Người Cư Sĩ                 [ Mục lục  ]                    [ Trở Về                [Trang chính]

 
Thanh Tịnh Ðạo
Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt

Chương XV
Mô Tả Về Xứ Và Giới
(Aryatana- Dhàtu - Niddesa)
-ooOoo-

A.- Mô Tả Về Xứ. 

1. Xứ là 12 xứ: nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỉ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. 

2. Sau đây sẽ trình bày về: ý nghĩa, tính chất, chỉ chừng ấy, thứ tự, chi tiết và tổng quát, cách nhìn. 

3. Về ý nghĩa: Vì nó thưởng thức (cakkhati) nên gọi là mắt (cakkhu), nghĩa là nó thưởng thức sắc pháp và chú ý đến chúng. Sắc (rùpa) là cái làm cho thấy được (rùpayati) nghĩa là, bằng cách trải qua một cuộc đối thay về tướng bên ngoài, nó làm hiện rõ một cái gì vốn ở trong tâm. Tai là cái nghe (sunati). Tiếng là cái được truyền đi (sappati), cái được thốt ra. Mũi (ghàna) là cái ngửi (gandhayati), ý nghĩa là, nó để lộ căn cứ vật lý của nó. Lưỡi (jivhà) là cái gợi lên (avhayati) đời sống (jìvita). Vị (rasa) là cái chúng sinh thưởng thức (rasanti). Thân (kàya) là nguồn gốc (àya) của các pháp xấu xa (kucchita) chịu chi phối của lậu hoặc. Nguồn gốc có nghĩa là nơi sanh khởi. Xúc (photthabha) là cái bị sờ chạm (phusiyati). Ý (mano) là cái đo lường (munati). Pháp (dhamma) là cái khiến cho tự tính nó được duy trì (dhàrayati). 

4. Về ý nghĩa tổng quát, thì xứ cần được hiểu như vậy vì nó phát động (àyatana), vì nó là phạm vi của những nguồn gốc (àya), và vì nó tiếp tục dẫn khởi những gì đã được phát động. 

Những tâm và tâm sở thuộc về một căn trần nào đó, như nhãn và sắc, bị phát động bởi nghiệp vụ riêng của chúng, chúng hoạt động, nỗ lực làm nhiệm vụ (thấy, nghe... ). Và những căn trần này cống hiến phạm vi cho những pháp này, những pháp là nguồn gốc. Và, bao lâu nỗi khổ này, cái khổ đã tiếp diễn qua vòng luân hồi thừ vô thỉ, đã bị phát động một cách rộng rãi như vậy, bao lâu nỗi khổ này không lùi bước, thì các pháp này (căn, trần) cứ mãi mãi tiến về trước, phát sinh trở lại, 

5. Lại nữa, xứ cần hiểu là trú xứ, chỗ chứa, chỗ gặp gỡ, sanh xứ và nguyên nhân. Vì như thế gian nói "xứ của lãnh chúa", xứ là trú xứ. Và mỏ vàng bạc cũng gọi là xứ, nên xứ là cái mỏ. Trong đoạn kinh: "Và như vậy, ở trong lạc xứ, những chư thiên bay trong hư không hầu hạ vị ấy" (A. iii, 43), thì chữ xứ có nghĩa là nơi gặp gỡ, và trong câu "Ðất phương nam là xứ của súc sinh" thì xứ là nơi sinh sản. Còn trong câu "Vị ấy có khả năng chứng được điều ấy, mỗi khi có xứ sở (ayatana)" thì xứ là nguyên nhân. 

6. Và những tâm và tâm sở khác nhau này ở nơi con mắt, vv. vì hiện hữu tùy thuộc vào đó, nên mắt vv. là trú xứ cho chúng. Chúng lui tới thường xuyên mắt, vv. vì lấy mắt vv. làm điểm tựa vật chất và làm đối tượng, nên mắt, tai... là chỗ chứa của chúng. Và mắt, tai... là nơi gặp gỡ, vì chúng gặp gỡ tại căn này hay khác, sử dụng căn làm điểm tựa vật lý, cửa và đối tượng. Mắt, tai... là sanh xứ (của các tâm, tâm sở tương ứng) vì chúng chỉ sanh khởi tại đấy, lấy mắt tai... làm điểm tựa vật lý và làm đối tượng. Mắt, tai còn là lý do của chúng, vì chúng vắng mặt khi vắng mặt các căn vật lý này. 

7. Vì những nghĩa trên, những pháp này được gọi là xứ với nghĩa trú xứ, chỗ chứa, nơi gặp gỡ, sanh xứ và lý do. 

Do vậy, vì nó là con mắt và là một căn cứ nên gọi là nhãn xứ, ... vì chúng là những tâm pháp và là căn cứ nên gọi là pháp xứ. 

Trên đây là trình bày ý nghĩa của xứ. 

8. Ðặc tính: Lại nữa, ta cũng cần trình bày về đặc tính của 12 xứ nói trên. Nhưng đặc tính này đã được nói ở phần mô tả các uẩn, Chương XIV, đoạn 37. 

9. Về sự "chỉ chừng ấy": có nghĩa rằng mắt vv. cũng là tâm pháp, vậy tại sao nói 12 xứ thay vì chỉ cần nói "pháp xứ"? Chính là để định rõ căn trần trong việc sanh khởi sáu nhóm thức. Và ở đây chúng được nói có 12, vì khi định như vậy, chúng được xếp thành 12 loại. 

10. Vì chỉ có nhãn xứ là cửa sanh khởi, chỉ có sắc xứ là đối tượng của tâm uẩn gồm trong một tâm lộ trình chứa đựng nhãn thức. Các xứ khác (trong 12) đối với các thức khác cũng thế. Nhưng chỉ có một phần của ý xứ, tức tâm hữu phần, là cửa sanh khởi, và chỉ có pháp xứ không chung cho tất cả, là đối tượng của nhóm thức thứ sáu. 

[Chú thích: "tức tâm hữu phần" là cái sanh khởi hai lượt trong trạng thái giao động (xem đoạn 46 Chương XIV). Sự tác ý hay hướng tâm chỉ sanh khởi tiếp theo sự giao động của hữu phần. Như vậy tâm hữu phần là cái cửa của sự khởi tâm, khi ta xem nó là lý do cho sự tác ý. "Không chung cho tất cả"có nghĩa là không chung cho nhãn thức và những thứ còn lại. -- Pm. 510.- Xem M. i, 293. ]
Bởi thế chúng được gọi là 12 xứ vì chúng hạn định cửa và đối tượng cho sự sanh khởi sáu nhóm thức. Ðây là giải thích tại sao chỉ có chừng ấy. 

11. Về thứ tự: Ở đây cũng thế, trong những thứ tự được nói trong chương 14, đoạn 211, chỉ có thứ tự giáo lý là thích hợp. Con mắt được dạy trước về nội xứ, bởi nó rõ rệt, nó có đối tượng là cái hữu kiến, hữu đối. Kế đến là nhĩ xứ vv. có đối tượng là cái vô hình, hữu đối. Hoặc, nhãn xứ và nhĩ xứ được dạy trước, trong số các nội xứ, vì chúng có lợi ích lớn là làm nhân cho sự thấy và nghe Vô tỉ (incomparable). Kế đến là ba xứ khởi từ tỉ. Và ý xứ được dạy sau chót vì nó có năm đối tượng của năm giác quan trước làm cơ sở. Nhưng trong số những ngoại xứ, thì sắc xứ, vv. được dạy kế tiếp nhãn xứ, vv. vì chúng tuần tự làm chỗ lui tới cho nhãn xứ, vv. 

12. Lại nữa, thứ tự chúng có thể được hiểu là thứ tự theo đó những lý do cho thức sanh khởi được định rõ. Kinh nói:" Do con mắt và sắc mà nhãn thức sanh... Do ý và pháp nà ý thức sanh" (M. i, 111). 

13. Tóm tắt và chi tiết: tóm tắt, thì 12 xứ chỉ là danh sắc, vì ý xứ và một phần của pháp xứ gồm trong danh, còn lại các xứ khác đều là sắc. 

14. Nhưng nói chi tiết, thì trước hết về nội xứ, nhãn xứ kể về loại, thì nó chỉ là tịnh sắc, nhưng khi nó được phân loại theo điều kiện, sanh thú, sanh loại, vv thì có vô vàn sai biệt. Cũng vậy bốn xứ kia. Và ý xứ khi phân loại theo các tâm thiện, bất thiện, dị thục, duy tác, thì có 89 loại, hoặc 121 loại, nhưng khi phân theo căn, sự tiến hóa, vv. thì có vô số sai khác. Sắc thanh hương vị xứ có vô lượng sai biệt khi phân theo sự bất đồng, theo duyên (nghiệp, tâm, thời tiết, đồ ăn) vv. Xúc xứ có ba loại là gồm địa giới, hỏa và phong giới. Nhưng khi phân theo duyên vv. thì có nhiều sai biệt. Pháp xứ có nhiều loại khi phân theo tự tính của thọ, tưởng, hành, tế sắc và Niết bàn. 

[ Chú thích: "tiến hóa" là khó tiến mau đắc, dễ tiến lâu đắc, khó tiến lâu đắc, và dễ tiến mau đắc. "v.v." chỉ thiền, sự ưu thắng, cảnhgiới, đối tượng, vv.]
Ðấy là trình bày về tổng quát và chi tiết. 

15. Về sự "cần được thấy như thế nào": Tất cả xứ hữu vi cần xem như không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Vì trước khi chúng sanh khởi chúng không từ đâu mà đến, và sau khi chúng tàn tạ chúng không đi đến đâu. Trái lại, trước khi sanh, chúng không có tự tánh, mà sau khi diệt, tự tánh chúng hoàn tòan tan rã. Và chúng sanh khởi không có chủ tể, vì hiện hữu tùy thuộc vào những "duyên" (điều kiện), và giữa quá khứ và vị lai. Lại nữa, chúng cần được xem như vô tình. Con mắt và sắc không nghĩ rằng: "Mong nhãn thức sẽ sanh khởi do sự gặp gỡ giữa đôi ta". Với tư cách là căn môn và đối tượng, chúng bất cần đến sự khơi dậy ý thức. Trái lại định luật tuyệt đối là, nhãn thức vv. khởi lên cùng với sự gặp gỡ của mắt và sắc pháp. 

16. Lại nữa, các nội xứ cần được xem như một khu làng trống rỗng, vì chúng không có thường, lạc và ngã. Những ngoại xứ cần được xem như những kẻ cướp bóc làng mạc, vì chúng đột nhập nội xứ . Kinh nói: "Này các tỷ kheo, con mắt bị các sắc pháp đáng ưa và khó chịu nhiễu loạn." (S. iv, 175) Lại nữa, saú nội xứ nên xem như saú con vật, và saú ngoại xứ nên xem như chỗ lui tới của những con vật ấy. 

Trên đây là trình bày 12 xứ cần được thấy như thế nào. 

Ðấy là giải thích chi tiết về Xứ. 

B.- Mô Tả Về Giới 

17. Kế tiếp uẩn, xứ là Giới (xem Chương XIV, đ. 32) gồm 18 giới là: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỉ giới, hương giới, tỉ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. 

18. Sau đây sẽ trình bày các mục: một ý nghĩa, hai đặc tính, vv. ba thứ tự, bốn chỉ chừng ấy, năm cách tính, sáu các điều kiện, bảy nên xem như thế nào. 

19. Về ý nghĩa: ý nghĩa riêng biệt xem đoạn 3 ở trên. Ý nghĩa tổng quát thì giới có những nghĩa: lựa riêng ra (vidahati), thích hợp với (dhìvate), sự lựa riêng (vidhàna), nó được lựa riêng (vìdhiyate) nhờ phương tiện ấy, nó làm cho tách riêng, do đó gọi là giới (dhàtu). 

20. Những giới thuộc thế gian, khi định nghĩa theo sử dụng của chúng, lựa ra nỗi khổ của vòng luân hồi thuộc nhiều loại, như các kim loại khác nhau. Những giới ấy thích hợp với chúng sinh, như gánh nặng thích hợp cho người mang nó, và vì chúng được mang (dhàriyanti) nên gọi là dhàtu, giới. Và chúng chỉ là sự lựa riêng nỗi khổ, không có một chủ quyền nào được thi hành trên chúng. Bốn là, do chúng làm khí cụ, nỗi khổ vòng tái sinh cứ tiếp tục được lựa ra bởi loài hữu tình. Năm là, nỗi khổ được lựa ra, được làm cho thích ứng với các giới ấy, được đặt vào các giới ấy. Bởi vậy mỗi thứ kể từ con mắt, trong 18 thứ nói trên, được gọi là một giới theo những nghĩa đã nói trên. 

21. Lại nữa, trong khi cái ngã của Luận sư ngoại đạo nói kỳ thực là phi hữu, không tự tính, thì những giới này không vậy. Trái lại, sở dĩ gọi là giới vì chúng khiến cho tự tính của một sự vật được mang theo (dhàtu do chữ dhàreti là "mang"). Và cũng như trong thế gian, những thành tố nhiều màu của ngọc thạch như khoáng chất màu xanh lục, màu vàng, ... được gọi là dhàtu, cũng thế mắt vv. gọi là giới vì là thành tố của tri thức và cái khả tri. Hoặc, cũng như danh từ chung dùng chỉ tập thể chất lỏng, máu huyết vv... là thành tố của cái tập thể gọi là xác thân mặc dù những thành tố ấy có khác nhau về đặc tính. Cũng thế, danh từ chung giới dùng để chỉ những thành phần của cái tự ngã gọi là ngũ uẩn, vì 18 thứ kể từ con mắt, khi phân biệt ra thì có sự khác nhau về đặc tính. 

22. Lại nữa, "giới" là danh từ dùng để chỉ cái không có linh hồn hay tự ngã, và chính vì mục đích loại bỏ ngã tưởng mà đức Thế tôn dạy về các giới trong những đoạn kinh như "Này các tỷ kheo, con người này có sáu yếu tố" (M. iii, 239). Bởi vậy ở đây cần hiểu rằng vì nó là con mắt và là một giới nên gọi là nhãn giới, ... nó là ý thức và là giới nên gọi là ý thức giới. 

23. Về đặc tính, v.v.: Sự trình bày ở đây cũng thế, cần dược hiểu như đã mô tả trong phần Uẩn (Chương XIV, đ. 37) 

24. Về thứ tự: Trong các thứ tự sinh khởi, vv. kể trên (Ch. XIV, 211), chỉ có thứ tự giáo lý là thích hợp ở đây. Giáo lý được giảng dạy theo thứ tự nhân quả. Hai thứ mắt và sắc (nhãn giới và sắc giới) là nhân, nhãn thức giới là quả. Tương tự, với các giới khác. 

25. Về số lượng "chỉ chừng ấy": Ðiều muốn nói đây là, trong nhiều kinh và luận, có những giới sau đây và những giới khác nữa thường được đề cập: quang giới, sắc (đẹp) giới, không vô biên xứ giới, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tuởng xứ giới, diệt thọ tưởng giới (S. ii, 150), dục giới, sân giới, hại giới, yểm ly giới, vô sân giới, vô hại giới (Vbh. 86), thân lạc giới, thân khổ giới, hỉ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới (Vbh. 85), phát cần giới, dõng mãnh giới, tinh cần giới, (S. v, 66); hạ liệt giới, trung bình giới, siêu việt giới (D. iii, 215); địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới, (Vbh. 82), hữu vi giới, vô vi giới, (M. ii, 63); thế giới của nhiều loại giới khác nhau (M. i, 70) - Vậy thì tại sao sự phân loại ở dây chỉ có 18 giới? Vì đứng về phương diện tự tính mà nói, thì tất cả giới hiện hữu đều bao gồm trong sự phân loại này. 

26. Sắc pháp chính là quang giới. Thẩm mỹ giới gắn liền với sắc pháp, tại vì đó là dấu hiệu của cái đẹp. Cái đẹp là thẩm mỹ giới, và giới này không hiện hữu riêng biệt với sắc pháp, vv. Hoặc, vì sắc pháp vv. những đối tượng gồm thiện dị thục, quả báo, chính chúng là thẩm mỹ giới, nên đó chỉ là sắc pháp, vv. Về không vô biên xứ, vv. chỉ có tâm thức là ý thức giới, còn những thứ còn lại đều là pháp giới; diệt thọ tưởng giới thì không hiện hữu kể như tự tính, vì chỉ là sự diệt tận của hai giới là ý thức giới và pháp giới, vì đó là sự chấm dứt sanh tâm ở vô sắc thứ tư. 

27. Dục giới thì hoặc chỉ là pháp giới như kinh nói:"Ở đây, gì là dục giới? Ðó là tầm tứ... là tư duy liên hệ đến dục" (Vbh. 86), hoặc đó là 18 giới như kinh nói:" Lấy địa ngục A tỳ làm hạn giới phía dưới và cõi Tha hóa tự tại làm hạn giới phía trên, các uẩn, giới, xứ, sắc, thọ, tưởng, hành và thức ở trung gian, thuộc ở đây, đều bao gồm trong này: đây gọi là dục giới."(Vbh. 86) 

28. Viễn ly giới là pháp giới, do đoạn:" Lại nữa, tất cả thiện pháp đều là viễn ly giới" (Vbh. 86) đó cũng là ý thức giới. Các giới sân, hại, vô sân, vô hại, thân lạc, thân khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh, phát cần, dõng mãnh, tinh tấn, cũng là pháp giới. 

29. Những giới hạ trung thượng chính là 18 giới vì mắt hạ liệt là hạ liệt giới, mắt trung bình và thượng lưu là trung và thượng giới. Nhưng nói theo nghĩa đen, thì bất thiện pháp giới và ý thức giới là giới hạ liệt, cả hai giới này nếu là thiện thế gian hay bất định thế gian, và nhãn giới, vv. là trung giới; nhưng pháp giới siêu thế và ý thức giới siêu thế là thượng giới. 

30. Ðịa, hỏa, phong giới là xúc giới, thủy giới và không giới chỉ là pháp giới; thức giới là nói tóm tắt bảy thức kể từ nhãn thức. 

31. Mười bảy giới trước và một phần của pháp giới là hữu vi giới, nhưng vô vi giới là một phần của pháp giới mà thôi. "Thế giới của nhiều loại giới" thì chỉ là những gì đã được chia thành 18 giới. Bởi thế, chỉ 18 giới đuợc nói vì về tự tính, tất cả giới hiện hữu đều bao gồm trong cách phân loại này. 

32. Lại nữa, chúng được nói có 18 vì mục đích trừ bỏ cái tưởng thường có nơi người thấy ngã trong tâm thức, mà tự tính là nhận biết. Do đó đức Thế tôn vì muốn loại trừ cái tưởng bền chắc về ngã, đã nói có 18 giới, làm cho những người ấy thấy rõ không những tính cách đa tạp của thức khi phân thành nhãn giới, nhĩ tỉ thiệt thân thức giới và ý, ý thức giới, mà còn thấy rõ tính chất vô thường của nó, nghĩalà lệ thuộc vào các duyên mắt và sắc ... 

33. Hơn nữa vì xét đến khuynh hướng của những người cần được giáo hóa, và để thích hợp với cá tính họ bằng sự giảng dạy không quá vắn tắt cũng không quá chi tiết, 18 giới đã được nói. 

34. Về cách tính: nhãn giới trước hết được tính là một pháp theo loại, nghĩa là mắt tịnh sắc. Cũng vậy tai mũi lưỡi thân sắc thanh hương và vị, Những thứ này được kể là tai tịnh sắc vv. (Ch. XIV, 37) Nhưng xúc giới kể là ba pháp địa hỏa phong. Nhãn thức giới được kể là hai pháp, thiện và bất thiện dị thục, cũng vậy thức giới của tai mũi lưỡi và thân. Ý giới được kể là ba pháp tức ngũ môn hướng tâm (70), dị thục tiếp thọ tâm thiện (39) và bất thiện (55). Pháp giới là 20 món gồm ba uẩn vô sắc, 16 tế sắc, và vô vi giới (Vbh. 88). Ý thức giới được kể là 76 món, gồm những tâm thiện bất thiện và bất định còn lại. 

35. Duyên: Nhãn giới là một duyên theo sáu cách cho nhãn thức giới: ly khứ duyên, tiền sanh duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên, y chỉ duyên và căn duyên. Sắc giới là một duyên cho nhãn thức giới theo bốn cách: tiền sanh duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên, và sở duyên duyên. Tương tự, với nhĩ giới và thanh giới đối với nhĩ thức giới vv. 

36. Ý giới tác ý (70) là một duyên theo năm cách: sở duyên thân y, vô gián thân y, vô hữu duyên, ly khứ duyên, và tự nhiên thân y cho năm giới từ nhãn thức giới. Và năm giới này cũng vậy đối với ý giới tiếp thọ tâm (39, 55). Cũng vậy ý giới tiếp thọ tâm đối với ý thức giới suy đạt tâm (40, 41, 56). Ý thức giới suy đạt tâm cũng vậy đối với ý thức giới quyết định tâm (71). Ý thức giới quyết định tâm cũng vậy đối với ý thức giới tốc hành tâm. Nhưng ý thức giới tốc hành tâm là một duyên, kể như sáu duyên gồm năm đã kể thêm tập hành duyên, cho ýthức giới tốc hành kế tiếp. 

Trên đây là đường lối trong trường hợp năm căn môn. 

37. Nhưng trong trường hợp ý môn thì, ý thức giới hữu phần là một duyên theo năm cách đã nói, cho ý thức giới hướng tâm (tác ý) (71). Và ý thức giới tác ý này là một duyên cho ý thức giới tốc hành tâm. 

38. Pháp giới là một duyên cho bảy thức giới theo nhiều cách: câu sanh, hỗ tương, y chỉ, tương ưng, hữu duyên, bất ly khứ, vv. Nhãn giới, vv. và một vài pháp giới là những duyên kể như sở duyên, cho một số ý thức giới. 

39. Và không những mắt và sắc là duyên cho nhãn thức giới, mà còn ánh sáng, vv. cũng vậy. Do đó cổ đức nói: "Nhãn thức sanh do duyên mắt, sắc pháp, ánh sáng và sự chú ý. Nhĩ thức sanh do duyên lỗ tai, tiếng, khoảng trống và sự tác ý. Tỉ thức sanh do duyên mũi, mùi, không gian và sự tác ý, thiệt thức sanh do duyên lưỡi, vị, nước và tác ý. Thân thức sanh do duyên thân, chạm xúc, địa giới và tác ý. Ý thức sanh do duyên tâm hữu phần, pháp và tác ý." 

Ðấy là nói lược, các loại duyên sẽ được giải thích chi tiết trong phần nói về Duyên khởi (Chương XVII). 

40. Cần được nhìn như thế nào: Tất cả pháp hữu vi cần được xen như tách biệt với quá khứ và vị lai, như trống rỗng, không lâu bền, không đẹp, không vui thú, không có tự ngã, và hiện hữu tùy thuộc các duyên (điều kiện). 

41. Riêng từng cái, thì nhãn giới nên xem như cái mặt trống, sắc giới như dùi trống, nhãn thức giới như tiếng trống. Cũng vậy nhãn giới nên xem như mặt gương, sắc pháp như cái mặt, nhãn thức giới như bóng trong gương phản chiếu cái mặt... Hoặc nhãn giới như mía hay mè, sắc giới như cái xay mía, mè, nhãn thức giới như nước mía, dầu mè. Nhãn giới như que củi phần dưới, sắc giới như que củi phần trên, nhãn thức giới như ngọn lửa. Cũng vậy là nhĩ giới, vv. 

42. Nhưng ý giới thì nên xem như tiền đạo và kẻ theo sau nhãn thức, vv. khi sanh khởi. 

Còn về pháp giới, thì thọ uẩn nên xem như mủi tên, như cọc nhọn, tưởng và hành uẩn như bệnh, vì liên hệ với mủi tên thọ uẩn. Hoặc, tưởng của phàm phu như nắm tay trống rỗng, vì nó phát sinh đau khổ do thất vọng (ước muốn bị trái ngang), hay như con nai rừng đối với người bù nhìn, bởi nó thấy tướng một cách sai lạc. Và hành uẩn như kẻ ném người ta vào hố than hừng, vì chúng ném người vào kiết sanh, hay như tên cướp bị quân lính theo đuổi, vì chúng bị các khổ sanh tử theo đuổi, hay như hột cây độc, vì nó làm nhân cho sự tiếp nối các uẩn, đem lại đủ thứ tai họa. Và sắc nên xem như bánh xe đao vì nó là dấu hiệu của các hiểm nguy. 

Nhưng vô vi giới thì nên xem là bất tử, Niết bàn, an ổn, vì đó là cái đối nghịch với mọi đau khổ. 

43. Ý thức giới nên xem như con khỉ trong rừng, vì nó không ở yên trên đối tượng, như con ngựa hoang, vì khó điều phục, như cây gậy tung lên không, vì sẽ rơi xuống, hay như vũ công trên sân khấu, vì nó mang hình dạng của đủ thứ cấu uế như tham và sân. 

Chương XV này, mô tả Xứ và Giới, trong Luận về Tuệ tu tập, trong Thanh tịnh đạo, được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành hoan hỉ. 

-ooOoo-
01a | 01b | 02 | 03a | 03b | 04a | 04b | 05 | 06 | 07a | 07b | 08a | 08b | 08c | 09a | 09b |
 10 | 11 | 12a | 12b | 13a | 13b | 14a | 14b | 15 | 16 | 17a | 17b | 17c | 17d |
 18 | 19 | 20a | 20b | 21a | 21b | 22 | 23 | Mục lục | Đầu trang
 
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Giác Đẳng, Chùa Pháp Luân, Texas,
đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, tháng 10-2001)

[Trở Về]
Thanh Tinh Dao - 15
Người Cư Sĩ                 [ Mục lục  ]                    [ Trở Về                [Trang chính]

 
Thanh Tịnh Ðạo
Luận sư Buddhaghosa (Phật Âm)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt

Chương XV
Mô Tả Về Xứ Và Giới
(Aryatana- Dhàtu - Niddesa)
-ooOoo-

A.- Mô Tả Về Xứ. 

1. Xứ là 12 xứ: nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỉ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. 

2. Sau đây sẽ trình bày về: ý nghĩa, tính chất, chỉ chừng ấy, thứ tự, chi tiết và tổng quát, cách nhìn. 

3. Về ý nghĩa: Vì nó thưởng thức (cakkhati) nên gọi là mắt (cakkhu), nghĩa là nó thưởng thức sắc pháp và chú ý đến chúng. Sắc (rùpa) là cái làm cho thấy được (rùpayati) nghĩa là, bằng cách trải qua một cuộc đối thay về tướng bên ngoài, nó làm hiện rõ một cái gì vốn ở trong tâm. Tai là cái nghe (sunati). Tiếng là cái được truyền đi (sappati), cái được thốt ra. Mũi (ghàna) là cái ngửi (gandhayati), ý nghĩa là, nó để lộ căn cứ vật lý của nó. Lưỡi (jivhà) là cái gợi lên (avhayati) đời sống (jìvita). Vị (rasa) là cái chúng sinh thưởng thức (rasanti). Thân (kàya) là nguồn gốc (àya) của các pháp xấu xa (kucchita) chịu chi phối của lậu hoặc. Nguồn gốc có nghĩa là nơi sanh khởi. Xúc (photthabha) là cái bị sờ chạm (phusiyati). Ý (mano) là cái đo lường (munati). Pháp (dhamma) là cái khiến cho tự tính nó được duy trì (dhàrayati). 

4. Về ý nghĩa tổng quát, thì xứ cần được hiểu như vậy vì nó phát động (àyatana), vì nó là phạm vi của những nguồn gốc (àya), và vì nó tiếp tục dẫn khởi những gì đã được phát động. 

Những tâm và tâm sở thuộc về một căn trần nào đó, như nhãn và sắc, bị phát động bởi nghiệp vụ riêng của chúng, chúng hoạt động, nỗ lực làm nhiệm vụ (thấy, nghe... ). Và những căn trần này cống hiến phạm vi cho những pháp này, những pháp là nguồn gốc. Và, bao lâu nỗi khổ này, cái khổ đã tiếp diễn qua vòng luân hồi thừ vô thỉ, đã bị phát động một cách rộng rãi như vậy, bao lâu nỗi khổ này không lùi bước, thì các pháp này (căn, trần) cứ mãi mãi tiến về trước, phát sinh trở lại, 

5. Lại nữa, xứ cần hiểu là trú xứ, chỗ chứa, chỗ gặp gỡ, sanh xứ và nguyên nhân. Vì như thế gian nói "xứ của lãnh chúa", xứ là trú xứ. Và mỏ vàng bạc cũng gọi là xứ, nên xứ là cái mỏ. Trong đoạn kinh: "Và như vậy, ở trong lạc xứ, những chư thiên bay trong hư không hầu hạ vị ấy" (A. iii, 43), thì chữ xứ có nghĩa là nơi gặp gỡ, và trong câu "Ðất phương nam là xứ của súc sinh" thì xứ là nơi sinh sản. Còn trong câu "Vị ấy có khả năng chứng được điều ấy, mỗi khi có xứ sở (ayatana)" thì xứ là nguyên nhân. 

6. Và những tâm và tâm sở khác nhau này ở nơi con mắt, vv. vì hiện hữu tùy thuộc vào đó, nên mắt vv. là trú xứ cho chúng. Chúng lui tới thường xuyên mắt, vv. vì lấy mắt vv. làm điểm tựa vật chất và làm đối tượng, nên mắt, tai... là chỗ chứa của chúng. Và mắt, tai... là nơi gặp gỡ, vì chúng gặp gỡ tại căn này hay khác, sử dụng căn làm điểm tựa vật lý, cửa và đối tượng. Mắt, tai... là sanh xứ (của các tâm, tâm sở tương ứng) vì chúng chỉ sanh khởi tại đấy, lấy mắt tai... làm điểm tựa vật lý và làm đối tượng. Mắt, tai còn là lý do của chúng, vì chúng vắng mặt khi vắng mặt các căn vật lý này. 

7. Vì những nghĩa trên, những pháp này được gọi là xứ với nghĩa trú xứ, chỗ chứa, nơi gặp gỡ, sanh xứ và lý do. 

Do vậy, vì nó là con mắt và là một căn cứ nên gọi là nhãn xứ, ... vì chúng là những tâm pháp và là căn cứ nên gọi là pháp xứ. 

Trên đây là trình bày ý nghĩa của xứ. 

8. Ðặc tính: Lại nữa, ta cũng cần trình bày về đặc tính của 12 xứ nói trên. Nhưng đặc tính này đã được nói ở phần mô tả các uẩn, Chương XIV, đoạn 37. 

9. Về sự "chỉ chừng ấy": có nghĩa rằng mắt vv. cũng là tâm pháp, vậy tại sao nói 12 xứ thay vì chỉ cần nói "pháp xứ"? Chính là để định rõ căn trần trong việc sanh khởi sáu nhóm thức. Và ở đây chúng được nói có 12, vì khi định như vậy, chúng được xếp thành 12 loại. 

10. Vì chỉ có nhãn xứ là cửa sanh khởi, chỉ có sắc xứ là đối tượng của tâm uẩn gồm trong một tâm lộ trình chứa đựng nhãn thức. Các xứ khác (trong 12) đối với các thức khác cũng thế. Nhưng chỉ có một phần của ý xứ, tức tâm hữu phần, là cửa sanh khởi, và chỉ có pháp xứ không chung cho tất cả, là đối tượng của nhóm thức thứ sáu. 

[Chú thích: "tức tâm hữu phần" là cái sanh khởi hai lượt trong trạng thái giao động (xem đoạn 46 Chương XIV). Sự tác ý hay hướng tâm chỉ sanh khởi tiếp theo sự giao động của hữu phần. Như vậy tâm hữu phần là cái cửa của sự khởi tâm, khi ta xem nó là lý do cho sự tác ý. "Không chung cho tất cả"có nghĩa là không chung cho nhãn thức và những thứ còn lại. -- Pm. 510.- Xem M. i, 293. ]
Bởi thế chúng được gọi là 12 xứ vì chúng hạn định cửa và đối tượng cho sự sanh khởi sáu nhóm thức. Ðây là giải thích tại sao chỉ có chừng ấy. 

11. Về thứ tự: Ở đây cũng thế, trong những thứ tự được nói trong chương 14, đoạn 211, chỉ có thứ tự giáo lý là thích hợp. Con mắt được dạy trước về nội xứ, bởi nó rõ rệt, nó có đối tượng là cái hữu kiến, hữu đối. Kế đến là nhĩ xứ vv. có đối tượng là cái vô hình, hữu đối. Hoặc, nhãn xứ và nhĩ xứ được dạy trước, trong số các nội xứ, vì chúng có lợi ích lớn là làm nhân cho sự thấy và nghe Vô tỉ (incomparable). Kế đến là ba xứ khởi từ tỉ. Và ý xứ được dạy sau chót vì nó có năm đối tượng của năm giác quan trước làm cơ sở. Nhưng trong số những ngoại xứ, thì sắc xứ, vv. được dạy kế tiếp nhãn xứ, vv. vì chúng tuần tự làm chỗ lui tới cho nhãn xứ, vv. 

12. Lại nữa, thứ tự chúng có thể được hiểu là thứ tự theo đó những lý do cho thức sanh khởi được định rõ. Kinh nói:" Do con mắt và sắc mà nhãn thức sanh... Do ý và pháp nà ý thức sanh" (M. i, 111). 

13. Tóm tắt và chi tiết: tóm tắt, thì 12 xứ chỉ là danh sắc, vì ý xứ và một phần của pháp xứ gồm trong danh, còn lại các xứ khác đều là sắc. 

14. Nhưng nói chi tiết, thì trước hết về nội xứ, nhãn xứ kể về loại, thì nó chỉ là tịnh sắc, nhưng khi nó được phân loại theo điều kiện, sanh thú, sanh loại, vv thì có vô vàn sai biệt. Cũng vậy bốn xứ kia. Và ý xứ khi phân loại theo các tâm thiện, bất thiện, dị thục, duy tác, thì có 89 loại, hoặc 121 loại, nhưng khi phân theo căn, sự tiến hóa, vv. thì có vô số sai khác. Sắc thanh hương vị xứ có vô lượng sai biệt khi phân theo sự bất đồng, theo duyên (nghiệp, tâm, thời tiết, đồ ăn) vv. Xúc xứ có ba loại là gồm địa giới, hỏa và phong giới. Nhưng khi phân theo duyên vv. thì có nhiều sai biệt. Pháp xứ có nhiều loại khi phân theo tự tính của thọ, tưởng, hành, tế sắc và Niết bàn. 

[ Chú thích: "tiến hóa" là khó tiến mau đắc, dễ tiến lâu đắc, khó tiến lâu đắc, và dễ tiến mau đắc. "v.v." chỉ thiền, sự ưu thắng, cảnhgiới, đối tượng, vv.]
Ðấy là trình bày về tổng quát và chi tiết. 

15. Về sự "cần được thấy như thế nào": Tất cả xứ hữu vi cần xem như không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Vì trước khi chúng sanh khởi chúng không từ đâu mà đến, và sau khi chúng tàn tạ chúng không đi đến đâu. Trái lại, trước khi sanh, chúng không có tự tánh, mà sau khi diệt, tự tánh chúng hoàn tòan tan rã. Và chúng sanh khởi không có chủ tể, vì hiện hữu tùy thuộc vào những "duyên" (điều kiện), và giữa quá khứ và vị lai. Lại nữa, chúng cần được xem như vô tình. Con mắt và sắc không nghĩ rằng: "Mong nhãn thức sẽ sanh khởi do sự gặp gỡ giữa đôi ta". Với tư cách là căn môn và đối tượng, chúng bất cần đến sự khơi dậy ý thức. Trái lại định luật tuyệt đối là, nhãn thức vv. khởi lên cùng với sự gặp gỡ của mắt và sắc pháp. 

16. Lại nữa, các nội xứ cần được xem như một khu làng trống rỗng, vì chúng không có thường, lạc và ngã. Những ngoại xứ cần được xem như những kẻ cướp bóc làng mạc, vì chúng đột nhập nội xứ . Kinh nói: "Này các tỷ kheo, con mắt bị các sắc pháp đáng ưa và khó chịu nhiễu loạn." (S. iv, 175) Lại nữa, saú nội xứ nên xem như saú con vật, và saú ngoại xứ nên xem như chỗ lui tới của những con vật ấy. 

Trên đây là trình bày 12 xứ cần được thấy như thế nào. 

Ðấy là giải thích chi tiết về Xứ. 

B.- Mô Tả Về Giới 

17. Kế tiếp uẩn, xứ là Giới (xem Chương XIV, đ. 32) gồm 18 giới là: nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỉ giới, hương giới, tỉ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. 

18. Sau đây sẽ trình bày các mục: một ý nghĩa, hai đặc tính, vv. ba thứ tự, bốn chỉ chừng ấy, năm cách tính, sáu các điều kiện, bảy nên xem như thế nào. 

19. Về ý nghĩa: ý nghĩa riêng biệt xem đoạn 3 ở trên. Ý nghĩa tổng quát thì giới có những nghĩa: lựa riêng ra (vidahati), thích hợp với (dhìvate), sự lựa riêng (vidhàna), nó được lựa riêng (vìdhiyate) nhờ phương tiện ấy, nó làm cho tách riêng, do đó gọi là giới (dhàtu). 

20. Những giới thuộc thế gian, khi định nghĩa theo sử dụng của chúng, lựa ra nỗi khổ của vòng luân hồi thuộc nhiều loại, như các kim loại khác nhau. Những giới ấy thích hợp với chúng sinh, như gánh nặng thích hợp cho người mang nó, và vì chúng được mang (dhàriyanti) nên gọi là dhàtu, giới. Và chúng chỉ là sự lựa riêng nỗi khổ, không có một chủ quyền nào được thi hành trên chúng. Bốn là, do chúng làm khí cụ, nỗi khổ vòng tái sinh cứ tiếp tục được lựa ra bởi loài hữu tình. Năm là, nỗi khổ được lựa ra, được làm cho thích ứng với các giới ấy, được đặt vào các giới ấy. Bởi vậy mỗi thứ kể từ con mắt, trong 18 thứ nói trên, được gọi là một giới theo những nghĩa đã nói trên. 

21. Lại nữa, trong khi cái ngã của Luận sư ngoại đạo nói kỳ thực là phi hữu, không tự tính, thì những giới này không vậy. Trái lại, sở dĩ gọi là giới vì chúng khiến cho tự tính của một sự vật được mang theo (dhàtu do chữ dhàreti là "mang"). Và cũng như trong thế gian, những thành tố nhiều màu của ngọc thạch như khoáng chất màu xanh lục, màu vàng, ... được gọi là dhàtu, cũng thế mắt vv. gọi là giới vì là thành tố của tri thức và cái khả tri. Hoặc, cũng như danh từ chung dùng chỉ tập thể chất lỏng, máu huyết vv... là thành tố của cái tập thể gọi là xác thân mặc dù những thành tố ấy có khác nhau về đặc tính. Cũng thế, danh từ chung giới dùng để chỉ những thành phần của cái tự ngã gọi là ngũ uẩn, vì 18 thứ kể từ con mắt, khi phân biệt ra thì có sự khác nhau về đặc tính. 

22. Lại nữa, "giới" là danh từ dùng để chỉ cái không có linh hồn hay tự ngã, và chính vì mục đích loại bỏ ngã tưởng mà đức Thế tôn dạy về các giới trong những đoạn kinh như "Này các tỷ kheo, con người này có sáu yếu tố" (M. iii, 239). Bởi vậy ở đây cần hiểu rằng vì nó là con mắt và là một giới nên gọi là nhãn giới, ... nó là ý thức và là giới nên gọi là ý thức giới. 

23. Về đặc tính, v.v.: Sự trình bày ở đây cũng thế, cần dược hiểu như đã mô tả trong phần Uẩn (Chương XIV, đ. 37) 

24. Về thứ tự: Trong các thứ tự sinh khởi, vv. kể trên (Ch. XIV, 211), chỉ có thứ tự giáo lý là thích hợp ở đây. Giáo lý được giảng dạy theo thứ tự nhân quả. Hai thứ mắt và sắc (nhãn giới và sắc giới) là nhân, nhãn thức giới là quả. Tương tự, với các giới khác. 

25. Về số lượng "chỉ chừng ấy": Ðiều muốn nói đây là, trong nhiều kinh và luận, có những giới sau đây và những giới khác nữa thường được đề cập: quang giới, sắc (đẹp) giới, không vô biên xứ giới, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tuởng xứ giới, diệt thọ tưởng giới (S. ii, 150), dục giới, sân giới, hại giới, yểm ly giới, vô sân giới, vô hại giới (Vbh. 86), thân lạc giới, thân khổ giới, hỉ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới (Vbh. 85), phát cần giới, dõng mãnh giới, tinh cần giới, (S. v, 66); hạ liệt giới, trung bình giới, siêu việt giới (D. iii, 215); địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới, (Vbh. 82), hữu vi giới, vô vi giới, (M. ii, 63); thế giới của nhiều loại giới khác nhau (M. i, 70) - Vậy thì tại sao sự phân loại ở dây chỉ có 18 giới? Vì đứng về phương diện tự tính mà nói, thì tất cả giới hiện hữu đều bao gồm trong sự phân loại này. 

26. Sắc pháp chính là quang giới. Thẩm mỹ giới gắn liền với sắc pháp, tại vì đó là dấu hiệu của cái đẹp. Cái đẹp là thẩm mỹ giới, và giới này không hiện hữu riêng biệt với sắc pháp, vv. Hoặc, vì sắc pháp vv. những đối tượng gồm thiện dị thục, quả báo, chính chúng là thẩm mỹ giới, nên đó chỉ là sắc pháp, vv. Về không vô biên xứ, vv. chỉ có tâm thức là ý thức giới, còn những thứ còn lại đều là pháp giới; diệt thọ tưởng giới thì không hiện hữu kể như tự tính, vì chỉ là sự diệt tận của hai giới là ý thức giới và pháp giới, vì đó là sự chấm dứt sanh tâm ở vô sắc thứ tư. 

27. Dục giới thì hoặc chỉ là pháp giới như kinh nói:"Ở đây, gì là dục giới? Ðó là tầm tứ... là tư duy liên hệ đến dục" (Vbh. 86), hoặc đó là 18 giới như kinh nói:" Lấy địa ngục A tỳ làm hạn giới phía dưới và cõi Tha hóa tự tại làm hạn giới phía trên, các uẩn, giới, xứ, sắc, thọ, tưởng, hành và thức ở trung gian, thuộc ở đây, đều bao gồm trong này: đây gọi là dục giới."(Vbh. 86) 

28. Viễn ly giới là pháp giới, do đoạn:" Lại nữa, tất cả thiện pháp đều là viễn ly giới" (Vbh. 86) đó cũng là ý thức giới. Các giới sân, hại, vô sân, vô hại, thân lạc, thân khổ, hỷ, ưu, xả, vô minh, phát cần, dõng mãnh, tinh tấn, cũng là pháp giới. 

29. Những giới hạ trung thượng chính là 18 giới vì mắt hạ liệt là hạ liệt giới, mắt trung bình và thượng lưu là trung và thượng giới. Nhưng nói theo nghĩa đen, thì bất thiện pháp giới và ý thức giới là giới hạ liệt, cả hai giới này nếu là thiện thế gian hay bất định thế gian, và nhãn giới, vv. là trung giới; nhưng pháp giới siêu thế và ý thức giới siêu thế là thượng giới. 

30. Ðịa, hỏa, phong giới là xúc giới, thủy giới và không giới chỉ là pháp giới; thức giới là nói tóm tắt bảy thức kể từ nhãn thức. 

31. Mười bảy giới trước và một phần của pháp giới là hữu vi giới, nhưng vô vi giới là một phần của pháp giới mà thôi. "Thế giới của nhiều loại giới" thì chỉ là những gì đã được chia thành 18 giới. Bởi thế, chỉ 18 giới đuợc nói vì về tự tính, tất cả giới hiện hữu đều bao gồm trong cách phân loại này. 

32. Lại nữa, chúng được nói có 18 vì mục đích trừ bỏ cái tưởng thường có nơi người thấy ngã trong tâm thức, mà tự tính là nhận biết. Do đó đức Thế tôn vì muốn loại trừ cái tưởng bền chắc về ngã, đã nói có 18 giới, làm cho những người ấy thấy rõ không những tính cách đa tạp của thức khi phân thành nhãn giới, nhĩ tỉ thiệt thân thức giới và ý, ý thức giới, mà còn thấy rõ tính chất vô thường của nó, nghĩalà lệ thuộc vào các duyên mắt và sắc ... 

33. Hơn nữa vì xét đến khuynh hướng của những người cần được giáo hóa, và để thích hợp với cá tính họ bằng sự giảng dạy không quá vắn tắt cũng không quá chi tiết, 18 giới đã được nói. 

34. Về cách tính: nhãn giới trước hết được tính là một pháp theo loại, nghĩa là mắt tịnh sắc. Cũng vậy tai mũi lưỡi thân sắc thanh hương và vị, Những thứ này được kể là tai tịnh sắc vv. (Ch. XIV, 37) Nhưng xúc giới kể là ba pháp địa hỏa phong. Nhãn thức giới được kể là hai pháp, thiện và bất thiện dị thục, cũng vậy thức giới của tai mũi lưỡi và thân. Ý giới được kể là ba pháp tức ngũ môn hướng tâm (70), dị thục tiếp thọ tâm thiện (39) và bất thiện (55). Pháp giới là 20 món gồm ba uẩn vô sắc, 16 tế sắc, và vô vi giới (Vbh. 88). Ý thức giới được kể là 76 món, gồm những tâm thiện bất thiện và bất định còn lại. 

35. Duyên: Nhãn giới là một duyên theo sáu cách cho nhãn thức giới: ly khứ duyên, tiền sanh duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên, y chỉ duyên và căn duyên. Sắc giới là một duyên cho nhãn thức giới theo bốn cách: tiền sanh duyên, hữu duyên, bất ly khứ duyên, và sở duyên duyên. Tương tự, với nhĩ giới và thanh giới đối với nhĩ thức giới vv. 

36. Ý giới tác ý (70) là một duyên theo năm cách: sở duyên thân y, vô gián thân y, vô hữu duyên, ly khứ duyên, và tự nhiên thân y cho năm giới từ nhãn thức giới. Và năm giới này cũng vậy đối với ý giới tiếp thọ tâm (39, 55). Cũng vậy ý giới tiếp thọ tâm đối với ý thức giới suy đạt tâm (40, 41, 56). Ý thức giới suy đạt tâm cũng vậy đối với ý thức giới quyết định tâm (71). Ý thức giới quyết định tâm cũng vậy đối với ý thức giới tốc hành tâm. Nhưng ý thức giới tốc hành tâm là một duyên, kể như sáu duyên gồm năm đã kể thêm tập hành duyên, cho ýthức giới tốc hành kế tiếp. 

Trên đây là đường lối trong trường hợp năm căn môn. 

37. Nhưng trong trường hợp ý môn thì, ý thức giới hữu phần là một duyên theo năm cách đã nói, cho ý thức giới hướng tâm (tác ý) (71). Và ý thức giới tác ý này là một duyên cho ý thức giới tốc hành tâm. 

38. Pháp giới là một duyên cho bảy thức giới theo nhiều cách: câu sanh, hỗ tương, y chỉ, tương ưng, hữu duyên, bất ly khứ, vv. Nhãn giới, vv. và một vài pháp giới là những duyên kể như sở duyên, cho một số ý thức giới. 

39. Và không những mắt và sắc là duyên cho nhãn thức giới, mà còn ánh sáng, vv. cũng vậy. Do đó cổ đức nói: "Nhãn thức sanh do duyên mắt, sắc pháp, ánh sáng và sự chú ý. Nhĩ thức sanh do duyên lỗ tai, tiếng, khoảng trống và sự tác ý. Tỉ thức sanh do duyên mũi, mùi, không gian và sự tác ý, thiệt thức sanh do duyên lưỡi, vị, nước và tác ý. Thân thức sanh do duyên thân, chạm xúc, địa giới và tác ý. Ý thức sanh do duyên tâm hữu phần, pháp và tác ý." 

Ðấy là nói lược, các loại duyên sẽ được giải thích chi tiết trong phần nói về Duyên khởi (Chương XVII). 

40. Cần được nhìn như thế nào: Tất cả pháp hữu vi cần được xen như tách biệt với quá khứ và vị lai, như trống rỗng, không lâu bền, không đẹp, không vui thú, không có tự ngã, và hiện hữu tùy thuộc các duyên (điều kiện). 

41. Riêng từng cái, thì nhãn giới nên xem như cái mặt trống, sắc giới như dùi trống, nhãn thức giới như tiếng trống. Cũng vậy nhãn giới nên xem như mặt gương, sắc pháp như cái mặt, nhãn thức giới như bóng trong gương phản chiếu cái mặt... Hoặc nhãn giới như mía hay mè, sắc giới như cái xay mía, mè, nhãn thức giới như nước mía, dầu mè. Nhãn giới như que củi phần dưới, sắc giới như que củi phần trên, nhãn thức giới như ngọn lửa. Cũng vậy là nhĩ giới, vv. 

42. Nhưng ý giới thì nên xem như tiền đạo và kẻ theo sau nhãn thức, vv. khi sanh khởi. 

Còn về pháp giới, thì thọ uẩn nên xem như mủi tên, như cọc nhọn, tưởng và hành uẩn như bệnh, vì liên hệ với mủi tên thọ uẩn. Hoặc, tưởng của phàm phu như nắm tay trống rỗng, vì nó phát sinh đau khổ do thất vọng (ước muốn bị trái ngang), hay như con nai rừng đối với người bù nhìn, bởi nó thấy tướng một cách sai lạc. Và hành uẩn như kẻ ném người ta vào hố than hừng, vì chúng ném người vào kiết sanh, hay như tên cướp bị quân lính theo đuổi, vì chúng bị các khổ sanh tử theo đuổi, hay như hột cây độc, vì nó làm nhân cho sự tiếp nối các uẩn, đem lại đủ thứ tai họa. Và sắc nên xem như bánh xe đao vì nó là dấu hiệu của các hiểm nguy. 

Nhưng vô vi giới thì nên xem là bất tử, Niết bàn, an ổn, vì đó là cái đối nghịch với mọi đau khổ. 

43. Ý thức giới nên xem như con khỉ trong rừng, vì nó không ở yên trên đối tượng, như con ngựa hoang, vì khó điều phục, như cây gậy tung lên không, vì sẽ rơi xuống, hay như vũ công trên sân khấu, vì nó mang hình dạng của đủ thứ cấu uế như tham và sân. 

Chương XV này, mô tả Xứ và Giới, trong Luận về Tuệ tu tập, trong Thanh tịnh đạo, được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành hoan hỉ. 

-ooOoo-
01a | 01b | 02 | 03a | 03b | 04a | 04b | 05 | 06 | 07a | 07b | 08a | 08b | 08c | 09a | 09b |
 10 | 11 | 12a | 12b | 13a | 13b | 14a | 14b | 15 | 16 | 17a | 17b | 17c | 17d |
 18 | 19 | 20a | 20b | 21a | 21b | 22 | 23 | Mục lục | Đầu trang
 
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Giác Đẳng, Chùa Pháp Luân, Texas,
đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, tháng 10-2001)

[Trở Về]