Người Cư Sĩ          [ Trở Về        [Home Page]

Những Bài Giảng Tóm Tắt Của Khóa Thiền Minh Sát Mười Ngày
cuả Thiền sư Goenka
Thích Minh Diệu dịch

Bài giảng của ngày thứ tư
-- Những câu hỏi liên quan đến vấn đề làm sao để thực hành thiền Vipassana
-- Qui luật về giáo lý nghiệp quả
-- Sự quan trọng của hành động thuộc về tâm
-- Bốn sự tập hợp của tâm:sự hiểu biết (ý thức), sự nhận thức, sự cảm thọ , sự phản ứng
Ngày thứ tư là ngày rất quan trọng. Các bạn đã bắt đầu thể nhập vào dòng sông của chánh pháp (Ganges of Dhamma), khám phá chân lý nơi các bạn ở cấp độ những cảm thọ về thân. Trong quá khứ, vì vô minh, những cảm thọ này là những nguyên nhân cho sự tăng trưởng những khổ đau trong các bạn, nhưng chúng nó cũng có thể dùng để đoạn trừ khổ đau. Các bạn đã tiến hành bước đầu tiên vào con đường giải thoát bằng sự luyện tập quan sát những cảm thọ về thân và duy trì bình thản tâm.

Vài vấn đề về phương pháp thường được hỏi:

Tại sao di chuyển sự chú ý trên thân thể theo một trật tự và tại sao phải theo trật tự này? bất cứ trật tự nào đều có thể thực hành, nhưng một trật tự là đủ. Ngược lại nguy hiểm về sự không chú ý ở một vài bộ phận của thân thể, và những phần này sẽ duy trì không cảm xúc và trống không. Cảm thọ có mặt khắp thân thể, và trong phương pháp này, tầm quan trọng là phát triển khả năng kinh nghiệm cảm thọ ở mọi nơi. Vì mục đích này, di chuyển sự chú ý các cảm thọ theo trật tự rất là có lợi.

Nếu trong một phần của thân thể không có cảm thọ, các bạn có thể duy trì sự chú tâm của các bạn ở đó khoảng một phút. Trong thực tế, ù cảm thọ luôn có mặt ở đó, như ở mọi bộ phận khác của thân thể, nhưng nó có một tính chất vi tế như vầy đến nổi tâm của các bạn không nhận ra nó một cách ý thức, và vì vậy nơi này dường như vô giác ( không cảm nhận được ). Duy trì khoảng một phút, theo dõi một cách tĩnh lặng và xả ly. Đừng tạo ra sự tham đắm vì một cảm thọ, hoặc sân hận hướng đến sự mù quáng. Nếu các bạn làm như vậy, các bạn đã làm mất sự thăng bằng ở các bạn, và tâm mất thăng bằng thì rất là ngu ngốc; nó chắc chắn không thể kinh nghiệm những cảm thọ vi tế hơn. Nhưng nếu tâm duy trì sự thăng bằng, nó trở nên nhạy bén hơn và mạnh hơn, khả năng khám phá các cảm thọ vi tế nhiều hơn. Theo dõi những phần của thân thể một cách xả ly khoảng một phút, không quá một phút. Nếu trong vòng một phút không có cảm thọ khởi lên, lúc đó mỉm cười và dời đi nơi khác. Vòng quan sát kế tiếp, lại duy trì một phút nữa; sớm muộn gì các bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm cảm thọ ở đó và khắp thân thể. Nếu các bạn duy trì đã một phút nhưng vẫn không cảm nhận một cảm thọ, thì tập trung cảm nhận sự xúc chạm quần áo của bạn nếu nó là nơi được bao phủ, hoặc sự tiếp xúc với môi trường nếu nó không bị bao phủ. Bắt đầu với những cảm thọ bề ngoài như vầy,và tuần tự các bạn cũng sẽ bắt đầu để cảm nhận những cảm thọ khác.

Nếu sự chú ý được đặt vào một phần của thân thể và một cảm thọ khởi lên ở một nơi khác, chúng ta có nên nhảy lui trở lại hoặc hướng đến để theo dõi cảm thọ này hay không?không nên làm như vậy mà tiếp tục di chuyển sự quan sát theo trật tự. Đừng tìm cách làm không cho sinh khởi những cảm thọ ở những phần khác của thân thể.-các bạn không thể làm như thế- nhưng cũng đừng chú trọng đến chúng nó. Theo dõi mỗi cảm thọ chỉ khi nào các bạn đến với chúng nó, di chuyển theo trật tự. Ngược lại các bạn sẽ nhảy từ nơi này đến nơi khác, bỏ sót nhiều phần của cơ thể không quan sát, thì sự theo dõi quan sát của các bạn chỉ là những cảm thọ thô mà thôi. Các bạn phải tự huấn luyện chính mình để quan sát tất cả những cảm thọ khác nhau trong mỗi phần của thân thể, thô hoặc tế, lạc hoặc bất lạc, dễ nhận hoặc khó nhận. Vì vậy đừng bao giờ cho phép sự quan sát chú ý nhảy từ chỗ này đến chỗ khác.

Bao lâu chúng ta nên giữ sự quan sát trải qua từ đầu đến chân? Điều này sẽ khác nhau tùy theo tình huống mà chúng ta đang đối diện. Sự hướng dẫn là để đặt sự chú tâm của các bạn vào một khu vực xác định, và ngay lúc các bạn nhận ra cảm thọ, thì hãy di chuyển tiếp tục. Nếu tâm thức đủ sự nhảy cảm nó sẽ nhận rõ cảm thọ ngay lúc nó đến khu vực đó, và các bạn có thể duy chuyển tiếp tục liền. Nếu tình huống này xảy ra khắp thân thể, có thể di chuyển sự tập trung từ đầu đến chân trong vòng 10 phút; nhưng không nên di chuyển nhanh hơn khoảng thời gian vừa nói. Tuy nhiên, Nếu tâm thức không bén nhạy, có thể có nhiều khu vực ở đó cần thiết chờ khoảng một phút để cảm thọ sinh khởi. Trong trường hợp này, có thể mất khoảng 30 phút hoặc một giờ để di chuyển sự quan sát từ đầu đến chân. Thời gian cần để quan sát một vòng thân thể không quan trọng. Chỉ duy trì hành trì nhẫn nại, kiên trì; các bạn chắc chắn sẽ thành tựu.

Khoảng giới hạn về khu vực quan sát phải như thế nào để có thể đặt sự chú tâm vào đó được? Hãy lấy một phần của thân thể khoảng hai hoặc ba inch (1 inch =2.54cm) chiều rộng; từ đó di chuyển sự quan sát đến khu vực khác có độ rộng tương đương như vậy. Nếu tâm thức chưa nhạy bén, sử dụng khu vực rộng hơn, chẳng hạn như toàn bộ khuôn mặt, hoặc toàn bộ cánh tay phần trên; rồi từ từ cố gắng thu nhỏ lại khu vực tập trung. Cuối cùng các bạn có thể cảm nhận những cảm thọ ở mỗi phần của thân thể, nhưng giai đoạn này, mỗi khu vực có độ rộng khoảng hai hoặc ba inch là đủ.

Chúng ta có nên cảm nhận những cảm thọ chỉ trên bề mặt của thân thể hay là cũng ở bên trong nữa? Đôi khi một vị thiền giả cảm nhận những cảm thọ bên trong ngay lúc anh ta bắt đầu hành trì Vipassana; đôi khi ở giai đoạn đầu anh ta cảm nhận những cảm thọ chỉ ở bề mặt. Một trong hai cách đều tốt cả. Nếu những cảm thọ chỉ xuất hiện trên bề mặt, theo dõi chúng nó qua nhiều lần cho đến khi các bạn cảm nhận cảm thọ ở mọi nơi trên bề mặt, sau đó các bạn sẽ bắt đầu thể nhập vào cảm thọ bên trong. Tuần tự tâm thức sẽ phát triển khả năng cảm nhận những cảm thọ ở mọi nơi, cả hai bên trong và bên ngoài, trong mỗi phần cấu trúc của thân thể. Nhưng hãy bắt đầu, những cảm thọ thuộc bên ngoài là đủ rồi.

Con đường dẫn xuyên qua toàn bộ lãnh vực cảm nhận bằng giác quan, đối với thực tại tối hậu nó vượt qua kinh nghiệm bằng giác quan. Nếu các bạn tiếp tục thanh lọc tâm các bạn với sự hổ trợ của cảm thọ, chắc chắn các bạn sẽ đạt giai đoạn tối hậu.

Khi nào chúng ta không ý thức, các cảm thọ là một phương tiện để tăng trưởng phiền não của chúng ta, vì chúng ta phản ứng lại chúng nó với tham hoặc sân. Vấn đề sinh khởi ngay hiện tại, những căn thẳng phát nguồn, ở cấp độ của những cảm thọ bằng thân.; vì vậy, đây là cấp độ ở đó chúng ta phải thi hành để giải quyết vấn đề, để thay đổi thói quen của tâm thức. Chúng ta phải học cách tỉnh giác đối với tất cả những cảm thọ sinh khởi mà không phản ứng lại chúng, chấp nhận sự thay đổi của chúng, vì đó là bản chất khách quan. Bằng cách thực hành như vậy, chúng ta loại trừ thói quen về sự phản ứng thiếu ý thức, chúng ta giải thoát chính mình ra khỏi khổ não.

Cảm thọ là gì? Bất cứ điều gì chúng ta có thể cảm nhận ở cấp độ bằng thân thể thì là một cảm thọ- bất cứ cảm thọ tự nhiên, thông thường, bình thường bằng thân thể, hoặc là lạc hay khổ, thô hay tế, mạnh hoặc yếu. Đừng bao giờ phớt lờ một cảm thọ trên yếu tố rằng nó được tạo ra do những điều kiện môi trường, hoặc do ngồi quá lâu, hoặc do một chứng bệnh từ trước. Bất cứ lý do gì, vấn đề là các bạn cảm nhận một cảm thọ. Trước đây các bạn có thói quen đẩy ra những cảm thọ bất lạc và kéo lại những cảm thọ lạc. Bây giờ các bạn chỉ quan sát như là một đối tượng, đừng đồng nhất chúng nó với những cảm thọ.

Một sự quan sát không lựa chọn, đừng bao giờ cố chọn những cảm thọ; thay vì chấp nhận bất cứ những gì sinh khởi một cách tự nhiên. Nếu các bạn khởi lên tìm cái gì đó riêng biệt, đặc biệt, các bạn sẽ tạo ra những khó khăn cho chính mình, và sẽ không thể tiếp tục duy trì phương pháp. Phương pháp hành trì không phải để kinh nghiệm điều gì đó mang tính đặc biệt, mà thích hợp hơn chỉ duy trì trạng thái xả trong vấn đề của bất cứ cảm thọ nào. Trong quá khứ các bạn đã có những cảm thọ tương tự trong thân thể các bạn, nhưng các bạn không tỉnh thức về nó một cách có ý thức, và các bạn đã phản ứng lại nó. Bây giờ các bạn đang học để duy trì cấp độ bình thản (trạng thái xả).

Nếu các bạn thực hành theo cách này, tuần tự toàn bộ qui luật tự nhiên sẽ trở nên rõ ràng đối với các bạn. Đây là những gì Giáo pháp định nghĩa: bản chất tự nhiên, qui luật, chân lý. Để hiểu chân lý ở cấp độ kinh nghiệm, chúng phải khảo sát chúng nó trong cấu trúc toàn bộ thân thể của chúng ta. Đây là những gì mà Thái tử Sidddhattha Gotama đã thực hành để trở thành một vị Phật, và nó trở thành quá rõ ràng đối với Ngài, và sẽ trở thành rõ ràng cho bất cứ ai thực hành như Ngài đã thực hành, cái mà toàn bộ vũ trụ, trong thân thể cũng như bên ngoài nó, mọi thứ luôn luôn thay đổi. Không có gì là kết quả cuối cùng; mọi vật được liên hệ trong tiến trình của hình thành (bhava). Và một thực tại khác sẽ trở nên rõ ràng: mọi vật xảy ra đều có nguyên nhân. Mỗi sự thay đổi có một nguyên nhân, nguyên nhân tạo ra kết quả, và rồi kết quả lần lược trở thành nguyên nhân cho sự thay đổi khác, tạo ra một vòng mắc xích vô tận nhân và quả. Và một qui luật nữa trở nên rõ ràng: khi nguyên nhân như thế nào thì kết quả sẽ như thế ấy; khi hột giống như thế nào thì sẽ dẫn đến qủa trái như thế ấy.

Trên cùng một mảnh đất chúng ta gieo hai loại hạt giống, một loại mía và một loại "neem" một loại cây nhiệt đới rất đắng. Từ giống mía phát triển thành cây mía có vị ngọt trong mỗi sớ mía, từ giống neem thành cây và có vị đắng trong mỗi sớ của nó. Chúng ta có thể hỏi tại sao Tự nhiên lại từ tốn (tình thương) đối với cây này và thô lỗ đối với cây khác. Thực tế, Tự nhiên không phải từ tốn cũng không phải thô lỗ; nó tiến hành theo qui luật đã đặt định. Chúng ta chỉ giúp cho tính chất của mỗi hạt giống biểu hiện. Nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống ngọt, thu họach sẽ là vị ngọt. Như hạt giống hiện có, cũng vậy quả trái sẽ như vậy; khi những hành động như thế này thì kết quả sẽ thương xứng như vậy.

Vấn đề là chúng ta rất tỉnh táo ở thời gian gặt hái, muốn nhận quả ngọt, nhưng trong suốt thời thời vụ gieo chúng ta không tỉnh táo, và trồng giống trái đắng. Nếu chúng ta muốn quả ngọt chúng ta nên trồng những loại giống tuơng xứng. Cầu nguyện hoặc mong ước vì một phép màu chỉ là tự lừa dối mình; chúng ta phải hiểu và sống theo qui luật tự nhiên. Chúng ta phải cẩn trọng về những việc làm của chúng ta, vì những việc làm này là hạt giống liên quan đến phẩm chất của những gì mà chúng ta sẽ nhận là vị đắng hoặc ngọt.

Có ba loại hành động: bằng thân , bằng lời nói và bằng ý nghĩ suy tư. Chúng ta học để quan sát chính chúng ta và tuệ tri ngay lập tức rằng hành động thuộc về tâm thức là quan trọng nhất, vì đây là hạt giống, hành động sẽ dẫn đến kết quả. Những thước đo để đo lường cường độ của nó. Chúng nó phát nguồn như hành động bằng ý nghĩ, và hành động này biểu hiện bằng kết quả ở cấp độ thân hoặc là lời nói (miệng). Vì vậy Đức phật đã tuyên bố:

Tâm thức dẫn đầu tất cả mọi vấn đề,
Tâm làm chủ, tâm tạo ra mọi vật.
Nếu với tâm không thuần tịnh
Nói lên hoặc hành động,
Thì khổ não sẽ theo sau các bạn
Như bánh xe theo sau dấu chân của con vật kéo xe.(PC.I,1)
Nếu với tâm thanh tịnh
Các bạn nói lên hhoặc hành động
Thì hạnh phúc sẽ theo sau các bạn
Như chiếc bóng không tách rời hình. (PC.I,2)
Nếu đây là vấn đề, từ đó chúng ta phải biết cái gì là tâm thức và nó làm việc như thế nào. Chúng ta đã bắt đầu quan sát hiện tuợng này bằng sự tu tập của các bạn. Khi các bạn hành trì, nó sẽ trở nên rõ ràng rằng có bốn phần chính hoặc những thành phần tập hợp của tâm thức.

Phần thứ nhất được gọi là Vin~n~aan.a, nó có thể được dịch là sự nhận thức. Các cơ quan giác quan không hoạt động trừ phi tâm thức tiếp xúc với chúng nó. Ví dụ, nếu chúng ta bị thu hút trong một sắc đẹp, một âm thanh có thể đến nhưng chúng ta sẽ không nghe nó, vì tất cả tâm thức của chúng ta đang tập trung vào ở mắt. Vai trò của phần này của tâm là để nhận thức, đơn giản để biết, không có sự phân biệt. Một âm thanh đến tiếp xúc với tai, và tâm thức chỉ lưu ý vấn đề rằng có một âm thanh đã đến.

Rồi phần kế tiếp của tâm thức bắt đầu làm việc: san~n~aa (sự nhận thức). Một âm thanh đã đến, và từ kinh nghiệm quá khứ của chúng ta và ký ức (bộ nhớ), chúng ta nhận ra nó: một âm thanh, qua lời nói, những tiếng khen.. . tiếng tốt ; hoặc một âm thanh , lời nói , những tiếng chê, tiếng xấu. Chúng ta đưa ra một sự đánh giá về tốt hoặc xấu, theo kinh nghiệm quá khứ của chúng ta.

Ngay lúc đó phần thứ ba của tâm thức bắt đầu làm việc: cảm thọ (vedana ). Ngay lúc âm thanh vừa đến, một cảm thọ xuất hiện trên thân thể, nhưng khi sự nhận thức nhận ra nó và cho ra một sự đánh gía, cảm thọ trở nên thích thú hay không thích thú tùy theo sự đánh gía đó. Ví dụ: một âm thanh đến bằng những lời nói, những lời ca ngợi , tốt đẹp- và chúng ta cảm nhận một cảmthọ lạc xuyên khắp thân thể. Hoặc ngược lại một âm thanh đến mang theo những lời nói, những lời chê bai, xấu- và chúng ta cảm nhận một cảm thọ bất lạc xuyên qua thân thể. Những cảm thọ khởi lên ở thân, và được cảm nhận bằng tâm; đây là vai trò được gọi là Vedanaa (cảm thọ).

Sau đó phần thứ tư của tâm thức bắt đầu làm việc: san’khara (tâm sở hành, sư phản ứng của tâm thức). Một âm thanh đến với những lời nói, những lời khen ngợi, tốt… cảm thọ lạc khởi lên- và chúng ta bắt đầu thích nó: " tiếng khen này là tuyệt vời! Tôi muốn khen nhiều hơn nữa!" hoặc một âm thanh đến với những lời nói, những lời chê bai, xấu… cảm thọ bất lạc khởi lên- và chúng ta bắt đầu không thích nó: "Tôi không thích lời chê bai này, hãy chấm dứt ngay!". Ơû mỗi cơ quan của các căn, cùng một tiến trình như vậy xảy ra; mắt , tai, mũi, lưỡi, thân. Tương tự, khi một ý nghĩ hoặc một sự tưởng tượng tiếp xúc với tâm, cùng một cách một cảm thọ sinh khởi trong thân, lạc hoặc bất lạc, và chúng ta bắt đầu phản ứng với thích ù hoặc không thích nó. Điều ham thích tạm thời này phát triển thành tham muốn nhiều; điều không thích này phát triển thành sân giận lớn. Chúng ta bắt đầu cột những thắt nốt bên trong.

Đây là hột giống chắc thật đưa đến kết quả, sự phản ứng lại sẽ dẫn đến kết quả: san’khara (sự phản ứng thuộc về tâm). Mỗi sát na chúng ta gieo hột giống này, phản ứng lại với thích hoặc không thích, tham lam hoặc sân giận, và bằng cách làm như vậy chính chúng ta tạo ra đau khổ.

Có những phản ứng chỉ tạo ra một ấn tượng rất nhẹ, và bị tiêu diệt ngay tức thời, còn những phản ứng tạo ra một ấn tượng sâu hơn một tí thìø nó bị tiêu diệt sau một chập thời gian, và những phản ứng nào có ấn tượng rất sâu, và mất một khoảng thời gian dài mới loại bỏ được nó. Vào mỗi cuối của một ngày, nếu chúng ta cố gắng ghi nhớ lại tất cả những phản ứng của tâm mà chúng ta đã tạo ra, chúng ta sẽ chỉ có thể nhớ lại một hoặc hai phản ứng mà đã tạo ấn tượng sâu nhất trong suốt ngày. Cùng một cách như vậy, ở cuối mỗi tháng hoặc mỗi năm, chúng ta sẽ có thể nhớ lại chỉ một hoặc hai phản ứng mà đã tạo ra ấn tượng sâu nhất trong suốt thời gian ấy. Và thích nó hoặc không thích, ở cuối cuộc đời, những gì phản ứng đã tạo ra mạnh nhất chắc chắn khởi lên trong tâm; và cuộc sống kế tiếp sẽ bắt đầu với tâm thức của cùng một tính chất, sau khi sở hữu những phẩm chất như nhau của vị ngọt hoặcø đắng. Chúng ta taọ ra tương lai chúng ta, bằng những phản ứng của mình.

Vipassana dạy nghệ thuật chết: làm thế nào để chết an lạc và nhẹ nhàng. Và chúng ta học nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống: làm thế nào để làm chủ trong giây phút hiện tại, làm thế nào để không tạo ra một phản ứng ở mỗi sát na này, và làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ. Nếu hiện tại là tốt, chúng ta không cần lo lắng cho tương lai, chỉ là sản phẩm của hiện tại, và vì vậy chắc chắc là tốt.
 
 

Có hai vấn đề trong phương pháp tu tập

Thứ nhất là phá vỡ những chướng ngại giữa những cấp độ nhận thức và vô thức của tâm thức. Thông thường thì tâm nhận thức không biết gì về những gì đang được kinh nghiệm bởi tâm vô thức. Bị che đậy bởi sự không nhận thức này, sự phản ứng luôn xảy ra ở cấp độ không nhận thức; vào lúc chúng nó hướng đến cấp độ nhận thức, chúng nó trở thành quá mạnh về cường độ đến nổi chúng nó dễ dàng vượt qua năng lực của tâm thức. Bằng phương pháp tu tập này, toàn bộ khối tập hợp của tâm thức trở nên nhận thức, tỉnh giác; tâm vô thức (vô minh ) được loại trừ.

Vấn đề thứ hai của phương pháp là sự bình thản (tâm xả). Chúng ta tỉnh thức tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm, và mỗi cảm thọ, nhưng đừng phản ứng lại, đừng tạo ra sự thắt gút mới của tham hoặc sân giận, đừng làm khổ cho chính mình.

Để bắt đầu, trong lúc các bạn ngồi thiền, hầu như các bạn sẽ phản ứng lại những cảm thọ, nhưng một vài khoảnh khắc sẽ đến khi các bạn duy trì bình thản (tâm xả), mặc dầu cảm thọ rất là đau. Những khoảnh khắc như vầy có năng lực rất mạnh trong việc chuyển những thói quen trong tâm thức. Dần dần các bạn sẽ đến một trạng thái ở đó các bạn có thể mỉm cười với bất cứ những cảm thọ, biết nó là vô thường (anicca), chắc chắn vượt qua.

Để thành tựu trạng thái này, các bạn phải thực tập chính các bạn; không ai có thể thay thế làm cho các bạn. Một điều rất tốt là các bạn đã tiến hành bước thứ nhất của phương pháp tu tập; bây giờ tiếp tục bước từng bước một hướng đến sự giải thoát cho các bạn.

Cầu mong tất cả các bạn vui với chân hạnh phúc.

Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui.

Tổng quát | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |


Source : Ðạo Phật Ngày Nay

 [ Trở Về ]