: Chiều ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại Chân Bảo Đường (Westminster), Hòa thượng Thích Đức Thắng đã chủ trì một buổi tọa đàm về chủ đề "Thiền định trong các tông phái Phật giáo". Đến tham dự có khoảng 15 pháp hữu thuộc các nhóm Liên Phật Hội, Việt Nalanda và các anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Tâm Huy Huỳnh Kim Quang, nhà báo Nguyễn Thanh Huy... Chúng tôi ghi lại ngắn gọn dưới đây những nội dung chính đã được Hòa thượng chỉ dạy. Nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường cũng có mặt để ghi lại hình ảnh của sự kiện này.

Kinh Pháp Hoa dạy rằng, Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên "Khai thị chúng sinh nhập Phật tri kiến". Trong lần chuyển Pháp luân thứ nhất, Ngài đã dùng Tứ thánh đế để chỉ ra con đường tu tập cho tất cả chúng sinh, từ nhận diện khổ đau cho đến dứt trừ khổ đau, đạt được giải thoát.

Trên con đường tu tập đó, mục đích rốt ráo của mọi người Phật tử đều là hướng đến sự giải thoát, cho dù mỗi người có thể chọn một phương pháp khác biệt nhau. Trải qua nhiều năm nghiên tầm kinh luận và tĩnh tâm quán niệm, tu tập, bản thân tôi – tức Hòa thượng Thích Đức Thắng – nhận ra một điều là tất cả các phương pháp tu tập khác nhau trong đạo Phật đều có một công năng chung là làm thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu và ý. Khi ba nghiệp được thanh tịnh chính là lúc hành giả đạt được sự giải thoát. Nếu đạt được thanh tịnh một phần thì đó là một phần giải thoát, nếu đạt đến sự thanh tịnh hoàn toàn thì đó chính là sự giải thoát hoàn toàn không khác gì với chư Phật, Bồ Tát.

Từ nhận thức này, có thể thấy rằng việc tu tập thiền định cũng chính là một trong các phương thức giúp làm thanh tịnh thân, khẩu và ý. Hơn thế nữa, mỗi tông phái có thể sử dụng một phương thức khác biệt nhau, nhưng chung quy cũng không đi ngoài mục đích này. Chẳng hạn, người tu Tịnh độ khi chuyên tâm niệm Phật sẽ đạt đến sự thanh tịnh ba nghiệp, trong khi người trì chú nếu thực sự thành tựu cũng sẽ đạt đến sự thanh tịnh như vậy không khác. Khi ba nghiệp được thanh tịnh thì mọi nghiệp ác đều dừng lại, các tâm niệm tham, sân, si được dứt trừ, và chính nhờ đó mà người tu tập đạt đến sự giải thoát.

Khi nhận thức về thiền định trong các tông phái Phật giáo khác nhau theo cách này, chúng ta sẽ thấy được tính nhất quán trong mục đích tu tập cũng như công năng làm thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Cách hành thiền trong mỗi tông phái có thể khác nhau, nhưng mục đích hướng đến cũng như công năng của sự tu tập là không khác. Đối với người tu Tịnh độ thì niệm Phật cũng chính là hành thiền, hoặc đối với người tu Mật tông thì trì chú cũng có thể xem là một hình thức thiền định, và cũng đều có công năng giúp cho ba nghiệp của hành giả được thanh tịnh, làm nền tảng để đạt đến sự giải thoát.


Hòa thượng đã dành thời gian để giảng giải đi sâu vào các ý nghĩa nêu trên, và sau đó là trả lời một số thắc mắc, nghi vấn do thính chúng nêu ra. Cũng nhân buổi tọa đàm này, nhóm Viet Nālanda đã chính thức thông báo về buổi Pháp đàm của Ni sư Thubten Chodron với chủ đề "Luyện Tâm" do Viet Nālanda bảo trợ, sẽ được tổ chức vào Thứ Sáu ngày 22 tháng 7 năm 2016, thời gian từ 6:00 pm đến 8:00 pm tại Tòa soạn Việt Báo: 14841 Moran Street, Westminster, CA (Phone: 714-894-2500)

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Liên Phật Hội

Lượt xem: 3.453


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.82.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...