Người Cư Sĩ          [ Trở về         [  Trang chủ]

NHẤT NGUYÊN LUẬN
&
THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH KHÔNG
Phổ Nguyệt
Mục Lục Tổng Quát
1. Dẫn Nhập
2. Tánh Không
3. Chuyển Thức Thành Trí
4. Từ Nhất Nguyên Luận Tới Thực Tại Tuyệt Đối
5. Phương Cách Thể Hiện Thực Tại
6. Kết Luận
I. DẪN NHẬP
Để nhận xét chính xác các pháp Phật, có một nguyên lý căn bản định chân Pháp học cũng như Pháp hành mà Đức Phật đã dùng làm phương tiện hướng dẫn chúng sanh tu tập tùy căn cơ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

Thật vậy, muốn đạt đến Giác Ngộ, tất phải dùng cái Trí, mà Trí là con đường tư duy soi sáng các Pháp. Chính các Pháp đã là con đường sáng để Giác Ngộ rồi, vậy sao ta phải dùng Trí để soi sáng lại các Pháp?

Phật tánh của chúng sinh và Phật đều đồng. Thể Trí là dụng của Tâm, mà Trí có sẵn trong A Lại Da Thức, trong Tàng thức. Giác Trí trong kho chứa lâu ngày nó sẽ lu mờ đi, cần phải xử dụng và tu bổ thì nó sẽ sáng ra. Pháp Phật là cả một kho chứa những kiến thức tuyệt vời. Dùng một cái đèn nhỏ mà soi vào cái kho sáng vĩ đại đó, trong giai đoạn đầu ánh đèn sẽ bị ánh sáng chói chan đó làm lóe mắt và ánh đèn bị nhạt màu để dần dần đồng hóa với ánh sáng vĩ đại đó, tất phải có sự cố gắng và tích cực mới mong đạt ý nguyện. Khi mặt trời Đại Huệ (Pháp Phật) chiếu sáng, không còn ai cầm đèn đi giữa ban ngày nữa.

Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thức và tư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn. Biết và chứng minh một định lý tóan học, chúng ta có thể giải đáp tất cả những bài toán ứng dụng dễ dàng hơn là không biết và xử dụng được định lý.

Pháp Phật là kho tàng Tri Kiến của Phật vừa phong phú vừa thâm diệu, nhưng dù sao chúng chỉ là một đóng kinh, cho nên phải dùng Giác Trí để khai mở chúng ra, nghiền ngẫm học hỏi soi sáng Ý chỉ của chúng, thì kinh Phật mới có cơ may thâm nhập Tâm ta làm sáng tỏ đường đến bờ Giác ngộ. Sự quy nạp, tổng hợp tư tưởng của các kinh được hình thành bằng nguyên lý căn bản, là chìa khóa mở được mọi cánh cửa để ngộ nhập Tri Kiến Phật. Cũng từ nguyên lý ấy, có thể giải đáp ý chỉ của tất cả kinh Phật (Pháp Học và Pháp Hành).

Hiểu và phân tích được Nhị Nguyên Luận và Nhất Nguyên Luận, từ đó có thể bước tới tư duy về Tuyệt Đối hay chân trời Giác Ngộ. "Không Tánh Luận" hay "Từ Nhất Nguyên Luận đến Tuyệt Đối Luận" hoặc "Từ Thực Tại Luận đến Giải Thoát Luận" hoặc "Chân Lý Tối Hậu, vùng trời của Vô Ngôn" được xem là cần thiết cho nhận thức nguyên lý căn bản nầy.

-ooOoo-


[ Trở về  ]