Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
Chín yếu tố phát triển Thiền Quán
Thiền sư Kundalàbhivamsa - Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Chương XI Yếu Tố Thứ Chín
-ooOoo- Trước khi đến Đạo, Quả, sự tinh tấn không ngừng là một yếu tố bổ sung cho việc hành thiền.
Hành giả phải tâm niệm rằng mình cần có thái độ tích cực việc hành thiền. Chừng nào chưa đạt đến Đạo Quả thì hành giả chưa thể buông lơi hay từ bỏ sự tinh tấn. Giữ cho tâm mạnh mẽ và tinh tấn không ngừng trong tu tập là một yếu tố để phát triển ngũ quyền. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Chưa thành tựu đạo quảNhững người xuất gia phải hành thiền càng liên tục càng tốt, và cố gắng duy trì sự tinh tấn cho đến khi đạt được Đạo, Quả, Niết bàn.
Quyết chí không nản lòng.Còn các cư sĩ tại gia mặc dầu phải rời trường thiền vì những lý do riêng, nhưng quí vị không nên từ bỏ việc hành thiền khi trở về với cuộc sống bình thường. Quí vị nên cố gắng hành thiền bất cứ khi nào hoàn cảnh cho phép. Quí vị nên tự nhắc nhở mình dành ra mỗi ngày mười lăm phút, nửa tiếng hay một tiếng vào buổi khuya trước khi đi ngủ, hoặc lúc sáng sớm, để hành thiền. Được vậy quí vị sẽ không đánh mất sự tinh tấn.
Bằng cách đó hành giả sẽ thấy ngũ quyền được tăng trưởng và giáo pháp trở nên rõ ràng hơn tương xứng với sự tinh tấn của hành giả. Tùy theo mức độ ba-la-mật của mình, hành giả có thể thấy pháp một cách tường tận hơn.
Ngày xưa có nhiều người bận rộn bao nhiêu công việc của đời sống thế gian mà vẫn giác ngộ được nghĩa lý cao siêu của giáo pháp vì họ đã cố gắng dành thời gian cho việc thực hành thiền quán.
a. Một tăng sinh chứng Quả A-la-hán:
Ngày xưa, có một tăng sinh chỉ mới ba tuổi hạ tên là Maliyadeva tìm đến một tu viện nổi tiếng tên là Mandalarama để học về pháp học. Ở đó vị tăng sinh vẫn hành thiền bất cứ khi nào có thời gian rãnh rỗi.
Một hôm, khi đang đi khất thực trong thành Kalla, vị tăng sinh được một bà thí chủ dâng cháo. Vừa gặp vị này, bà bỗng phát sinh một tình cảm thương yêu trìu mến, giống như tình cảm người mẹ dành cho con. Bà thỉnh vị tăng sinh về nhà để bà được cúng dường tứ vật dụng và hỏi han về tu viện nơi vị ấy tu học.
Biết vị ấy đang học ở tu viện Mandalarama, bà thỉnh vị ấy mỗi ngày đều đến nhà bà để bà cúng dường trong suốt thời gian học ở đấy.
Vị tăng sinh nhận lời và hàng ngày đến nhà bà thọ bát. Mỗi lần như vậy Ngài đều cầu chúc cho bà thí chủ được giàu có và thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Ngài cầu chúc bằng một giọng rất hoan hỷ rồi ra về. Suốt cả ba tháng hạ Ngài chỉ cầu chúc có hai điều đó thôi.
Tuy đang học pháp học nhưng mỗi khi rảnh rỗi, tăng sinh Maliyadeva đều thực hành thiền quán. Nhờ tinh tấn như vậy nên đến ngày cuối cùng của mùa an cư, Ngài trở thành một vị A-la-hán có tứ vô ngại giải.
Hòa thượng trụ trì tu viện Mandalarama mời Đại Đức Maliyadeva đến và thỉnh ngài thuyết pháp cho hội chúng vào ngày tự tứ. Đại Đức Maliyadeva đồng ý nhận thuyết pháp hôm đó.
Khi các vị Sa-di trong tu viện nghe tin này, họ đến báo cho bà thí chủ đã cúng dường hàng ngày cho Đại Đức biết là Ngài sẽ thuyết pháp và bảo bà nên đến dự.
Bà thí chủ cho rằng các vị Sa-di nói đùa bởi vì Đại Đức Maliyadeva đâu có biết thuyết pháp. Trong suốt cả ba tháng hạ mà Ngài chỉ biết chúc phúc cho bà bằng hai câu là được giàu sang và thoát khỏi nghèo khó. Các vị Sa-di trả lời rằng họ cũng không chắc là Đại Đức Maliyadeva có biết thuyết pháp hay không, nhưng tin đó là đúng vì chính Hòa thượng trụ trì báo cho họ biết. Vì vậy họ bảo bà thí chủ cứ đến tu viện ngày hôm đó.
Buổi chiều, bà đem hương hoa đến cúng dường, và khi vào trong tu viện bà tìm một góc để ngồi cách xa với hội chúng. Bà rất lo lắng cho Đại Đức Maliyadeva, sợ rằng Ngài không thể thuyết pháp giữa một hội chúng đông đảo như vậy.
Đến giờ thuyết pháp, Đại Đức cầm một cái quạt trong tay và thuyết bài pháp chủ yếu dựa trên hai câu chúc phúc về "giàu" và "nghèo" mà Ngài vẫn thường chúc cho bà thí chủ trong suốt ba tháng qua. Dựa trên hai câu này Ngài đã triển khai sâu rộng các chi pháp có trong Tam Tạng. Bài pháp này Ngài thuyết tận đến khi trời sáng. Khi bài pháp kết thúc, bà thí chủ đoạn trừ mọi tà kiến và nghi ngờ. Cánh cửa dẫn đến 4 đường ác đạo bị khép lại và bà đắc quả Nhập Lưu.
b. Tứ Diệu Đế trong "giàu" và "nghèo"
Trong bài pháp của Đại Đức Maliyadeva, "cầu cho quý vị được giàu có" nghĩa là cầu cho quý vị chứng đắc Niết Bàn, vì Niết bàn là tột đỉnh của sự giàu sang. Sự giàu sang ở đây chính là Diệt Đế. Còn nghĩa của chữ nghèo ở trong câu "cầu chúc cho quý vị được thoát khỏi nghèo khổ" bao gồm tất cả sự đau khổ nói chung là Khổ Đế.
Đại Đức Maliyadeva chỉ giải thích chi tiết Khổ Đế và Diệt Đế trong bài pháp của mình, bởi vì khi có Khổ Đế tức là Tập Đế diễn ra, và khi có Diệt Đế tức là Đạo Đế đã được hoàn thành.
Toàn bộ những bài thuyết pháp của Đức Phật trong suốt 45 năm được kết tập trong Tam Tạng, bao gồm tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều không ra ngoài Tứ Diệu Đế. Tất cả đều chứa đựng trong Tứ Diệu Đế.
Bài pháp của Đại Đức Maliyadeva nói về sự giàu có của Niết-bàn, đó chính là sự giàu có hoàn toàn chơn thật và đúng nghiã còn được gọi là Diệt Đế, mà mọi người bây giờ cần phải chứng ngộ.
Chỉ khi Diệt Đế được xem là một nhu cầu thiết thực ngay bây giờ thì mới có thể giải thoát khỏi mọi hình thức của sự nghèo khổ gọi là Khổ Đế. Nếu không có tâm nguyện đạt đến chứng Niết bàn thì không thể nào có chuyện thoát khỏi khổ đau. Không có tâm nguyện đó thì những khổ đau của thân và tâm cứ tiếp diễn và tiếp diễn mãi.
Để chứng đắc Niết bàn, hành giả phải tinh tấn tu tập chánh đạo để tu tập chánh đạo thì phải thực hành thiền quán. Vì vậy cần phải hành Tứ Niệm Xứ bất cứ khi nào thời gian cho phép.
Những người có hành Tứ Niệm Xứ đều nhận rằng những đau khổ của thân và tâm (Khổ Đế) đều do Tham Ái (Tập Đế) gây ra. Hành giả thấy rõ điều này ngay trong mỗi một niệm tỉnh giác.
Khi đã thường xuyên hành Tứ Niện Xứ hàng giả đạt được Tuệ Định thấy rõ khổ Đế sinh ra do Tập Đế, và khi Tuệ định trở nên mạnh mẽ hơn, những đau khổ sẽ giảm đi rất nhiều và biến mất trong một thời gian.
Đến khi Tuệ Định mạnh mẽ hơn bao giờ hết, hành giả sẽ thoát khỏi tập Đế (Tham Ái) và chứng đắc quả Nhập Lưu. Từ đây cánh cửa dẫn đến 4 đường ác đạo đã bị đóng chặt, và hành giả chỉ sanh về những cảnh giới tốt đẹp (sugati) mà thôi. Hành giả cũng có thể chứng đắc quả Nhất Lai, Bất Lai, hay A La Hán.
Như vậy hai câu kệ mà Đại Đức Maliyadeva thuyết trong thời pháp chính là nói về 2 chơn lý cao siêu được rút ra từ Tam Tạng.
Giống như Đại Đức Maliyadeva đã chứng đắc quả vị A La Hán trong khi đang học về pháp học, các hành giả đừng nên quên việc thực hành thiền quán trong khi phải làm những bổn phận của đời thường. Tùy theo ba- la-mật của mình, hành giả có thể thấu hiểu được những giáo pháp thâm sâu vi diệu.
Ngược lại, nếu ngay khi rời trường thiền hành giả bỏ ngay việc quán niệm thì ba-la-mật của hành giả quá non nớt, khó lòng thấy được pháp cao thượng .
c. Thuyết giảng và thực hành
Để thực chứng giáo pháp cao thượng thuyết giảng và tinh tấn thực hành những điều được thuyết giảng là điều kiện tiên quyết. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này, hành giả không thể chứng ngộ giáo pháp cao thượng dù cho hành giả đã có đầy đủ Ba-la-mật có thể sẳn sàng tiếp thu những nghĩa lý sâu xa nhất. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Pháp cao thượng không sanhThậm chí ngay trong thời Đức Phật, có nhiều người mặc dù có đủ ba-la-mật để tiếp thu lời dạy của Ngài, nhưng vẫn không đạt được điều gì từ giáo pháp cao thượng chỉ vì thiếu sự thực hành. Những người đã cố nhiên ngày càng cách xa với chánh pháp.
Do thiếu giảng và hành
Nếu giảng, hành hiệp lực
Pháp mầu hiển lộ ngayNgày xưa, khi Đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển, ở thành Benares có một đám cưới giữa con trai ông phú hộ Mahadana với một thiếu nữ giàu có. Tài sản mỗi bên ước lượng tới 80 tỷ. Sau khi thành hôn, đôi vợ chồng sống rất hạnh phúc ở thành Benares. Do quá giàu có, họ không cần phải làm lụng để kiếm sống. Họ cũng không tinh tấn tu hành để chứng đắc đạo quả.
Người chồng, con trai của ông phú hộ mỗi ngày tới hầu Đức vua ba lần. Trên đường đến hoàng cung anh ta nhiều lần bị nhóm người ăn chơi nhậu nhẹt rủ uống rược chung vui với họ. Anh ta không thể từ chối họ được nên chẳng bao lâu đã trở thành một con ma men bất khả trị. Càng ngày anh ta càng đam mê rượu chè cùng với lũ bạn nhậu mỗi lúc mỗi đông thêm để rồi cuối cùng phung phí hết tài sản cho việc ăn chơi và không còn một xu dính túi.
Tiêu hết tài sản của mình, anh ta lấy tài sản của vợ để tiếp tục chè chén say sưa với lũ bạn vô công rỗi nghề như anh ta. Chẳng bao lâu tài sản của người vợ cũng tiêu tùng theo men rượu. Hai vợ chồng quyết định bán hết nhà cửa, tài sản và đồ đạc, nhưng do người chồng tiếp tục nghiện ngập nên cuối cùng cả hai trở thành kẻ ăn mày sống nhờ vào lòng từ thiện của mọi người.
Một hôm, con trai người phú hộ này đã trở thành kẻ ăn mày đang xin phần thức ăn thừa của một vị sa di ở trước cổng của nhà nghỉ thì Đức Phật trông thấy. Trước cảnh tượng đó, Ngài mỉm cười. Đại Đức Ananda liền xin Đức Phật giải thích lý do vì sao Ngài mỉm cười khi thấy người ăn mày.
Đức Phật thuật lại câu chuyện của hai vợ chồng giàu có do thiếu chuyên cần tinh tấn nên đã mất hết tất cả tài sản cả trong đời lẫn trong đạo. Đức Phật kể rằng lúc đầu cả hai vợ chồng lẽ ra vô cùng giàu có, chỉ cần họ chăm chỉ trong công việc làm ăn buôn bán thì họ sẽ là người giàu nhất trong giai cấp quý tộc. Trong giai đoạn này, nếu họ tinh tấn hành thiền, lẽ ra người chồng đã đắc quả A-la-hán, người vợ đắc quả Bất Lai.
Trong giai đoạn thứ hai của đời họ, nếu chịu khó làm ăn, họ đã có thể giàu có vào hạng nhì trong giới quý tộc. Và nếu lúc đó họ biết tu tập thì lẽ ra người chồng đã đắc qủa Bất Lai và người vợ đắc quả Nhất Lai.
Đến giai đoạn thứ ba, nếu họ không quá lười biếng như vậy thì lẽ ra cũng xếp hạng ba trong số những người giàu có. Và nếu biết hành thiền, lẽ ra người chồng đắc quả Bất Lai và người vợ đắc quả Nhập Lưu.
Nhưng bây giờ, trong hoàn cảnh khổ sở của họ, họ đã đánh mất cả hai dịp may là giàu có trong của cải thế gian và giàu có trong tinh thần trên con đường dẫn đến Đạo Quả.
Hai vợ chồng giàu có kia dầu được sinh ra trong thời Đức Phật, nhưng đã đánh mất cơ hội chứng đắc Đạo Quả do thiếu tinh thần nỗ lực. Đó là bài học quý giá mà chúng ta cần ghi nhớ.
d. Không chú tâm trọn vẹn thì không có lợi ích gì.
Ngày xưa, khi Đức Phật ngự ở Sampa, một người tên là Pettha và một người vô thần tên là Kandaraka tình cờ đến thăm Đức Phật. Đức Phật thuyết cho họ một bài pháp nói về bốn hạng người bị khổ hạnh. Trước khi Đức Phật kết thúc bài pháp, Pettha xin phép Ngài cho họ được cáo từ vì cả hai người đều bận rất nhiều công việc. Như vậy Pettha ra về trong lúc Đức Phật vẫn còn đang thuyết pháp.
Giá như Pettha chịu ngồi nghe cho đến khi Đức Phật thuyết song bài pháp, ông đã có thể chứng đắc quả vị Nhập Lưu. Nhưng trái lại ông đã bỏ lở một cơ hội vô cúng quý báu.
e. Hai lý do khiến cho không thể tiếp thu giáo pháp.
Có hai lý do khiến cho hành giả không thể tiếp thu giáo pháp, dầu cho vị ấy có được ba-la-mật từ những kiếp trước. Hai lý do đó là:
1. Thiếu sót trong việc tiếp thu pháp học và thiếu sót trong việc thực hành những điều học được.Vì lý do này mà Pettha đã bỏ lỡ cơ hội trở thànhbậc thánh Nhập Lưu. Cũng vậy, thái tử A-xà-thế, đáng lẽ có thể chứng đắc quả Nhập Lưu vào cái ngày Đức Phật thuyết bài kinh Sa Môn Quả. Nhưng đã đánh mất cơ hội này bởi vì thái tử đã cùng Devadatta âm mưu giết chết vua Bimbisara là cha đẻ của mình. Vì vậy, các hành giả muốn chứng ngộ giáo pháp cao thượng ngay trong kiếp này phải ghi nhớ những yếu tố nói trên .2. Thân cận với bạn xấu.
f. Sự thuyết giảng không rốt ráo không thể dẫn đến giải thoát
Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại Tịnh xá Velurana ở thành Ràjagaha. Có một người tên là Danasani bị ốm nặng. Ông vốn rất tôn kính Đại Đức Sàriputta nên khi gần chết ông rất nhớ Ngài. Vì vậy ông nhờ người đem thư tới cho Đức Phật và Đại Đức Sàriputta.
Trong thư gửi cho Đức Phật ông viết rằng vì đang bệnh nặng nên ông không thể đến đảnh lễ Ngài được nữa, và ông xin gửi tấm lòng thành kính cuả ông đến dưới chân Đức Phật.
Thư gửi cho Đại Đức Sàriputta cũng viết tương tự, nhưng ông còn cầu xin Ngài vì tâm từ hãy đến nhà để thăm ông.
Đại Đức Sàriputta đến thăm ông và ngồi bên giường bệnh hỏi han về bệnh tật của ông. Ông thuật rằng bệnh ông ngày càng nặng thêm và ông cảm thấy là không thể chịu đựng thêm được nữa.
Nhận thấy rằng người bệnh không thể nào qua khỏi và sắp từ giã cõi đời, Đại Đức Sàriputta thuyết cho ông bài pháp sau:
- Này thí chủ! Cõi súc sanh cao hơn cõi địa ngục vì ở đó ít có đau khổ hơn. Cõi ngạ quỷ cao hơn cõi súc sanh vì ở cõi đó ít đau khổ hơn. Nếu so với ngạ quỷ thì cõi người tốt đẹp hơn vì ít đau khổ hơn. Cõi Tứ Đại Thiên Vương cao hơn cõi người. cõi Đao Lợi cao hơn cõi Tứ Đại Thiên Vương. Cõi Dạ Ma cao hơn cõi Đao Lợi. Cõi Đâu Suất cao hơn cõi Dạ Ma. Cõi Hóa Lạc Thiên cao hơn cõi Đâu Suất. Cõi Tha HóaTự Tại Thiên cao hơn cõi Hóa Lạc Thiên. Cuộc sống của các chúng sanh có cao thấp như vậy là do đã tạo những phước báu khác nhau.
Tiếp theo ngài so sánh cõi Phạm Thiên cao hơn cõi Tha Hóa Tự Đại Thiên rồi Ngài thuyết về 4 phạm trú:
1. Từ (Mettà)Sau khi giải xong bài pháp này, Đại Đức Sàriputta trở về Tịnh Xá Veluvana nơi Đức Phật đang ngự. Đại Đức ra về được một lát thì ông Danasani qua đời.
2. Bi (Karuna)
3. Hỷ (Mudità)
4. Xả (Upekkhà)Đang ngồi ở Tịnh Xá, bằng trí tuệ toàn giác Đức Phật biết rằng Đại Đức Sàriputta chỉ thuyết một bài pháp nói về cõi Phạm Thiên mà không thuyết bài pháp liên quan đến Thiền Tứ Niệm Xứ để dẫn đến chứng đắc Đạo Quả. Như vậy Đại Đức đã thuyết một bài pháp chưa rốt ráo cho người sắp chết.
Đức Phật bảo với chư tăng đang có mặt ở Tịnh Xá rằng Đại Đức Sàriputta đã thuyết một bài pháp chưa rốt ráo cho người sắp chết và vì vậy mà ông Danasani đã chết mà chưa nghe được giáo pháp cao thượng. Đức Phật bảo chư tăng điều này trong khi Đại Đức Sàriputta vẫn còn chưa về đến Tịnh Xá.
Một lát sau Đại Đức Sàriputta về đến Tịnh Xá, đảnh lể Đức Phật và thưa rằng ông Danasani gởi lời thành kính đảnh lể dưới chân Đức Phật.
Khi đó Đức Phật hỏi Đại Đức Sàriputta tại sao chỉ thuyết cho ông ấy nghe một bài pháp không rốt ráo trong khi ông có khả năng tiếp thu giáo pháp cao thượng. Đức Phật lại bảo cho Đại Đức biết rằng bởi vì Đại Đức chỉ thuyết bài pháp về cõi Phạm Thiên nên bây giờ ông Danasani đã sanh lên cõi Phạm Thiên rồi. Nghe vậy Đại Đức Sàriputta phải bay lên cõi Phạm Thiên để tiếp tục thuyết pháp cho ông.
So với cõi người thì trở thành một vị Phạm Thiên trong cõi Phạm Thiên đã là điều quá tốt đẹp. Nhưng trong trường hợp ông Danasani, tuy là một phàm nhân nhưng ông có đầy đủ điều kiện để trở thành một bậc thánh Nhập Lưu hay A-la-hán, nên tuy là sanh lên cõi Phạm Thiên nhưng thật sự vẫn thấp hơn những gì ông có để đạt được.
Chư Thiên ở cõi Phạm Thiên có sắc tướng đẹp đẽ và chói sáng. Nhưng sau khi hết tuổi thọ ở cõi Phạm Thiên, họ phải sanh vào cõi người. Khi ở cõi người, có nhiều điều kiện cho người ta làm ác mà kết quả là phải sa vào 4 đường ác đạo, làm súc sanh, ngạ quỷ, Atula. Vì những lý do này, nên tái sanh vào cõi Phạm Thiên sau khi từ giã cõi người thì vẫn còn thấp kém. Dù sao thì cõi Phạm Thiên vẫn chưa phải là giải thoát, vẫn còn phải tái sanh và rơi vào cõi ác đạo. Điều này là một sự thật hiển nhiên trong giáo pháp của Đức Phật. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
Trong thế giới Phạm ThiênÔng Danasani trước khi chết chưa được nghe giáo pháp cao thượng mặc dầu ông có đủ khả năng để thâu nhận, bởi vì Đại Đức Sàriputta chỉ thuyết về phạm trú mà không nói đến Tứ Niệm Xứ, Tứ Diệu Đế và những pháp dẫn đến chứng đắc Đạo Quả.
Có hào quang chiếu sáng
Ở trong cái chuồng heo
Chỉ có tiếng heo kêu .Theo quan điểm của loài người, chư thiên trong cõi Phạm Thiên cao thượng hơn những chúng sanh bình thường ở cõi người. Nhưng khi một vị Phạm Thiên hết tuổi thọ, họ có thể bị sanh vào những cảnh giới thấp kém như địa ngục, súc sanh, Ngạ Quỷ, Atula. Điều này được nói đến trong chú giải kinh pháp cú qua câu chuyện một con heo nhỏ.
Thuở nọ, Đức Phật cùng với Đại Đức Ănanda và chư tăng đang đi khất thực từ Tịnh Xá Veluvana đến thành Ràjagaha. Trên đường, Đức Phật bỗng mỉm cười khi thấy một con heo nhỏ. Khi Đại Đức Ănanda hỏi duyên cớ làm sao Đức Phật mỉm cười, Đức Phật kể lại chuyện của con heo nhỏ.
Vào thời kỳ Đức Phật Cadhusandha, con heo nhỏ này là một con gà mái nhỏ sống gần một tu viện. Nó thường hay nghe kinh kệ ở chùa nên sau khi chết được tái sanh là một cô công chúa tên là Ubbari.
Công chúa này, một hôm khi đi vệ sinh, quán tưởng về những con giòi dưới hố phân và đắc pháp. Sau khi qua đời, cô tái sanh là một Phạm Thiên ở trong cõi Phạm Thiên. Khi hết tuổi thọ ở cõi Phạm Thiên, cô sanh làm con gái của một nhà giàu trong cõi người. Trong kiếp đó cô tạo rất nhiều ác nghiệp nên khi chết cô sanh làm con heo nhỏ ở trong thành Ràjagaha.
Từ câu chuyện này có thể kết luận rằng từ một cảnh giới tốt đẹp là cõi Phạm Thiên, cô tái sanh vào cảnh giới thấp kém của loài súc sanh , làm một con heo nhỏ.
Vì vậy nếu sự giảng dạy và sự thực hành mà không rốt ráo và thiếu sót, hành giả có thể tái sanh trong cảnh giới cao hơn nhưng rồi sa đọa vào những cảnh giới thấp kém khác.
Vì những lý do này, nên chư tăng, đặc biệt là các pháp sư nên hướng dẫn cho mọi người một cách thấu đáo và rốt ráo.
Những ai đã dốc toàn tâm toàn ý vào việc giảng dạy và thực hành, cần phải hiểu rằng sự thấu đáo và rốt ráo là điều kiện tiên quyết cho việc chứng đắc giáo pháp cao thượng.
Đã giải thích xong yếu tố thứ 9 để phát triển ngũ quyền.
* * *
Quý vị đã đọc quyển "Chín yếu tố phát triển thiền quán" này thì nên tinh tấn để đạt được và phát triển những năng lực sau:
- Tinh tưởng vào những điều chân thật và đúng đắn (Tín lực ).Mong cho tất cả những năng lực này mỗi ngày mỗi gia tăng và sau cùng tất cả quý vị đều có thể đạt đến Đạo, Quả và Niết-bàn, là mục đích tối thượng trong giáo pháp của Đức Phật.
- Khả năng tinh tấn trong những việc chính đáng (Tấn lực).
- Khả năng chú ý và ghi nhớ những điều tốt đẹp và hữu ích (Niệm lực).
- Khả năng duy trì tâm định tĩnh trên những điều phước thiện (Định lực).
- Khả năng đi sâu vào những trí tuệ sâu sắc và vi tế hơn (Tuệ lực).
-ooOoo- 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục
[Trở về ] Source : BuddhaSasana
update: 15-11-2000