Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang Chủ]


LUẬT NGHI TỔNG QUÁT (VINAYA SANKHEPA)

TỲ KHEO GIÁC GIỚI (BODHISILA BHIKKHU)

TL. 1985 - PL. 2529


 

11. PHÉP SÁM HỐI TỘI (aapattidesanaa)

Tội (aapatti) là mức độ lỗi lầm đã vi phạm trong điều luật mà Ðức Phật đã cấm chế.

Tội của Tỳ kheo phạm luật trong giáo pháp nầy qui định có 7 thứ:

tội triệt khai (paaraajika),
tội Tăng tàn (sa"nghaadisesa),
tội thô suất (thullaccaya),
tội ưng phát lộ (paa.tidesaniiya),
tội ưng xả đối trị (nis-saggiyapaacittiya),
tội ưng đối trị (paacittiya),
tội tác ác (dukkaka), và
tội ác khẩu (dubbhaasita).
Tội triệt khai hay tội bất cộng trụ, là tội mất gốc, không thể sám hối xuất tội với bất cứ hình thức gì.

Tội Tăng tàn cần được xuất tội bằng cách thọ phạt biệt trú trước tăng hội.

Ngoài hai tội trên đây, các tội khác đều có thể xuất tội bằng cách sám hối (pa.tidesanaa). Sám hối là đối mặt với một vị Tỳ kheo thanh tịnh khác rồi bày tỏ lỗi lầm mình đã phạm và nguyện hứa chừa cãi sau nầy.

Có ba cách sám hối:

a. Cách sám hối phổ thông, đối với các tội thullaccaya, paacittiya, dukkata, dubbhaasita.
b. Cách sám hối tội ưng phát lộ
c. Cách sám hối tội ưng xả đối trị.
* Cách sám hối phổ thông.

- Sám hối đích tội danh đã phạm từng điều luật.

Vị sám hối nói: Aha.m bhante [1] eka.m thul-laccaya.m [2] aapatti.m aapanno ta.m pa.tidesemi.

Bạch Ngài, tôi phạm một tội thô suất, tôi xin sám hối tội ấy.

Vị chứng tội hỏi: Passasi aavuso [3] Hiền giả, ông có thấy rõ tội ấy chăng?

Vị sám: Aama bhante passaami. Bạch ngài, tôi thấy rõ.

Vị chứng: Aayati.m aavuso sa.mvareyyaasi [4]. Hiền giả, ông hãy nên thu thúc sau nầy.

Vị sám: Saadhu su.t.thu bhante sa.mvarissaami saadhu su.t.thu bhante sa.mvarissaami. Saadhu su.t.thu bhante sa.mvarissaami. Lành thay, bạch Ngài, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp.

- Sám hối đích tội danh đã phạm hai điều luật:

Vị Sám: Aha.m bhante [5] dve thullaccayaayo [6] aapattiyo aapanno taa pa.tidesemi. Bạch Ngài, tôi phạm hai tội thô suất, tôi xin sám hối những tội ấy.

Vị chứng: Passasi aavuso taa aapattiyo. Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?

... tiếp theo có cách thức như trước.

- Sám hối đích tội danh đã phạm nhiều điều luật:

Vị sám: Aha.m bhante [7] sambahulaa naanaa-vatthukaayo thullaccayaayo [8] aapattiyo aapanno taa pa.tidesemi. Bạch Ngài, tôi phạm nhiều tội thô suất có điều học khác biệt, tôi xin sám hối những tội ấy.

Vị chứng: Passasi aavuso taa aapattiyo? Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?

... Tiếp theo có cách thức như trước.

- Sám hối tổng quát nhiều tội danh:

Vị sám: Aha.m bhante sambahulaa naanaavat-thukaayo thullaccayaayo ca paacittiyaayo ca duk-kataayo ca dubbhaasitaayo ca aapattiyo aapanno taa pa.tidesemi.

Bạch Ngài, tôi phạm nhiều tội thô suất, tội ưng đối trị, tội tác ác và tội ác khẩu có điều học khác biệt; tôi xin sám hối những tội ấy.

Vị chứng: Passasi aavuso taa aapattiyo? Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?

... tiếp theo có cách thức như trước.

- Sám hối tổng quát không nêu tội danh:

Vị sám: Sabbaa taa aapattiyo aarocemi. Sabbaa garulahutaa aapattiyo aarocemi. Aha.m bhante sambahulaa naanaavatthukaayo aapattiyo aapajji.m taa tumha muule pa.tidesemi.

Tôi xin khai ra tất cả tội ấy, Tôi xin khai ra tất cả tội nặng nhẹ. Bạch ngài, tôi đã phạm nhiều tội có những điều học khác nhau, tôi xin sám hối với Ngài những tội ấy.

Vị chứng: Passasi aavuso tà aapattiyo? Hiền giả, ông thấy rõ những tội ấy chăng?

... tiếp theo có cách thức như trước.

* Cách sám hối tội ưng phát lộ (paa.tidesaniiya)

Tội ưng phát lộ là tội do phạm trong bốn điều học ưng phát lộ (paa.tidesaniiyasikkhaapada); cách xuất tội này cũng bằng cách đối mặt sám hối, có cách thức tương tợ như trước nhưng lời trình tội có khác đôi chút như sau:

Vị sám: Gaarayha.m bhante [9] dhamma.m aapajji.m [10] asappaaya.m paa.tidesaniiya.m ta.m pa.tidesemi.

Bạch ngài, tôi đã phạm một điều đáng quở trách, không thích hợp, cần được phát lộ, tôi xin sám hối điều ấy.

Vị chứng: Passasi aavuso? Hiền giả, ông thấy rõ chăng?

vân vân ...

* Cách sám hối tội ưng xả đối trị (nissaggiya)

Tội ưng xả đối trị là tội do phạm trong ba mươi điều học ưng xả (nissaggiya).

Tội ưng xả đối trị cần được sám hối bằng cách là trước phải giao ra vật sanh tội đáng xả bỏ rồi sám hối ưng đối trị sau.

Vật sanh tội tức là vật ưng xả, như là y tích trử, y rời xa đêm, bình bát dư, vàng bạc...v.v...

Vật ưng xả phải xả bỏ trước Tăng, hay trước nhóm Tỳ kheo, hoặc trước một vị Tỳ kheo khác.

Tội ưng xả đối trị có nhiều trường hợp như sau:

* Sám hối tội giữ y dư quá hạn.

Sám hối với Tăng; Tỳ kheo phạm tội ấy cầm lấy y ưng xả đi đến Tăng rồi tuyên bố xả bỏ như sau:

Ida.m [11] me bhante [12] ciivara.m dasaahaatik-kanta.m nissaggiya.m imaa’ ha.m sa"nghassa nis-sajjaami.

Bạch đại đức Tăng, y nầy của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ y nầy đến Tăng.

Một vị trong tăng sẽ tự nhận đại diện Tăng để chứng tội sám hối của vị Tỳ kheo ấy; tự nhận bằng lời trình Tăng như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho aya.m itthan-naamo bhikkhu aapatti.m sarati vivarati uttaa-niikaroti deseti. Yadi sa"nghassa pattakalla.m aha.m itthannaamassa bhikkhuno aapatti.m pa-.tigga.nheyya.m [13] .

Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi, Tỳ kheo itthannaama nầy nhớ ra tội, nhận tội, khai tội, thú tội. Nếu đã hợp thời với tăng, tôi xin được chứng nhận tội cho Tỳ kheo itthannaama.

Tiếp đến Tỳ kheo can phạm sẽ sám hối với vị đại diện Tăng:

Sám - Aha.m bhante [14] eka.m nissaggiya.m paacittiya.m aapanno ta.m [15] pa.tidesemi.

Bạch Ngài, tôi phạm một điều ưng xả đối trị, tôi xin sám hối điều ấy.

Chứng - Passasi aavuso ta.m aapatti.m? Hiền giả, ông thấy rõ tội ấy chăng?

Sám - Aama bhante passaami. bạch Ngài, tôi thấy rõ.

Chứng - Aayati.m aavuso sa.mvareyyaasi. Hiền giả, ông nên thu thúc sau nầy.

Sám - Saadhu su.t.thu bhante sa.mvarissaami. Lành thay, bạch ngài, tôi sẽ thu thúc tốt đẹp.

Sau khi Tỳ kheo ấy xả vật sanh tội và sám hối như vậy xong, vị đại diện Tăng phải tuyên ngôn trình tăng để cho y lại Tỳ kheo ấy, như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho, ida.m [16] ciivara.m itthannaamassa bhikkhuno nissaggiya.m sa"n-ghassa nissa.t.tha.m. Yadi sa"nghassa pattakal-la.m sa"ngho ima.m ciivara.m itthannaamassa bhikkhuno dadeyya.

Bạch đại đức tăng, hãy nghe tôi, đây là y ưng xả của Tỳ kheo itthannaama, đã xả bỏ đến Tăng. Nếu đã hợp thời với tăng, Tăng hãy nên cho lại Tỳ kheo itthannaama y nầy.

Tỳ kheo khi được cho lại y ưng xả phải làm theo luật để hợp thức hoá xử dụng y dư, bằng cách ký gởi (xem phần ký gởi y bát).

Trường hợp sám hối ưng xả với nhóm Tỳ kheo 2, 3 vị. Tỳ kheo nói lời xả bỏ y dư đến nhóm Tỳ kheo như sau:

Ida.m me bhante ciivara.m dasaahaatikkan-ta.m nissaggiya.m imaa’ ha.m aayasmantaana.m nissajjaami.

Bạch quí ngài, y nầy của tôi đã giữ quá hạn mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xin xả bỏ y nầy đến các tôn giả.

Một vị trong nhóm sẽ nhận đại diện để chứng tội cho Tỳ kheo sám hối, bằng tuyên ngôn như sau:

Su.nantu me aayasmantaa aya.m itthannaamo bhikkhu aapatti.m sarati vivarati uttaaniikaroti deseti. Yad’ aayasmantaana.m pattakalla.m aha.m itthannaamassa bhikkhuno aapatti.m pa.tigga.n-heyya.m.

Bạch chư tôn giả, hãy nghe tôi, Tỳ kheo itthannaama nầy nhớ ra tội, nhận tội, khai tội, thú tội. Nếu đã hợp thời với chư tôn giả, tôi xin được chứng nhận tội cho Tỳ kheo itthannaama.

Tiếp đến là nghi thức sám hối, giống như phần trước.

Nhóm Tỳ kheo cho lại vị ấy y đã xả bằng cách, tuyên ngôn như sau:

Su.nantu me aaysmantaa ida.m ciivara.m it-thannaamassa bhikkhuno nissaggiya.m aayas-mantaana.m nissa.t.tha.m. Yad’ aaysmantaana.m pat-takalla.m aayasmantaa ima.m ciivara.m itthannaa-massa bhikkhuno dadeyyu.m.

Bạch chư Tôn Giả, hãy nghe tôi, đây là y ưng xả của Tỳ kheo itthannaama, đã xả bỏ đến các tôn giả. Nếu hợp thời với các tôn giả, các tôn giả hãy nên cho lại Tỳ kheo itthannaama y nầy.

Chú ý những thay đổi cần thiết, xem phần trước.

Y dư phạm ưng xả, nếu không có dịp xả với tăng hay nhóm Tỳ kheo, thì xả bỏ và sám hối với một vị Tỳ kheo khác cũng được. Lời xả bỏ y dư như sau:

Ida.m me bhante ciivara.m dasaahaatik-kan-ta.m nissaggiya.m imaa’ ha.m aayasmato nissaj-jaami.

Bạch Ngài, y nầy của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xả bỏ y nầy đến Ngài.

Tiếp theo áp dụng nghi sám hối, như phần trước.

Vị kia phải nói cho lại y xả, như sau:

Ima.m ciivara.m aayasmato dammi.

Tôi cho lại Tôn giả y nầy.

Chú ý các thay đổi cần thiết.

* Sám hối tội rời bỏ y cách đêm

Tỳ kheo ngoài thời hạn quả báu Ka.thina lại để rời khỏi hắc tay cách đêm một trong tam y (y nội, y vai trái, y tăng già lê) thì phạm ưng xả đối trị.

Y đã rời xa ấy thành vật phải xả bỏ xả trước Tăng hay nhóm Tỳ kheo hoặc một vị nào khác cũng được, rồi sám hối.

Nếu sám hối với Tăng, xả bỏ y phạm tội như sau:

Aya.m me bhante [17] sa"nghaati [18] ekaratti.m vippavu.t.thaa [19] a~n~natra bhikkhusammatiyaa nis-saggiyaa [20] imaa’ ha.m sa"nghassa nissajjaami

Bạch quí ngài, y tăng già lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả, trừ phi Tỳ kheo được cho phép; Tôi xin xả bỏ y nầy đến tăng.

Tiếp đến, Tăng cử đại diện để chứng tội, Tỳ kheo sám hối, và Tăng cho lại y xả, mọi nghi thức tuyên ngôn và sám hối đều áp dụng giống như trong cách "sám hối tội giữ y dư quá hạn", phần Tăng xử lý.

Nếu sám hối với nhóm 2 hay 3 vị Tỳ kheo thì lời xả bỏ y phạm tội như sau:

Aya.m me bhante sa"nghaa.ti ekaratti.m vip-pavu.t.thaa a~n~natra bhikkhusammatiyaa nissag-giyaa imaa’ ha.m aayasmantaana.m nissajjaami.

Bạch các tôn giả, y tăng già lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả, trừ phi Tỳ kheo được cho phép; tôi xả bỏ y nầy đến các tôn giả.

Tiếp theo, nhóm cử đại diện chứng tội, Tỳ kheo sám hối, và nhóm cho lại y xả, mọi nghi thức đều áp dụng như cách "sám hối tội giữ y dư quá hạn" phần do nhóm xử lý.

Nếu là trường hợp sám hối với một vị Tỳ kheo khác, thì lời xả bỏ y phạm tội như sau:

Aya.m me bhante sa"nghaa.ti ekaratti.m vip-pavu.t.thaa a~n~natra bhikkhusammatiyaa nissag-giyaa imaa ’ ha.m aayasmato nissajjaami.

Thưa Tôn giả, y tăng già lê nầy của tôi đã rời xa cách đêm, thành vật ưng xả, trừ phi Tỳ kheo được cho phép; tôi xin xả bỏ y nầy đến tôn giả.

Tiếp theo mọi nghi thức khác hãy áp dụng như trong tội giữ y quá hạn, do một vị xử lý.

* Sám hối tội giữ bình bát dư.

Vị Tỳ kheo có bát dư, cất giữ bát dư quá mười ngày phạm tội ưng xả đối trị, bình bát ấy phải xả bỏ.

Có thể xả bỏ bát dư ấy đến tăng hoặc nhóm Tỳ kheo hoặc một vị cũng được.

Xả bỏ bình bát dư đến Tăng, nói như sau:

Aya.m me bhante patto dasaahaatikkanto nissaggiyo imaa’ ha.m sa"nghassa nissajjaami.

Bạch đại đức Tăng, đây là bình bát của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xin xả bỏ bát nầy đến Tăng.

Tiếp theo, Tăng cử đại diện chứng tội và Tỳ kheo đương sự hãy sám hối với vị ấy, mọi nghi thức như trước.

Sau cùng Tăng cho lại Tỳ kheo ấy bình bát bằng tuyên ngôn như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho aya.m patto it-thannaamassa bhikkhuno nissaggiyo sa"nghas-sa nisa.t.tho. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"n-gho ima.m patta.m itthannaamassa bhikkhuno dadeyya [21] .

Bạch đại đức tăng, hãy nghe tôi, đây là bình bát của Tỳ kheo itthannaamassa, thành vật ưng xả, đã được xả bỏ đến Tăng. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cho lại bình bát nầy đến Tỳ kheo itthannaama.

Tỳ kheo đã được lại bát phải ký gởi theo luật mới nên cất giữ hoặc xử dụng.

Trường hợp xả bỏ bình bát dư đến nhóm vài ba vị Tỳ kheo thì lời xả bỏ như sau:

Aya.m me bhante patto dasaahaatikkanto nissaggiyo imaa’ ha.m aayasmantaana.m nissaj-jaami.

Thưa các tôn giả, bình bát nầy của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả; tôi xin xả bỏ bình bát nầy đến các tôn giả.

Tiếp theo cử một vị đại diện cho nhóm để chứng tội cho Tỳ kheo ấy, và vị ấy sám hối; nghi thức giống như cách sám hối tội giữ y dư, với nhóm Tỳ kheo thụ lý.

Rồi sau đó nhóm Tỳ kheo cho lại bình bát xả, bằng tuyên ngôn như vầy:

Su.nantu me aayasmantaa aya.m patto it-thannaamassa bhikkhuno nissaggiyo aayasman-taana.m nisa.t.tho. Yad’ aayasmantaana.m pattakal-la.m aayasmantaa ima.m patta.m itthannaamassa bhikkhuno dadeyya.

Thưa các tôn giả, hãy nghe tôi, đây là bình bát của Tỳ kheo itthannaama, thành vật ưng xả, đã được xả bỏ đến các tôn giả. Nếu đã hợp thời với các tôn giả, các tôn giả hãy cho lại Tỳ kheo itthannaama bình bát nầy.

Khi Tỳ kheo được cho lại bình bát, hãy theo luật ký gởi mới nên xử dụng hoặc cất giữ.

Trường hợp xả bỏ bình bát dư đến một vị, thì nói như sau:

Aya.m me bhante patto dasaahaatikkanto nissaggiyo imaa’ha.m aayasmato nissajjaami.

Bạch Ngài, đây là bình bát của tôi đã giữ quá mười ngày, thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ bình bát nầy đến Ngài.

Tiếp đó làm nghi thức sám hối, vị Tỳ kheo kia hãy nói cho lại bình bát:

Ima.m patta.m aayasmato dammi.

Tôi cho lại tôn giả bình bát nầy.

Ðược lại bình bát Tỳ kheo hãy làm theo luật ký gởi.

* Sám hối tội tìm bình bát trái phép.

Tỳ kheo xử dụng bình bát chưa hư cũ, chưa bị lủng bể hơn năm dấu, bèn đi tìm kiếm bình bát mới, phạm tội ưng xả đối trị. Bình bát mới ấy phải xả bỏ.

Trường hợp nầy chỉ được làm nghi xuất tội với Tăng (sa"ngha) thôi, chớ không thể sám hối xả bát với nhóm hay với một vị được.

Bình bát mới ấy cần được xả bỏ đến Tăng, nói như sau:

Aya.m me bhante patto uunapa~ncaban-dhanena pattena cetaapito nissaggiyo imaa’ ha.m sa"nghassa nisajjaami.

Bạch đại đức Tăng, đây là bình bát của tôi, đã tìm kiếm khi bình bát cũ chưa hư bể được năm vết, thành vật ưng xã. Tôi xin xã bỏ bình bát nầy đến Tăng.

Tiếp đến, Tăng chứng tội cho Tỳ kheo ấy sám hối. Tăng cử đại diện chứng tội sám hối bằng cách thông qua tuyên ngôn, nghi thức giống ở trước trong phần Tăng xử lý tội giữ y dư.

Sau khi Tỳ kheo ấy sám hối ưng đối trị xong, Tăng hãy cho lại Tỳ kheo ấy bình bát, nhưng không phải cho bình bát vừa xả đó mà cho bằng cách chuyễn đổi.

Việc chuyển đổi, Tăng sẽ cử ra một vị thực hiện, đề cử bằng tuyên ngôn như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho. Yadi sa"nghas-sa pattakalla.m sa"ngho itthannaama.m bhik-khu.m pattaggaahaapaka.m sammanneyya. Esaa ~natti.

Su.naatu me bhante sa"ngho. Sa"ngho itthan-naama.m bhikkhu.m pattaggaahaapaka.m samman-nati. Yass’ aayasmato khamati itthannaamassa bhikkhuno pattaggaahaapakassa sammati so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so so bhaaseyya. Sammato sa"nghena itthannaamo bhikkhu pat-taggaahaapako khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhì. Evameta.m dhaarayaami.

Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cử Tỳ kheo itthannaama làm người trao bát. Ðó là lời bố cáo.

Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi, Tăng cử Tỳ kheo itthannaama làm người trao bát. Nếu việc cử Tỳ kheo itthannaama làm người trao bát, vị tôn giả nào chấp nhận thì im lặng, như vị nào không chấp nhận thì nên nói ra. Tỳ kheo itthannaama đã được Tăng cử làm người trao bát, Tăng chấp nhận mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.

Vị Tỳ kheo được Tăng cử, hãy thực hiện việc chuyễn đổi bình bát, trước tiên cầm bát ưng xả đó trao cho vị lớn nhất rồi lấy bình bát của trưởng lão trao cho vị kế, lấy bình bát vị ấy trao cho vị kế nữa, cứ thế chuyển đổi đến vị cuối cùng trong tăng, mới lấy bình bát của vị cuối cùng ấy trao lại cho Tỳ kheo đương sự và nói:

Ayan-te bhikkhu patto yaava bhedanaaya dhaaretabbo.

Nầy Tỳ kheo, đây là bình bát của Ngài phải nên giữ cho đến khi bể hư.

Vị Tỳ kheo ấy phải hoan hỷ nhận bát. Ðó là cách hợp thức hóa trong việc nầy.

* Sám hối tội thu giữ vàng bạc.

Tỳ kheo tự mình thọ lãnh hoặc bảo người thọ lãnh hoặc bảo người thọ lãnh hoặc vui thích kho tàng sở hữu, phạm ưng xả đối trị. Vàng bạc châu báu ấy phải xả bỏ giữa Tăng rồi sám hối mới xuất tội được.

Tỳ kheo đem vàng bạc ấy đến Tăng và nói xả bỏ như sau:

Aha.m bhante ruupiya.m pa.tiggahesi.m, ida.m me bhante nissaggiya.m imaa’ ha.m sa"n-ghassa nissajjaami.

Bạch đại đức Tăng, Tôi đã thọ nhận vàng bạc; bạch đại đức Tăng, vàng bạc nầy thành vật ưng xả, tôi xin xả bỏ đến Tăng.

Sau khi xả bỏ vật sanh tội, Tỳ kheo ấy hãy làm lễ sám hối, Tăng cử đại diện chứng tội bằng tuyên ngôn, cách thức giống như ở phần Tăng xử lý "tội giữ y dư".

Trường hợp vật ưng xả là vàng bạc, Tăng phải cử người ném bỏ mất đi chớ không nên cho lại Tỳ kheo.

Nếu tại đấy có người cư sĩ đứng gần, Tăng nên bảo họ rằng: "Ngươi hãy biết xử lý vật nầy" người ấy hỏi lại: "với vật nầy phải đem vật chi đến?", Tăng chỉ nên nói là hãy đem vật cần dùng. Sau đó nếu cư sĩ mang lại nhu yếu phẩm cho chư Tỳ kheo, Tăng chia nhau dùng ngoại trừ Tỳ kheo đương sự.

Cũng có thể bảo người cư sĩ ấy đem liệng bỏ vàng bạc, không cần gợi ý cho họ đổi thành nhu yếu phẩm. Nếu người cư sĩ ấy không chịu lấy liệng bỏ, Tăng nên cử một vị đủ đức tính hiền thiện để đem liệng bỏ vàng bạc ấy. Tăng cử bằng tuyên ngôn như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho itthannaama.m bhikkhu.m rùpiyachaddaka.m sammanneyya. Esaa ~natti.

Su.naatu me bhante sa"ngho sa"ngho itthan-naama.m bhikkhu.m ruupiyacha.d.daka.m samman-nati. Yass’ aayasmato khamati itthannaamassa bhikkhuno ruupiyacha.d.dakassa sammati so tu.nh’ assa yassa nakkhamati so bhaaseyya. Sammato sa"nghena itthannaamo bhikkhu ruupi-yacha.d.dako khamati sa"nghassa tasmaa tu.nhii. Evameta.m dhaarayaami.

Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cử Tỳ kheo itthannaama làm người liệng bỏ vàng bạc. Ðó là lời bố cáo.

Bạch đại đức Tăng, Tăng cử Tỳ kheo itthannaama làm người liệng bỏ vàng bạc. Việc cử Tỳ kheo itthannaama làm người liệng bỏ vàng bạc, nếu vị tôn giả nào chấp nhận thì hãy im lặng, như vị nào không chấp nhận thì nên nói ra. Tỳ kheo itthannaamađã được Tăng cử làm người liệng bỏ vàng bạc, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.

Tỳ kheo được Tăng cử, hãy đem vàng bạc liệng bỏ cho mất biệt, Tăng chẳng nên chỉ định chỗ liệng bỏ. Ðó là cách hợp thức hóa trong việc nầy.

* Sám hối tội kinh doanh tiền tệ.

Tỳ kheo kinh doanh mua bán bằng tiền bạc dưới nhiều hình thức, phạm tội ưng xả đối trị. Tiền bạc ấy phải xả bỏ. Tiền bạc ấy gồm tiền giấy, tiền đồng, tiền vàng ...

Tiền bạc do kinh doanh, phải xả bỏ trước Tăng và sám hối, Tăng ném bỏ tiền bạc ấy.

Phải xả bỏ như sau:

Aha.m bhante naanappakaaraka.m ruupiya-sa.mvohaara.m samaapajji.m ida.m me nissag-giya.m. Imaa’ ha.m sa"nghassa nissajjaami.

Bạch đại đức Tăng, tôi đã kinh doanh tiền bạc dưới nhiều hình thức, tiền bạc nầy thành vật ưng xả. Tôi xin xả bỏ tiền nầy đến Tăng.

Sau khi xả bỏ tiền bạc, Tỳ kheo hãy sám hối tội lỗi, và Tăng nên cử đại diện chứng tội bằng tuyên ngôn, mọi nghi thức đều giống như trước ở phần Tăng xử lý tội giữ y dư.

Tiền bạc đã được xả đến Tăng, Tăng nên cử người đem ném bỏ. Tuyên ngôn cử người ném bỏ tiền bạc, áp dụng giống như ở phần xử lý tội nhận lãnh vàng bạc vậy.

* Sám hối tội mậu dịch hàng hóa.

Tỳ kheo làm mậu dịch trao đổi hàng hóa, dùng vật nầy trao đổi vật kia, thậm chí trao đổi y bát để lấy đồ dùng khác ... đó gọi là hình thức mậu dịch, Tỳ kheo phạm tội ưng xả đối trị. Hàng phẩm mậu dịch phải xả bỏ.

Có thể xả bỏ đến Tăng hoặc nhóm Tỳ kheo hoặc một vị khác.

Xả bỏ với Tăng, nói như sau:

Aha.m bhante naanappakaaraka.m kayavik-kaya.m samaapajji.m ida.m me nissaggiya.m. Imaa’ ha.m sa"nghassa nissajjaami.

Bạch đại đức Tăng tôi đã mậu dịch hay hóa dưới nhiều hình thức, hàng này của tôi thành vật ưng xả. Tôi xin xả bỏ vật này đến Tăng.

Xả bỏ vật rồi Tỳ kheo hãy sám hối tội, Tăng nên cử đại diện để chứng tội sám hối, mọi nghi thức giống như ở phần Tăng xử lý tội giữ y dư.

Sau khi Tỳ kheo đã sám hối, Tăng nên cho lại vật ấy, bằng tuyên ngôn như sau:

Su.naatu me bhante sa"ngho aya.m itthan-naamo bhikkhu naanappakaaraka.m kayavik-kaya.m samaapajji ida.m itthannaamassa bhik-khuno nissaggiya.m sa"nghassa nisa.t.tha.m. Yadi sa"nghassa pattakalla.m sa"ngho ima.m it-thannaamassa bhikkhuno dadeyya.

Bạch đại đức Tăng, hãy nghe tôi. Tỳ kheo itthannaama nầy đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật nầy của Tỳ kheo itthannaama thành vật ưng xả xã, đã được xả bỏ đến Tăng. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng hãy nên cho lại Tỳ kheo itthannaama vật nầy.

Trường hợp xả bỏ hàng hóa đến nhóm hai, ba, vị Tỳ kheo thì nói như sau:

Aha.m bhante naanappakaaraka.m kayavik-kaya.m samaapajji.m ida.m me nissaggiya.m imaa’ ha.m aayasmantaana.m nissajjaami.

Bạch các tôn giả, tôi đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật nầy của tôi thành vật ưng xả; tôi xin xả bỏ vật nầy đến các tôn giả.

Tiếp đến là nghi thức sám hối, và một vị đại diện nhóm do tuyên ngôn đ? cử sẽ chứng tội cho Tỳ kheo sám hối, mọi cách thức làm giống như ở phần nhóm Tỳ kheo xử lý tội giữ y dư.

Sau cùng nhóm Tỳ kheo hãy tuyên ngôn cho lại Tỳ kheo ấy vật đã xả, như sau:

Su.nantu me aayamantaa aya.m itthan-naamo bhikkhu naanappakaaraka.m kayavikka-ya.m samaapajji ida.m itthannaamassa bhikkhuno nissaggiya.m aayasmantaana.m nisa.t.tha.m. Yad’ aayasmantaana.m pattakalla.m aayasmantaa ima.m itthannaamassa bhikkhuno dadeyyu.m.

Bạch chư tôn giả, hãy nghe tôi, Tỳ kheo itthannaama đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật nầy của Tỳ kheo itthannaama thành vật ưng xả đã xả bỏ đến chư tôn giả. Nếu đã hợp thời với chư tôn giả, chư tôn giả hãy nên cho lại Tỳ kheo itthannaama vật nầy.

Trường hợp xả bỏ vật phạm tội đến một vị Tỳ kheo khác, hãy nói như sau:

Aha.m bhante naanappakaaraka.m kayavik-kaya.m samaapajji.m ida.m me nissaggiya.m imaa’ ha.m aayasmato nissajjaami.

Bạch tôn giả, tôi đã mậu dịch hàng hóa dưới nhiều hình thức, vật nầy của tôi thành vật ưng xả, tôi xả bỏ vật nầy đến tôn giả.

Tiếp đến Tỳ kheo ấy sám hối với vị đó. Xong rồi vị đó sẽ cho lại Tỳ kheo ấy vật đã xả, nói như sau:

Ima.m aayasmato dammi.

Tôi cho lại tôn giả vật nầy.

DỨT PHÉP SÁM HỐI TỘI

* * *


12. PHÉP TRỊ PHẠT PHẠM-ÐÀN
(Brahmada.n.dakamma)

Phạm-đàn (brahmada.n.da) là hình thức trị phatï vị Tỳ kheo tánh tình không tốt, ngang ngạnh, công kích chư Tỳ kheo, khó giáo dục xây dựng. Phạm-đàn là hình phạt ngưng giao thiệp với đối tượng, và được xem là hình phạt nặng nề đối với vị Tỳ kheo, sẽ khiến vị ấy cảm thấy khó chịu, bị cô lập, bị bỏ rơi ngoài hàng ngũ tăng chúng để rồi phải tự sửa chửa tự hối cải.

Khi có một vị Tỳ kheo lỗi lầm xúc phạm đến chư Tăng mà vị ấy ngoan cố không biết nhận lỗi, chư Tăng hãy xử phạm-đàn đối với vị ấy. Cách thức xử phạm đàn không cần tuyên ngôn (~natti), chỉ là tăng sự nghị quyết (apalokana) được rồi.

Họp Tăng lại, một vị thông hiểu luật hãy trình bày để tăng nghị quyết, như sau:

Bhante itthannaamo bhikkhu mukharo bhikkhuu duruttavacanehi gha.tento viharati, So bhikkhu ya.m iccheyya ta.m vadeyya bhik-khuuhi itthannaamo bhikkhu n’ eva vattabbo na ovaaditabbo na anusaasitabbo. Sa"ngha.m bhante pucchaami itthannaamassa bhikkhuno brahma-da.n.dassa daana.m ruccati sa"nghassa. Dutiyampi pucchaami itthannaamassa bhante bhikkhuno brahmada.n.dassa daana.m ruccati sa"nghassa. Tatiyampi pucchaami itthannaamassa bhante bhikkhuno brahmada.n.dassa daana.m ruccati sa"nghassa.

Bạch đại đức Tăng, Tỳ kheo itthannaama là người xảo ngôn, xúc phạm chư Tỳ kheo với những lời bất nhả. Tỳ kheo ấy muốn nói gì thì nói; Tỳ kheo itthannaama không đáng cho chư Tỳ kheo nói tới, không đáng giáo huấn, không đáng chỉ dạy. Bạc đại đức Tăng, tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng cho phạt phạm đàn đối với Tỳ kheo itthannaama chăng? Lần thứ hai, tôi xin hỏi, Tăng có bằng lòng cho phạt phạm đàn đối với Tỳ kheo itthannaama chăng? Lần thứ ba, tôi xin hỏi, Tăng có bằng lòng cho phạt phạm đàn đối với Tỳ kheo itthannaama chăng?

Tăng biểu quyết chấp nhận bằng cách im lặng đây chư Tỳ kheo sẽ ngưng giao thiệp với Tỳ kheo ấy, cho đến khi vị ấy biết hối lỗi, sám hối với Tăng thì chư Tỳ kheo mới giao thiệp lại.

Khi Tỳ kheo ấy đã biết phục thiện sám hối với chư Tỳ kheo, thì Tăng nên làm Tăng sự nghị quyết (apalokana) để giải tỏa hình phạt. Một vị thông hiểu hãy trình bày như sau:

Bhante bhikkhusa"ngho asukassa bhik-khuno brahmada.n.da.m adaasi. So bhikkhu so-ratto virato nivaatavutti lajjidhamma.m ok-kanto hirottappe pati.t.thito pa.tisa"nkhaa aayati.m samvare ti.t.thati. Sa"ngha.m bhante pucchaami tassa bhikkhuno brahmada.n.dassa pa.tippas-saddhi ruccati sa"nghassa. Dutiyampi bhante sa"ngha.m pucchaami tassa bhikkhuno brahma-da.n.dassa pa.tippassaddhi ruccati sa"nghassa. Tatiyampi bhante sa"ngha.m pucchaami tassa bhikkhuno brahmada.n.dassa pa.tippassaddhi ruccati sa"nghassa.

Bạch đại đức Tăng, Tăng Tỳ kheo đã cho hình phạt phạm-đàn đối với Tỳ kheo kia. Tỳ kheo ấy đã nghiêm túc, cởi mở, hài hòa, có liêm sĩ, sống tàm quý, nhận thức sẽ thu thúc về sau. Bạch đại đức Tăng, tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng giải tỏa hình phạt phạm đàn đối với Tỳ kheo ấy chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng giải tỏa hình phạt phạm-đàn đối với Tỳ kheo ấy chăng? lần thứ thứ ba tôi xin hỏi Tăng, Tăng có bằng lòng giải tỏa hình phạt phạm đàn đối với Tỳ kheo ấy chăng?

Tăng biểu quyết chấp nhận bằng cách im lặng.

DỨT PHÉP TRỊ PHẠT PHẠM ÐÀN.

* * *


13. PHÉP ÐƯA THỎA HIỆP TĂNG SỰ
(chandadaana)

Tỳ kheo Tăng đồng trú trong một cương giới (Siimaa) phải hòa hợp làm tăng sự, không có vị Tỳ kheo nào ở ngoài Tăng khoảng cách quá hắc tay; như vậy tăng sự mới thành, và tỳ khưu không phạm lỗi tác ác do gây trở ngại tăng sự của chư Tỳ kheo.

Trường hợp vị tỳ kheo hữu sự thích đáng như bị bệnh chẳng hạn, không thể vào họp tăng để làm tăng sự thì phải đưa lời đến Tăng hội bày tỏ sự đồng ý và hoan hỷ của mình với việc Tăng làm.

Sự đưa thỏa hiệp tăng sự, có 3 trường hợp:

a) Ðối với tăng sự phổ thông.
b) Ðối với tăng sự bố-tát.
c) Ðối với tăng sự Tự tứ.
Ðối với tăng sự phổ thông, là những tăng sự ngoài việc bố-tát (uposatha) và việc Tự tứ (pavaara.naa), vị Tỳ kheo không vào ngồi dự với tăng được, thì thỉnh một vị Tỳ kheo nào đó đến và nói như sau:

Chanda.m dammi chanda.m me hara chanda.m me aarocehi (ba lần)

Nếu nhờ vị cao hạ hơn thì nói:

Chanda.m dammi chanda.m me haratha chanda.m me aarocetha (ba lần).

Tôi xin gởi thỏa hiệp, Ngài hãy đem đi và trình lời thỏa hiệp của tôi.

Phần vị Tỳ kheo lãnh lời, khi đến nơi tăng trước lúc làm tăng sự, hãy trình bạch cho tăng biết sự thỏa hiệp của Tỳ kheo vắng mặt, như sau:

Aayasmaa bhante itthannaamo mayha.m chanda.m adaasi tassa chando mayaa aahato saadhu bhante sa"ngho dhaaretu.

Bạch đại đức tăng, tôn giả itthannaama đã trao lời thỏa hiệp cho tôi, lời thỏa hiệp của vị ấy tôi đã mang đến rồi, kính mong chư tăng ghi nhận.

Nếu trình tăng lời thỏa hiệp của Tỳ kheo thấp hạ hơn mình thì nói:

Itthannaamo bhante bhikkhu mayha.m chanda.m adaasi tassa chando mayaa aaha.to saadhu bhante sa"ngho dhaaretu.

Bạch đại đức Tăng, Tỳ kheo itthannaama đã đưa lời thỏa hiệp cho tôi, lời thỏa hiệp của vị ấy tôi đã mang đến rồi, kính mong chư Tăng ghi nhận.

* * *

Ðối với tăng sự bố-tát, là tăng sự tụng giới bổn và sám hối thanh tịnh của chư Tỳ kheo trong ngày bố-tát (uposatha).

Vào ngày chư tăng làm lễ bố-tát, nếu vị Tỳ kheo nào trong chùa vì hữu sự không thể vào chánh điện dự tăng sự bố-tát, thì phải đưa lời thỏa hiệp và tỏ sự thanh tịnh (gọi chung là chandaparisuddhi) để nhờ vị Tỳ kheo bạn đem trình Tăng.

Cách đưa lời thỏa hiệp tăng sự (chanda) giống như cách đã trình bày; cách tỏ sự thanh tịnh (parisuddhi) như sau:

Paarisuddhi.m dammi paarisuddhi.m me hara paarisuddhi.m me aarocehi [22].

Tôi tỏ sự thanh tịnh, ông hãy đem đi và trình sự thanh tịnh của tôi.

Phần vị Tỳ kheo nhận chuyển lời, sau khi đến chỗ Tăng hội trước lúc làm tăng sự tụng giới, hãy trình tăng lời thỏa hiệp của Tỳ kheo bệnh rồi tình tăng sự tỏ thanh tịnh của vị ấy như vầy:

Aayasmaa bhante itthannaamo [23] gilaano pari-suddho’ ti pa.tijaani parisuddho’ ti ta.m sa"ngho dhaaretu.

Bạch đại đức Tăng, Tôn giả itthannaama bị bệnh, vị ấy đã tự nhận thanh tịnh, xin chư Tăng nhận biết vị ấy là người thanh tịnh.

Hoặc có thể trình một lần cả hai việc, lời thỏa hiệp và sự thanh tịnh của Tỳ kheo bệnh, như sau:

Aayasmaa bhante itthannaamo gilaano may-ha.m chanda~nca paarisuddhi~nca adaasi tassa chando ca parisuddhi ca mayaa aahaỉaa saadhu bhante sa"ngho dhaaretu.

Bạch đại đức Tăng, Tôn giả itthannaama bị bệnh, vị ấy đã đưa lời thỏa hiệp và sự thanh tịnh với tôi; lời thỏa hiệp và sự thanh tịnh của vị ấy tôi đã đem đến đây, kính mong chư tăng ghi nhận.

* * *

Ðối với Tăng sự Tự tứ, là tăng sự yêu cầu chỉ lỗi làm trong ngày mãn thời an cư tức là ngày Tự tứ (pavaara.naa).

Vào ngày chư Tăng làm lễ Tự tứ, nếu vị Tỳ kheo nào trong chùa bị bệnh không thể vào họp tăng làm lễ được thì hãy đưa lời thỏa hiệp và lời Tự tứ (gọi chung là chandappavaaranaa) nhờ vị Tỳ kheo bạn đem trình tăng.

Cách đưa lời thỏa hiệp tăng sự (chanda) cũng giống như cách đã trình bày ở trước; cách đưa lời Tự tứ (pavaara.naa) như sau:

Pavaara.na.m dammi pavaara.na.m me hara pavaara.na.m me aarocehi.

Tôi đưa lời Tự tứ, ông hãy đem đi và trình lời Tự tứ của tôi.

Có nói cách khác cũng được:

Pavaara.na.m dammi pavaara.na.m me hara mam atthaaya pavaarehi.

Tôi đưa lời Tự tứ, ông hãy đem đi và hãy làm Tự tứ cho tôi.

Phần vị Tỳ kheo nhận chuyển lời, hãy đi đến Tăng, trước khi Tăng làm Tự tứ hãy trình lời thỏa hiệp và lời Tự tứ của Tỳ kheo bệnh, như sau:

Aayasmaa bhante itthannaamo gilaano may-ha.m chanda~nca pavaara.na~nca adaasi tassa chando ca pavaara.naa ca mayaa aahaỉaa saadhu bhante sa"ngho dhaaretu.

Bạch đại đức Tăng, tôn giả itthannaama bị bệnh, vị ấy đã đưa lời thỏa hiệp và lời Tự tứ cho tôi; lời thỏa hiệp và lời Tự tứ của vị ấy tôi đã đem đến, kính mong chư Tăng ghi nhận.

DỨT PHÉP ÐƯA THOẢ HIỆP TĂNG SỰ.

* * *


14. PHÉP NHẬP HẠ (vassuupagata)

Mùa mưa (vassaana-utu) là thời an cư cấm túc của chư Tỳ kheo. Theo Phật lịch thì mùa mưa chính thức bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âl cho đến rằm tháng 10 (4 tháng), nhưng luật có qui định thời an cư chỉ 3 tháng. Do đó việc nhập hạ của chư Tỳ kheo có hai thời, thời tiền an cư (purimikaa vassuupanaayikaa) và thời hậu an cư (pacchimikaa vassuupanaayikaa).

Thời tiền-an-cư từ ngày 16 / 6 đến rằm / 9 âl. Thời hậu-an-cư ngày 16 / 7 đến rằm / 10 âl.Tỳ kheo nhập hạ trong thời tiền an-cư, chỉ khi nào có việc không kịp thời tiền an-cư mới theo thời hậu an-cư.

Ðến thời an cư mà vị Tỳ kheo cố ý không nhập hạ thời nào thì phạm tác ác (dukkata).

Cách thức nhập hạ là đến ngày an cư, sau khi quyết định nơi chỗ, hãy quét dọn sạch sẽ và tích chứa nước dùng đầy đủ (nếu chỗ ở hiếm nước). chỗ an cư có thể là một ngôi chùa (aaraama),ngôi tịnh thất (vihaara), một cư xá (aavaasa), hoặc một liêu cốc riêng (senaasana); định nhập hạ ở đâu thì nguyện ở đó. Có thể phát nguyện một mình, hoặc có nhiều vị cùng nhập hạ thì phát nguyện đồng loạt.

Lời phát nguyện nhập hạ như sau:

Imasmi.m aaraame [24] ima.m temaasa.mvassa.m upemi [25]

Tôi nguyện an cư mùa mưa tại chùa nầy hết ba tháng.

Trong thời gian an cư nếu rời khỏi chỗ qua đêm thì đứt hạ, trừ khi có nguyện giải giới. Tỳ kheo có việc ần làm như được tin cha, mẹ, thầy, bạn đau bệnh, hoặc Tăng sự, hoặc cư sĩ thỉnh mời thì được phép nguyện giải giới ra đi nhưng hạn trong bảy ngày phải về trước khi mặt trời mọc ngày thứ bảy.

Cách nguyện giải giới an cư như sau:

Sace me antaraayo natthi sattaahabbhan-tare aha.m puna nivattissaami.

Nếu không có sự trở ngại cho tôi, tôi sẽ trở về trong vòng bảy ngày.

Nguyện ra lời hoặc nghĩ trong tâm cũng được, hoặc báo với vị khác ý nghĩa đi đó cũng được. Cần chú ý là ngày đầu mới nguyện nhập hạ chưa được một đêm thì không được phép giải giới an cư để đi; mặc khác, khi chỉ còn vài ngày nữa là mãn hạ thì dù có đi luôn cũng phải nguyện giải giới bằng không sẽ đứt hạ.

DỨT PHÉP NHẬP HẠ.

* * *


15. PHÉP XỬ DỤNG Y BÁT

* Sử dụng y (ciivara).

Y là trang phục của vị Tỳ kheo. Y phục chính có 3 thứ, gọi là tam y (ticiivara):

Sa"nghaati (y tăng-già-lê hay y kép),
Uttaraasa"nga (y uất-đà-la-tăng hay y vai trái),
Antaraavaasaka (y an-đà-hội hay y nội).
Ngoài tam y còn có 6 thứ phụ thuộc khác:
vassikasaa.tika (y tắm mưa),
nisiidana (tọa cụ),
paccatthara.naa (ngọa cụ)
ka.n.d.duppa.ticchaadi (vải băng ghẻ),
mukhapu~nchanacola (khăn lau mặt),
parikkhaaraco.la (y phụ tùng).
Y phụ tùng gồm có :
kaayabandhana (giây buộc lưng),
urabandhana (giây buộc ngực),
.thavika (dèm hay túi nải),
a.msaka (hằng sắc hay y lót mồ hôi).
Tất cả các trang phục trên, Tỳ kheo đều phải nguyện thành tên; riêng về tam y phải làm dấu hoại sắc trước khi nguyện tên.

* Cách làm dấu tam y.

Dùng mực một trong 3 màu là màu xanh hoặc màu xám hay màu đen khuyên tròn ở bốn góc y, điểm nhỏ cở mắt gà hay mút đủa, vừa đánh dấu vừa nguyện:

Ima.m bindukappa.m karomi (3 lần).

Tôi làm dấu y nầy.

* Cách nguyện đặt tên y.

Chú tâm đến lá y rồi chú nguyện:

Ima.m [26] sa"nghaa.ti.m [27] adhi.t.thaami (3 lần).

Tôi nguyện đây là y Tăng già lê.

* Xả bỏ y cũ.

Khi đổi thay y mới hoặc không dùng xài nữa thì phải xả bỏ y cũ. Chú tâm đến y đó và nói:

Ima.m [28] sa"nghaati.m [29] paccuddharaami (3 lần).

Tôi xả bỏ y tăng già lê nầy.

* Sử dụng bát (patta)

Bình bát có 2 thứ là ayopatta (bát sắt) và mattikapatta (bát đất). Tỳ kheo sử dụng bình bát cũng phải nguyện đặt tên; bình bát không cần làm dấu (bindu).

* Cách nguyện bát.

Chú tâm đến cái bát và nguyện rằng:

Ima.m [30] ayopatta.m [31] adhi.t.thaami. (3 lần)

Tôi chú nguyện bát sắt nầy.

* Cách xả bỏ bình bát.

Khi không dùng bình bát đó nữa thì phải xả bỏ, chú tâm như sau:

Ima.m [32] patta.m paccuddharaami. (3 lần)

Tôi xả bỏ bình bát nầy.

* * *

Y bát dù chưa nguyện xả bỏ nhưng khi bị rách, lủng lổ thì xem như đã đứt tên nguyện. Y bị rách thân vải trong cách đường biên quá 8 cm (4 ngón tay), chỗ rách lổ vừa đầu ngón tay, như vậy là hỏng. Bình bát bị rò rỉ lủng bể phần dưới đáy, lổ vừa lọt hạt cơm, như vậy là hỏng.

Y có thể đổi thay tìm y mới, dù y cũ chưa rách; riêng bình bát nếu chưa lủng bể quá năm dấu thì không được tìm đổi bình bát mới.

DỨT PHÉP XỬ DỤNG Y BÁT.

* * *


16. PHÉP KÝ GỞI Y BÁT (vikappa)

Sự ký gởi giống như ký thác cái gì cho ai, để không bận tâm với cái đó nữa.

Y dư (atirekaciivara) và bát dư (atireka-patta), Tỳ kheo giữ lâu lắm là mười ngày, nếu quá hạn sẽ phạm luật ưng xả đối trị. Trường hợp giữ không phạm tội là y bát dư đã ký gởi (vikappa) cho người khác rồi.

Có thể ký gởi đến vị Tỳ kheo khác hoặc vị sa di nào đó cũng được; sự ký gởi có hai cách: Trực tiếp và gián tiếp.

* Cách ký gởi trực tiếp.

Gởi ngay vị ấy, gọi là ký gởi trực tiếp. Tỳ kheo muốn ký gởi y bát cho vị nào thì đem y bát đến tìm vị ấy và nói như sau:

Ima.m [33] ciivara.m [34] aayamato vikappemi.

Tôi ký gởi y nầy đến tôn giả.

Vị nhận ký gởi ấy nên ủy quyền cho Tỳ kheo người gởi, như sau:

Ima.m ciivara.m mayha.m santaka.m pari-bhu~nja vaa visajjehi vaa yathaapaccaya.m vaa karohi.

Y nầy là sở thuộc của tôi, Ngài hãy dùng xài hoặc phân phát hoặc xử dụng tuỳ duyên.

* Cách ký gởi gián tiếp.

Ký gởi cho người vắng mặt, gọi là gởi gián tiếp.

Tỳ kheo muốn ký gởi cho vị sư bạn nhưng không được giáp mặt thì hãy nói với một vị khác thay mặt, nói như sau:

Ima.m ciivara.m [35] itthannaamassa bhikkhuno [36] vikappemi.

Tôi ký gởi y nầy đến Tỳ kheo itthannaama.

Vị được nhờ ký gởi cũng nên đại diện để ủy quyền lại Tỳ kheo người gởi, như sau:

Ima.m ciivara.m itthannaamassa bhikkhuno santaka.m paribhu~nja và vissajjehi vaa yathaapaccaya.m vaa karohi.

Y nầy là sở thuộc của Tỳ kheo itthannaama, Ngài hãy dùng xài hoặc phân phát hoặc xử dụng tùy duyên.

DỨT PHÉP KÝ GỞI Y BÁT.

* * *


Luật nghi tổng quát, chỉ trình bày những nghi thức tăng sự
và các phận sự phổ thông của vị Tỳ kheo, không thể gọi là đầy đủ.
Các lý giải cần được bậc Tăng trí thức tham khảo riêng.

-CHUNG-


[1] Nếu sám hối với vị nhỏ hạ hơn mình thì đổi tiếng xưng hô là aavuso (hiền giả). 

[2] Nếu sám hối tội ưng đối trị thì nói eka.m paacittiya.m; tội tác ác thì nói eka.m dukkata.m; tội ác khẩu thì nói eka.m dubbhaasita.m.

[3] Chứng cho vị lớn hạ hơn mình thì hỏi là passatha bhante ta.m aapatti.m.

[4] nhắc nhỡ vị lớn hạ hơn thì nói là: aayati.m bhante sa.mvareyyaatha.

[5] Cần thay đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp.

[6] Nếu là tội khác thì đổi dve paacittiyaayo, hay dve dukkataayo, hay dve dubbhaasitaayo.

[7] Cần thay đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp. 

[8] Thay đổi tội danh nếu cần, như paacittiyaayo hay dukkataayo hay dubbhaasitaayo.

[9] Cần đổi tiếng xưng hô theo hạ lạp.

[10] Tội ưng phát lộ có thể có nhiều vị đồng phạm trong 1 điều luật, và như thế các vị có thể cùng sám hối, phải đổi aapajji.m ra là aapajjimhaa, và pa.tidesemi ra là pa.tidesema

[11] xả nhiều y dư thì nói imaani ... ciivaraani dasaahaatikkantaani nissaggiyaani imaan’ aaha.m ...

[12] Nếu Tỳ kheo chủ y là vị trưởng lão cao hạ hơn tất cả các Tỳ kheo tăng hội, thì dùng tiếng aavuso thay thế bhante.

[13] Lời tuyên ngôn trình tăng để tự nhận đại diện Tăng chứng tội cho Tỳ kheo sám hối ưng xả đối trị, sẽ được áp dụng giống nhau trong mọi trường hợp khác. 

[14] Tùy theo hạ lạp của vị sám và vị chứng phải biết dùng tiếng aavuso hay bhante cho hợp lẽ như các trường hợp lễ sám hối đã nói trước. 

[15] Nếu sám hối hai tội ưng xã thì nói dve nissaggiyaayo paacittiyaayo aapanno taa ...; nếu nhiều tội thì nói sambahulaa nissaggiyaayo paacittiyaayo aapanno taa ...

[16] Với nhiều y thì cần thay đổi văn tự thích hợp, đổi imaani ciivaraani thay ida.m ciiara.m, đổi nissaggiyaani thaynissag-giya.m, đổi nissa.t.thaani thay nissa.t.tha.m.

[17] Tùy theo hạ lạp mà dùng tiếng bhante hay aavuso.

[18] Nếu là y vai trái thì nói là uttaraasa"ngo; nếu là y nội thì nói là antaravaasako

[19] Ðối với y uttaraasa"ngo hay y antaravaasako thì phải đổi là vippavu.t.tho

[20] Nếu là y uttaraasa"ngo hay y antaravaasako thì chỗ nầy phải là nissaggiyo.

[21] Lưu ý sắp văn tự trong lời khai tội với các nghi thức tuyên ngôn chứng tội ... cho hợp nhau. 

[22] Nếu nói với vị cao hạ hơn mình thì nói là haratha... aarocetha

[23] Nếu chuyển lời trình tăng giúp vị Tỳ kheo nhỏ hạ hơn mình, thì nói Itthannaamo bhante bhikkhu gilaano ... v.v...

[24] Thay đổi tùy theo chỗ an cư.

[25] Nếu nhiều vị đồng nguyện hạ thì nói upema.

[26] Nếu nguyện y trong tầm tay thì nói ima.m , nếu ở ngoài tầm tay thì nói eta.m.

[27] Thay đổi tên trang phục một trong chín thứ đã kể trên: uttaraasa"nga.m, antaravaasaka.m ... v. v... 

[28] Nếu vật ngoài tầm tay thì nói eta.m. 

[29] Xả bỏ thứ y nào thì nói tên y đó. 

[30] Nếu bình bát để ngoài tầm tay thì nguyện là eta.m.

[31] Nếu nguyện bát đất thì đổi là mattikapatta.m. Hoặc nguyện là patta.m cho cả bát sắt và bát đất cũng được. 

[32] Nếu ngoài tầm tay thì nói eta.m.

[33] Nếu gởi y bát để ngoài tầm tay thì nói Eta.m.

[34] Nếu gởi bình bát thì nói patta.m.

[35] Chú ý thay đổi cần thiết tùy theo vật trong tầm tay hoặc ngoài tầm. Thay đổi tùy theo y (ciivara.m) hay bát (patta.m). Thay đổi số lượng tùy theo ít hay nhiều. 
[36] Nếu là Sa di thì nói itthannaamassa saama.nerassa; nếu là Tỳ kheo cao hạ hơn thì nói itthannaamassa aayasmato.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | Mục lục

 

[ Trở Về ]