Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn »»

Theo dòng sự kiện »» Liên Phật Hội - Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn

THEO DÒNG SỰ KIỆN

The Dalai Lama: Why I’m hopeful about the world’s future - Nguyên Giác chuyển ngữ
Đức Đạt-lai Lạt-ma: Tại sao tôi lạc quan về tương lai thế giới


Đức Đạt-lai Lạt-ma: Tại sao tôi lạc quan về tương lai thế giới

English version: The Dalai Lama: Why I’m hopeful about the world’s future

LGT: Sau đây là bản dịch bài viết “Why I’m hopeful about the world’s future” của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên nhật báo Washington Post ngày 13-6-2016.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, Tenzin Gyatso, là vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Từ năm 1959, ngài sống lưu vong ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ.

Gần 6 thập niên trôi qua kể từ khi tôi rời quê nhà Tây Tạng và trở thành người tỵ nạn. Nhờ vào từ tâm của chính phủ và dân tộc Ấn Độ, người Tây Tạng chúng tôi tìm được quê hương thứ nhì, nơi chúng tôi có thể sống trong phẩm cách và tự do, có thể duy trì truyền thống Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ chúng tôi.

Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến quá nhiều bạo lực – một số sử gia ước tính rằng có hơn 200 triệu người bị giết trong các trận xung đột ở thế kỷ 20.

Hôm nay, chưa thấy viễn ảnh kết thúc bạo lực kinh hoàng ở Trung Đông, nơi như trong hồ sơ Syria đã dẫn tới khủng hoảng tỵ nạn lớn nhất trong một thế hệ. Các vụ khủng bố tấn công kinh hoàng – như chúng ta mới được nhắc một cách buồn bã hồi cuối tuần qua – đã gây nỗi sợ sâu thẳm. Trong khi dễ dàng cảm nhận sự tuyệt vọng và vô vọng, vẫn cần thiết hơn rằng trong những năm đầu của thế kỷ 21 giữ tâm thực tế và lạc quan.

Có nhiều lý do để chúng ta hy vọng. Sự công nhận quyền con người có tính phổ quát, kể cả quyền tự quyết, đã lan rộng vượt qua mọi thứ có thể được hình dung hồi một thế kỷ trước. Ngày càng có nhiều hơn sự đồng thuận quốc tế về ủng hộ bình đẳng nam nữ và tôn trọng phụ nữ. Một cách đặc biệt là trong thế hệ trẻ, đã có sự bác bỏ rộng rãi đối với chiến tranh như một phương tiện giải quyết vấn đề. Khắp thế giới, nhiều người đang làm những việc giá trị để ngăn cản khủng bố, công nhận những chiều sâu của ngộ nhận và ý tưởng chia rẽ cực kỳ nguy hiểm về “chúng ta” và “họ”. Tình hình cắt giảm nhiều trong các kho vũ khí nguyên tử trên thế giới có nghĩa là đang định ra thời biểu để giảm nhiều hơn, và tận cùng sẽ xóa bỏ vũ khí nguyên tử -- một cảm nhận mà Tổng Thống Obama mới đây lặp lại ở Hiroshima, Nhật Bản — không còn đơn giản là một giấc mơ.

Khái niệm về chiến thắng tuyệt đối cho một phía và thảm bại hoàn toàn cho phía kia đã rất mực lỗi thời; trong một số trường hợp, sau cuộc chiến, đau khổ khởi dậy từ một tình trạng không thể mô tả như là chiến tranh hay hòa bình. Bạo lực tất yếu dẫn thêm bạo lực. Thực sự, lịch sử cho thấy sự đề kháng bất bạo động dẫn tới các nền dân chủ hòa bình và bền vững hơn, và thành công hơn là chiến đấu bạo lực, khi lật đổ các chế độ toàn trị.

Sẽ không đủ, khi đơn giản cầu nguyện. Đã có giải pháp cho nhiều vấn đề chúng ta đối diện; cơ chế mới để đối thoại cần dựng lập ra, cùng với các hệ thống giáo dục để sinh khởi các giá trị đạo đức. Những việc như thế phải được đặt làm nền tảng trong viễn ảnh rằng chúng ta tất cả đều thuộc vào một gia đình nhân loại và rằng chung sức chúng ta có thể giải quyết các thách thức toàn cầu.

Điểm khích lệ rằng chúng ta đã thấy nhiều người bình thường trên khắp thế giới bày tỏ lòng từ bi rộng lớn đối với thảm cảnh người tỵ nạn, từ những người đã cứu họ ra khỏi biển sóng, tới những người đón nhận họ vào và cung cấp tình thân hữu, sự hỗ trợ. Bản thân tôi là một người tỵ nạn, tôi cảm nhận thương cảm mạnh mẽ cho hoàn cảnh của họ, và khi chúng ta thấy nỗi khổ của họ, chúng ta nên làm mọi thứ có thể để giúp họ. Tôi cũng có thể hiểu nỗi sợ của những người trong các quốc gia tiếp nhận, những người có thể cảm thấy bị tràn ngập. Kết hợp của những hoàn cảnh đã gợi sự chú ý tới tầm quan trọng chủ yếu của hành động tập thể về hướng hồi phục hòa bình chân thực cho các vùng đất nơi những người tỵ nạn này đang bỏ chạy.

Người tỵ nạn Tây Tạng đã kinh nghiệm trực tiếp khi trải qua các hoàn cảnh như thế, và mặc dù chúng tôi chưa thể về lại quê hương, chúng tôi mang ơn sự hỗ trợ nhân đạo mà chúng tôi nhận được trải qua các thập niên từ bạn hữu, kể cả từ dân tộc Hoa Kỳ.

Một nguồn hy vọng thêm nữa là sự hợp tác chân thực giữa các nước trên thế giới về mục tiêu chung được nhìn thấy trong hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Khi sự hâm nóng địa cầu đe dọa sức khỏe hành tinh, nơi ngôi nhà duy nhất của chúng ta, chỉ bằng cách cứu xét lợi ích toàn cầu lớn hơn mới có thể đạt được các lợi ích địa phương và quốc gia.

Bản thân tôi có liên hệ vấn đề này, bởi vì Tây Tạng là bình nguyên cao nhất thế giới, và là tâm điểm của biến đổi khí hậu toàn cầu, hâm nóng nhanh gấp ba lần phần còn lại của thế giới. Đây là nơi cất giữ lớn nhất nguồn nước ngoài hai cực địa cầu và nguồn của hệ thống sông lan rộng nhất của địa cầu, quan trọng đối với 10 quốc gia có mật độ đông dân nhất thế giới.

Để tìm giải pháp cho khủng hoảng môi trường và các cuộc chiến bạo lực chúng ta gặp trong thế kỷ 21, chúng ta cần tìm câu trả lời mới. Cho dù tôi là một nhà sư Phật giáo, tôi tin rằng các giải pháp này vượt ngoài tôn giáo, trong việc quảng bá khái niệm tôi gọi là đạo đức thế gian. Đây là một phương pháp tự giáo dục chúng ta dựa vào các khám phá khoa học, vào kinh nghiệm chung và vào cảm nhận đời thường – một phương pháp phổ quát hơn để đề cao giá trị nhân loại chung của chúng ta.

Trong hơn ba thập niên, những cuộc thảo luận của tôi với các khoa học gia, nhà giáo và nhân viên xã hội từ khắp thế giới đã hiển lộ mối quan tâm chung. Do vậy, chúng tôi đã dựng lên một hệ thống dẫn tới nền giáo dục cho tâm hồn, nhưng là một nền giáo dục dựa vào nghiên cứu về sự vận hành của tâm và cảm thọ, xuyên qua các học bổng và các nghiên cứu khoa học, hơn là [dựa vào] thực tập tôn giáo. Bởi vì chúng ta cần các nguyên tắc đạo đức – từ bi, tôn trọng người khác, tử tế, nhận trách nhiệm – trong mọi lĩnh vực của hoạt động nhân loại, chúng ta đang làm việc để giúp các trường học và các đại học tạo ra cơ hội cho giới trẻ tự ý thức hơn, để học cách đối trị các cảm thọ bất thiện và vun trồng kỹ năng xã hội. Chương trình học đó đang được đưa vào học trình nhiều trường ở Bắc Mỹ và Châu Âu – tôi có tham dự với việc này ở Emory University về một học trình mới về nền đạo đức thế gian, và đang được đưa vào nhiều trường ở Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Trách nhiệm chung của chúng ta là phải bảo đảm rằng thế kỷ 21 không lặp lại các nỗi đau và các trận thảm sát của quá khứ. Bởi vì bản chất con người là từ bi trong căn bản, tôi tin có thể sẽ hiển lộ ra trong các thập niên tới là một kỷ nguyên hòa bình – nhưng chúng ta phải làm việc chung nhau, trong cương vị các công dân thế giới của một hành tinh chung nhau.

Lượt xem: 34.168


Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.247.237 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...