|
Chương
9
Tâm Vô Nhân không
được biết
trong đời sống hàng ngày
-ooOoo-
Có mười tám loại
tâm vô nhân (tâm phát sanh không có nguyên nhân). Mười lăm
loại tâm vô nhân là quả. Như chúng ta đã biết, trong mười
lăm loại tâm vô nhân có mười loại là Ngũ song thức (năm
đôi). Chúng là:
Nhãn thức
Nhĩ thức
Tỷ thức
Thiệt thức
Thân thức
Mỗi cặp của những thức này nó
là quả bất thiện hoặc quả thiện.
Nhãn thức là kết quả của nghiệp.
Khi nó là kết quả của hành động bất thiện, nhãn thức
là tâm quả bất thiện mà biết cảnh bất lạc; khi nó là
kết quả của hành động thiện, nó là tâm quả thiện biết
cảnh lạc. Chức năng của nhãn thức là biết cảnh sắc.
Nghiệp không chỉ sản sinh loại
tâm quả nhãn thức mà còn sản sinh hai loại tâm quả nối
tiếp nhãn thức nữa. Nhãn thức được tiếp nối do tâm quả
khác mà nó tiếp nhận cảnh. Tâm này vẫn có cùng cảnh như
nhãn thức, được gọi là Tâm tiếp thu (Sampaticchana citta).
Nhãn thức biết cảnh sắc chưa diệt khi nhãn thức diệt,
vì nó là sắc; sắc không diệt nhanh bằng danh pháp. Khi một
cảnh được người ta nhận biết xuyên qua một trong sáu căn,
đơn thuần không chỉ có một tâm biết cảnh đó mà còn có
cả lộ trình tâm tiếp nối nhau để biết cùng cảnh.
Nếu nhãn thức là tâm quả bất
thiện, thì tâm tiếp thu cũng là tâm quả bất thiện, nếu
nhãn thức là tâm quả thiện, tâm tiếp thu cũng là tâm quả
thiện. Như vậy, có hai loại tâm tiếp thu: một là quả bất
thiện, hai là quả thiện. Tâm tiếp thu là quả vô nhân; không
có nhân bất thiện hay nhân tịnh hảo phát sanh cùng với loại
tâm này. Tâm tiếp thu tiếp nối tâm nhãn thức, nhãn thức
làm duyên cho sự phát sanh tâm tiếp thu. Tương tự, khi nhĩ
thức nghe âm thanh, tâm tiếp thu nối tiếp tâm nhĩ thức. Các
căn khác thì cũng giống như vậy.
Tâm tiếp thu thường xuyên phát
sanh với thọ xả, bất kể tâm tiếp thu là quả bất thiện
hay quả thiện.
Khi tâm tiếp thu diệt, lộ trình
tâm biết cảnh chưa kết thúc, tâm tiếp thu được tiếp nối
do bởi tâm quả vô nhân khác mà nó vẫn là kết quả của
nghiệp. Loại tâm này được gọi là tâm quan sát (Santìrana
citta). Tâm quan sát thẩm tra hay quan sát cảnh do một trong
ngũ song thức, và được tiếp nhận do tâm tiếp thu. Tâm quan
sát tiếp nối tâm tiếp thu trong một lộ trình tâm biết cảnh
xuyên qua một trong năm căn; Tâm tiếp thu làm duyên cho sự
phát sanh của tâm quan sát. Khi nhãn thức phát sanh, tâm tiếp
thu tiếp nối tâm nhãn thức và tâm quan sát tiếp nối tâm
tiếp thu trong lộ trình tâm mà nó biết cảnh sắc. Tương
tự, tâm quan sát phát sanh trong lộ trình tâm biết cảnh xuyên
qua một trong các căn khác, nó tiếp nối tâm tiếp thu. Chúng
ta không thể chọn lựa dù tâm quan sát có phát sanh hay không,
vì nhân duyên những tâm nầy phát sanh, chúng vượt ra ngoài
sự kiểm soát.
Tâm quan sát cũng là tâm quả vô
nhân. Khi cảnh bất lạc, tâm quan sát là quả bất thiện và
nó câu hành với thọ xả. Ðối với tâm quan sát là quả
thiện, có hai loại. Khi cảnh lạc, nhưng không quá lạc, tâm
quan sát câu hành với thọ xả. Khi cảnh quá lạc, tâm quan
sát câu hành với thọ hỷ. Như vậy có tất cả ba loại tâm
quan sát. Nó tùy thuộc nhân duyên mà loại tâm quan sát phát
sanh.
Như vậy có mười lăm loại tâm
quả vô nhân:
10 tâm là ngũ song thức.
1 tâm tiếp thu quả bất thiện.
1 tâm tiếp thu quả thiện .
1 tâm quan sát quả bất thiện câu
hành thọ xả.
1 tâm quan sát quả thiện câu hành
thọ xả.
1 tâm quan sát quả thiện câu hành
thọ hỷ.
Bảy loại tâm quả vô nhân là quả
bất thiện và tám loại là quả thiện, vì có hai loại tâm
quan sát là quả thiện.
Như chúng ta đã biết, có tất cả
mười tám loại tâm vô nhân. Trong mưới tám loại tâm vô
nhân này có mười lăm loại là tâm quả và ba loại là tâm
tố. Tâm tố thì khác biệt với tâm bất thiện, tâm thiện
và tâm quả. Tâm bất thiện và tâm thiện là nhân; chúng có
thể tạo những hành động bất thiện và những hành động
thiện mà nó có khả năng trổ quả tương xứng. Tâm quả
là kết quả của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Tâm
tố vừa không phải là nhân vừa không phải là quả.
Tâm khán ngũ môn là một loại tâm
tố vô nhân (Panca dvàràvajjanacitta) [1]. Khi một cảnh
tiếp xúc một trong năm căn, thì phải có tâm chú ý hoặc
hướng đến cảnh xuyên qua căn đó. Khi cảnh sắc tiếp xúc
nhãn căn, phải có tâm khán ngũ môn để chú ý cảnh sắc
xuyên qua nhãn môn, tâm khán nhãn môn (Cakkhu dvàràvajjanacitta)
trước khi có tâm nhãn thức. Khi cảnh thinh tiếp xúc nhĩ căn,
tâm khán nhĩ môn (Sota dvàràvajjanacitta) phải biết cảnh
thinh xuyên qua nhĩ môn trước khi có tâm nhĩ thức. Tâm khán
ngũ môn đơn thuần hướng đến cảnh mà nó tiếp xúc một
trong năm căn. Ví dụ nó hướng đến cảnh sắc hoặc cảnh
thinh thì nó tiếp xúc vào căn thích hợp, nhưng nó không thấy
hoặc nghe. Tâm khán ngũ môn là tâm tố vô nhân, nó phát sanh
mà không có nguyên nhân; khi tâm này phát sanh, nó chưa phải
là tâm thiện hay bất thiện. Tâm khán ngũ môn được tiếp
nối bởi một trong những tâm ngũ song thức mà gọi là tâm
quả. Trong lộ trình tâm biết cảnh, mỗi tâm phát sanh thì
có chức năng riêng của nó.
Tâm biết một cảnh xuyên qua một
trong năm căn mà nó không biết bất cứ điều gì khác ngoại
trừ cảnh đó. Ví dụ, khi người ta đang đọc sách, tâm chỉ
biết cảnh sắc mà nó không biết ý nghĩa của từng chữ.
Sau khi lộ trình nhãn môn đã được hoàn tất, cảnh sắc
được biết xuyên qua ý môn và như vậy có thể có lộ trình
tâm ý môn khác mà biết ý nghĩa nào mình đã viết và tư
duy về nó. Như vậy lộ trình tâm biết một cảnh xuyên qua
một trong năm căn và lộ trình tâm biết một cảnh xuyên qua
ý môn.
Loại tâm tố vô nhân tiếp theo
là tâm khán ý môn (Mano dvàràvajjanacitta). Loại tâm này
phát sanh cả tiến trình căn môn lẫn ý môn , nhưng nó làm
hai chức năng khác nhau tùy theo nó phát sanh trong hai loại tiến
trình đó, như chúng ta thấy.
Khi một cảnh tiếp xúc trong các
căn môn, tâm khán ngũ môn hướng đến cảnh, một trong những
tâm ngũ song thức biết cảnh đó. Tâm tiếp thu tiếp nhận
cảnh và tâm quan sát thẩm định nó. Lộ trình tâm biết cảnh
xuyên qua căn môn đó. Tuy nhiên nó chưa kết thúc. Tâm quan
sát được nối tiếp bởi một tâm tố vô nhân mà nó biết
cảnh xuyên qua căn môn và "xác định" cảnh đó gọi là tâm
phân đoán (Votthapana) [2]. Thật sự nó có cùng một loại
tâm khán ý môn, nhưng khi nó phát sanh trong tiến trình căn
môn, nó có thể được gọi là tâm phân đoán, vì nó thực
hiện chức năng phân đoán cảnh theo tiến trình căn môn. Tâm
phân đoán (sau khi nó phân đoán cảnh) được tâm bất thiện
và tâm thiện [3] theo sau. Chính tâm phân đoán vừa không phải
là tâm bất thiện vừa không phải là tâm thiện; nó là tâm
tố. Tâm này phân đoán cảnh, nó thì vô ngã. Không có bản
ngã có thể xác định sẽ có tâm bất thiện hay tâm thiện
không. Tâm bất thiện hoặc tâm thiện tiếp nối tâm phân
đoán, chúng thì cũng vô ngã; tùy thuộc vào hành động bất
thiện hay thiện của người mà tâm phân đoán sẽ được
tiếp nối bởi tâm bất thiện hay tâm thiện.
Những tâm sanh trong tiến trình căn
môn mà biết một trần cảnh như màu sắc hoặc âm thanh chúng
sanh và diệt nối tiếp lẫn nhau. Khi lộ trình tâm căn môn
đã chấm dứt, những tâm đó đã nhận biết trần cảnh cũng
đã diệt. Những tâm sanh và diệt rất nhanh và ngay khi tiến
trình ngũ môn chấm dứt, một lộ trình tâm ý môn lại bắt
đầu, mà nó biết trần cảnh vừa diệt. Mặc dù đã diệt,
nhưng nó có thể là đối tượng của tâm phát sanh trong tiến
trình ý môn. Tâm khán ý môn là tâm đầu tiên của tiến trình
ý môn, nó nhận biết cảnh vừa diệt. Trong lộ trình ngũ
môn, tâm khán ngũ môn biết cảnh chưa diệt. Ví dụ, nó biết
cảnh sắc hoặc cảnh thinh mà nó vẫn còn tiếp xúc căn môn
thích hợp. Tuy nhiên, tâm khán ý môn phát sanh trong tiến trình
ý môn, chúng có thể biết một đối tượng đã diệt rồi.
Ví dụ nó hướng đến biết cảnh sắc qua nhãn môn, hoặc
biết cảnh thinh qua nhĩ môn. Sau khi tâm khán ý môn đã biết
đối tượng thì tâm thiện và tâm bất thiện (trong trường
hợp không phải là vị A la hán) đã nối tiếp mà nó biết
cùng cảnh đó. Tâm khán ý môn vừa không phải là tâm bất
thiện vừa không phải là tâm thiện, nó là tâm tố. Tùy thuộc
vào hành động của một người mà loại tâm khán ý môn được
nối tiếp là tâm bất thiện hay tâm thiện. Tất cả những
loại tâm phát sanh vì nhân duyên; chúng thì vô ngã.
Tâm tố vô nhân được phân loại
như tâm khán ý môn có thể giữ hai chức năng: trong lộ ý
môn nó giữ chức năng hướng đến, là hướng đến cảnh
qua ý môn; trong lộ ngũ môn tâm này giữ chức năng phán đoán
cảnh. Tâm phán đoán cảnh trong lộ ngũ môn có thể được
gọi là tâm phán đoán [4].
Khi cảnh thinh tiếp xúc nhĩ căn
nó có thể được biết do những tâm phát sanh trong lộ nhĩ
môn, và sau đó nó được biết do những tâm phát sanh trong
lộ ý môn. Tiến trình tâm biết một cảnh xuyên qua một trong
năm căn và ý môn nó nối tiếp nhau nhiều lần.
Trong tiến trình tâm xuyên qua một
trong năm căn thì làm thế nào có tâm bất thiện và tâm thiện,
ngay khi người ta chưa biết cảnh đó là gì? Có thể có tâm
bất thiện và thiện trước khi người ta biết cảnh đó là
gì. Chúng ta có thể so sánh tình huống này với trường hợp
của một trẻ con, trẻ con thì thích cảnh sắc rực rỡ như
bong bóng trước khi nó biết rằng đây là bong bóng. Chúng
ta có thể thích hoặc không thích một cảnh trước khi chúng
ta biết cảnh đó là gì.
Thêm một tâm tố vô nhân nữa là
tiếu sinh tâm (Hasituppàda citta). Chỉ có chư vị A la
hán mới có loại tâm này. Khi các ngài mĩm cười tâm sinh
tiếu này có thể phát sanh ở thời điểm đó. Người ta có
thể mĩm cười bằng nhiều loại tâm khác nhau. Khi phàm nhân
mĩm cười, nụ cười đó có thể thực hiện do tâm bất thiện
hoặc tâm thiện. Chư vị A la hán không còn bất cứ loại
phiền não nào; các ngài không còn tâm bất thiện. Các ngài
không có tâm thiện mà cũng không còn tạo nghiệp nữa. Thay
vì có tâm thiện, các ngài có tâm tố tịnh hảo câu hành
với nhân tịnh hảo. Chư vị A la hán không có cười lớn
tiếng, vì các ngài không có biểu hiện sự vui đùa; các ngài
chỉ mĩm cười. Khi các ngài mĩm cười, nụ cười đó có
thể được biểu lộ do tâm tố tịnh hảo hoặc tâm tố vô
nhân mà được gọi là tiếu sinh tâm.
Do đó, tổng cộng mười tám tâm
vô nhân, mười lăm tâm là tâm quả vô nhân và ba tâm là tâm
tố vô nhân. Ba tâm tố vô nhân là:
1. Tâm khán ngũ môn
2. Tâm khán ý môn
3. Tâm sinh tiếu.
Những ai chưa phải là bậc A la hán
chỉ có thể có mười bảy loại tâm vô nhân, mười bảy
loại tâm vô nhân này phát sanh trong đời sống hằng ngày
của chúng ta. Khi một cảnh tiếp xúc một trong năm căn, tâm
khán ngũ môn hướng đến cảnh xuyên qua căn môn đó. Tâm
này được theo sau bởi ngũ song thức, tâm tiếp thu, tâm quan
sát, tâm phân đoán và rồi tâm bất thiện hoặc tâm thiện.
Khi tiến trình tâm ngũ môn đã diệt, cảnh đó được biết
do ý môn. Tâm khán ý môn chú ý đến cảnh xuyên qua ý môn
và rồi nó được theo sau bởi tâm bất thiện hoặc tâm thiện.
Nếu tâm bất thiện sanh thì người ta có "phi như lý tác đối
với cảnh", và nếu tâm thiện phát sanh thì người ta có như
lý tác ý đối với cảnh. Ví dụ khi thấy những côn trùng
chắc chắn chúng ta không thích và như vậy tâm sân căn phát
sanh. Như vậy là phi như lý tác ý. Tâm sân quá mạnh đến
nỗi người ta muốn giết hại côn trùng; cho nên tạo nghiệp
bất thiện. Nếu người ta nhận thức rằng sát sanh là tâm
bất thiện và xa lánh sát sanh là tâm thiện và như vậy là
có như lý tác ý. Nếu người ta học giáo pháp và tu tập
thiền quán, đó là điều kiện thường có nhiều như lý tác
ý hơn. Khi chúng ta biết danh và sắc chúng xuất hiện xuyên
qua một trong năm căn và ý môn, thì lúc đó chúng ta có như
lý tác ý.
Khi có hai người trong cùng một
hoàn cảnh, một người có thể có phi như lý tác ý và người
kia có thể có như lý tác ý, tùy thuộc vào nghiệp lực của
họ. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Sanàyatana,
Tương Ưng Sáu Xứ, Năm mươi kinh thứ tư, 202, dục lậu )
về vị Tỳ khưu, sau khi có phi như lý tác ý vị ấy biết
cảnh xuyên qua một trong sáu môn, và một vị Tỳ khưu khác
có như lý tác ý. Chúng ta xem ngài Moggallàna dạy chư
vị Tỳ khưu:
Này chư hiền giả, tôi sẽ
dạy cho quí vị phương pháp nhiễm dục lậu và phương pháp
không nhiễm dục lậu...
Này chư hiền giả, thế nào là
nhiễm dục lậu?
Này chư hiền giả, ở đây một
vị Tỳ khưu, mắt thấy sắc, tham đắm sắc khả ái, chán
ghét sắc không khả ái, sống không có chánh niệm, và tâm
ích kỷ. Vị ấy không biết rõ như thật, tâm giải thoát
và tuệ giải thoát, chính ở đây các ác bất thiện phát
sanh chưa được đoạn trừ.
Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu
này được gọi là nhiễm "dục lậu sau khi mắt thấy sắc,
tai, mũi, lưỡi. . .tâm biết cảnh pháp." Khi vị Tỳ khưu an
trú như vậy, này chư hiền giả, này chư hiền giả, nếu
Ma vương [5] đến với vị ấy bằng mắt, Ma vương nắm lấy
cơ hội. Nếu ma vương đến vị ấy bằng lưỡi...bằng tâm,
Ma vương nắm lấy đối tượng, nắm lấy cơ hội...
Này chư hiền giả, sống như vậy,
cảnh sắc chinh phục vị Tỳ khưu, vị Tỳ khưu không chinh
phục cảnh sắc. Cảnh thinh, hương, vị, xúc, và cảnh pháp
chinh phục vị Tỳ khưu, không phải vị Tỳ khưu chinh phục
cảnh pháp. Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu này được gọi
là "người bị sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp chinh phục".
Vị ấy bị các ác bất thiện pháp, nhiễm ô chinh phục, dẫn
đến tái sanh, đầy sợ hãi, quả đau khổ, tương lai của
vị đó tái sanh, già và chết. Như vậy này chư hiền giả,
vị ấy bị nhiễm dục lậu.
Và này chư hiền giả, thế nào
là người không bị nhiễm dục lậu?
Ở đây, này chư hiền giả, một
vị Tỳ khưu mắt thấy sắc, không tham đắm sắc khả ái,
không chán ghét sắc không khả ái...
Lưỡi nếm vị... ý biết cảnh
pháp, vị ấy không tham đắm pháp khả ái, không ghét bỏ
pháp không khả ái, nhưng sống an trú chánh niệm, với tâm
vô lượng. Cho nên vị ấy biết rõ như thật, tâm giải thoát,
tuệ giải thoát, chính nơi đây, các ác bất thiện pháp phát
sanh được đoạn trừ hoàn toàn.
Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu
này được gọi là không bị nhiễm dục lậu sau khi mắt thấy
sắc...không nhiễm dục lậu sau khi ý biết cảnh pháp. Sống
như vậy, này chư hiền giả, nếu Ma vương đến với vị
ấy bằng mắt, bằng lưỡi, bằng ý...ma vương không nắm
bắt đối tượng, không nắm được cơ hội...
Vã lại, này chư hiền giả, sống
như vậy là vị Tỳ khưu chinh phục sắc, các sắc không chinh
phục vị ấy. Vị ấy chinh phục cảnh thinh, hương, vị, xúc,
pháp. Và chúng không chinh phục vị ấy. Như vậy này chư hiền
giả một vị Tỳ khưu được gọi là "người chinh phục sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp". Vị ấy chinh phục các ác bất
thiện pháp, nhiễm ô, dẫn đến tái sanh, đầy sợ hãi, kết
quả là đau khổ, sanh, già và chết. Như vậy này chư hiền
giả, vị đó đã thoát khỏi dục lậu.
CÂU HỎI:
1/- Tâm tố là gì?
2/- Khi chúng ta mĩm cười, nụ
cười đó thường biểu lộ tâm tham phải không?
3/- Tâm bất thiện và tâm thiện
có thể phát sanh trong một tiến trình ngũ môn không?
Chú thích:
[1] "Panca" là năm, "dvàra"
là môn, "àvajjana" là chú ý đến hay hướng về.
[2] Votthapana có thể được
dịch là "thích hợp", "thiết lập" hay "xác định".
[3] Ngoại trừ trường hợp bậc
A la hán không có tâm thiện mà cũng không có tâm bất thiện,
nhưng có tâm tố.
[4] Trong 89 loại tâm không có loại
tâm phán đoán đặc biệt này, tâm khán ý môn giữ chức năng
phán đoán.
[5] "Ác pháp": Màra ám chỉ
cho những điều bất thiện và đau khổ.
-ooOoo-
Trang trước
| Mục lục | Ðầu
trang | Trang kế
|