Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関  

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Hoàng Long[1] Tam Quan  -   黄龍三関

của Vô Lượng Tôn Thọ

Ngã thủ hà tự Phật thủ,
Mạc
[2]đắc chẩm thượng bối hậu.
Bất giác đại tiếu ha ha,
Nguyên lai thông thân thị thủ.

我 手 何 似 仏 手

摸 得 枕 上 背 後

不 覚 大 笑 呵 呵

元 来 通 身 是 手

(Tay ta giống chăng tay Phật? Biết quành sau chỗ gối đầu. Bất giác cười lớn ha ha. Nguyên lai toàn thân tay cả).

Ngã cước hà tự lư cước,
Vị cử bộ thì đạp trước.
Nhất nhiệm tứ hải hoành hành,
Đảo khóa
[3] Dương Kỳ Tam Cước[4].

我 脚 何 似 驢 脚

未 挙 歩 時 踏 著

一 任 四 海 横 行

倒 跨 陽 岐 三 脚

(Chân ta có phải chân lừa? Chưa đi sao đà khắp chốn! Bốn biển ngang dọc tung hoành. Cưỡi ngược con lừa ba cẳng).

Nhân nhân hữu cá sinh duyên,
Các các thấu triệt cơ tiên.
Na Tra tách cốt hoàn phụ,
Ngũ Tổ khởi tạ gia duyên!

人 人 有 個 生 縁

各 各 透 徹 機 先

那 咤[5] 析 骨 還 父

五 祖 豈藉 爺 縁

(Mọi người đều có sinh duyên. Thấu triệt tất cả cơ thiền. Na Tra lóc xương trả bố [6]. Ngũ Tổ há cậy cha mình! [7]).

Mạc quái Vô Môn Quan hiểm,
Kết tận nạp tử thâm oan.

莫 怪 無 門 関 険

結 尽 納 子 深 冤

(Chớ bảo ải Không Cửa hiểm. Đừng ôm lòng oán nhà thiền)

Thụy Nham cận nhật hữu Vô Môn,
Xuyết
[8] hướng thằng sàng phán cổ kim.
Phàm thánh lộ đầu câu tiệt đoạn
[9],
Kỷ đa bàn chập
[10] khởi lôi âm.

瑞 巌 近 日 有 無 門

掇 向 縄 床 判 古 今

凡 聖 路 頭 倶 截断

幾 多 蟄 蟠 起 雷 音

 

(Chùa Thụy Nham nay mời Hòa Thượng Vô Môn đến giảng. Chuyện xưa tích cũ, không chừa phàm thánh, đem từng cái một, mổ xẻ suy xét (với mọi người) cho thật tỏ tường. Để được xem rắn rết đang ẩn nấp sẽ hóa rồng, gây ra sấm động, thích thú nhường nào).

Thỉnh Vô Môn thủ tòa lập tăng[11], sơn kệ phụng tạ.

Thiệu Hưng Canh Dần Quý Xuân, Vô Lượng Tôn Thọ thư.

(Xin gửi bài kệ quê kệch thay cho một lễ cảm ơn Hòa thượngVô Môn đã đến làm thủ tòa. Năm Canh Dần, niên hiệu Thiệu Định (tức 1230)[12], tháng 3 âm lịch).

Vô Lượng Tôn Thọ[13].


 


[1] Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069), thiền sư Bắc Tống. Thủy tổ của phái Hoàng Long thuộc tông Lâm Tế. Nhận pháp tự của Thạch Sương Sở Viên (98-1040). Có để lại Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư Ngữ Lục 1 quyển và Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư Thư Xích Tập 1 quyển. Tiểu sử có chép ở Tục Đăng Lục quyển 7, Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 17. Hoàng Long Tam quan là 3 công án nổi danh của ông (1-Tay Phật, 2- Con lừa 3 cẳng và 3- Sinh duyên). Xin tham khảo lời Ryômin bàn trong tắc 48 Càn Phong nhất lộ.

[2] Mạc: mò mẫm, dò dẫm.

[3] Khóa: cưỡi. Đảo khóa: Cưỡi ngược.

[4] Trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục có kể chuyện một học tăng hỏi Dương Kỳ Phương Hội Phật là gì thì ông đáp là con lừa 3 cẳng. Nó đùa chơi, khua vó nhảy lóc cóc mà đi (tam cước lử tử, lộng chủng nhi hành). Do đó tông phong của Dương Kỳ được gọi là Con lừa 3 cẳng (Tam cước lư tử). 

[5] Tra: Nguyên văn không có bộ Miên. Tạm dùng vì chữ này không có trong bộ chữ của người dịch.

[6] Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 2, chương nói về Tây Thiên Đông Độ Ứng Hóa Thánh Hiền có kể chuyện Na Tra lóc thịt trả mẹ, lóc xương trả bố. Sau đó phát huy dược đại thần thông, thuyết pháp cho cha mẹ.Ý nói người nào thoát khỏi ràng buộc phụ mẫu, nhiên hậu mới tìm thấy bản thân. 

[7] Tương truyền Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Mãn (602-675) kiếp trước là một ông già có tên là Tài Tùng Đạo Giả (Ông lão đạo trồng tùng) vì muốn trẻ lại để kịp nghe pháp do Tứ Tổ Đạo Tín giảng, bèn chết đi và (không cần có bố) tự mình chui vào bụng một người đàn bà để được sinh ra trở lại.

[8] Xuyết: chọn lựa. Thằng sàng: chỗ nghĩ ngơi (của khách).

[9] Tiệt đoạn: cưa, chặt đứt đôi.

[10] Bàn chập: loại rắn rết ngủ dưới đất qua mùa đông, có thể hóa rồng. Kinh Dịch chương Hệ Từ có chữ: Long xà chi chập dĩ tồn thân dã. (Rắn rết ngủ dưỡng thân chờ thời hóa long).

[11] Lập tăng thủ tòa: nhà tu có danh tiếng được mời đến chủ trì việc diễn giảng.

[12] Bài kệ này viết 2 năm sau ngày Hòa thượng Vô Môn Huệ Khai hoàn tất và viết Hậu Tự cho Vô Môn Quan.

[13] Vô Lương Tôn Thọ (không rõ năm sinh năm mất), thiền gia phái Đại Huệ thuộc tông Lâm Tế.Nhận pháp tự của Nham Sơn Sư Thụy (cũng không rõ năm sinh năm mất). Để lại Nhật Dụng Thanh Qui 1 quyển. Tiểu sử có trong Tục Truyền Đăng Lục quyển 35, Ngũ Đăng Nghiêm Thống quyển 22.


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関  

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Hoàng Long[1] Tam Quan  -   黄龍三関

của Vô Lượng Tôn Thọ

Ngã thủ hà tự Phật thủ,
Mạc
[2]đắc chẩm thượng bối hậu.
Bất giác đại tiếu ha ha,
Nguyên lai thông thân thị thủ.

我 手 何 似 仏 手

摸 得 枕 上 背 後

不 覚 大 笑 呵 呵

元 来 通 身 是 手

(Tay ta giống chăng tay Phật? Biết quành sau chỗ gối đầu. Bất giác cười lớn ha ha. Nguyên lai toàn thân tay cả).

Ngã cước hà tự lư cước,
Vị cử bộ thì đạp trước.
Nhất nhiệm tứ hải hoành hành,
Đảo khóa
[3] Dương Kỳ Tam Cước[4].

我 脚 何 似 驢 脚

未 挙 歩 時 踏 著

一 任 四 海 横 行

倒 跨 陽 岐 三 脚

(Chân ta có phải chân lừa? Chưa đi sao đà khắp chốn! Bốn biển ngang dọc tung hoành. Cưỡi ngược con lừa ba cẳng).

Nhân nhân hữu cá sinh duyên,
Các các thấu triệt cơ tiên.
Na Tra tách cốt hoàn phụ,
Ngũ Tổ khởi tạ gia duyên!

人 人 有 個 生 縁

各 各 透 徹 機 先

那 咤[5] 析 骨 還 父

五 祖 豈藉 爺 縁

(Mọi người đều có sinh duyên. Thấu triệt tất cả cơ thiền. Na Tra lóc xương trả bố [6]. Ngũ Tổ há cậy cha mình! [7]).

Mạc quái Vô Môn Quan hiểm,
Kết tận nạp tử thâm oan.

莫 怪 無 門 関 険

結 尽 納 子 深 冤

(Chớ bảo ải Không Cửa hiểm. Đừng ôm lòng oán nhà thiền)

Thụy Nham cận nhật hữu Vô Môn,
Xuyết
[8] hướng thằng sàng phán cổ kim.
Phàm thánh lộ đầu câu tiệt đoạn
[9],
Kỷ đa bàn chập
[10] khởi lôi âm.

瑞 巌 近 日 有 無 門

掇 向 縄 床 判 古 今

凡 聖 路 頭 倶 截断

幾 多 蟄 蟠 起 雷 音

 

(Chùa Thụy Nham nay mời Hòa Thượng Vô Môn đến giảng. Chuyện xưa tích cũ, không chừa phàm thánh, đem từng cái một, mổ xẻ suy xét (với mọi người) cho thật tỏ tường. Để được xem rắn rết đang ẩn nấp sẽ hóa rồng, gây ra sấm động, thích thú nhường nào).

Thỉnh Vô Môn thủ tòa lập tăng[11], sơn kệ phụng tạ.

Thiệu Hưng Canh Dần Quý Xuân, Vô Lượng Tôn Thọ thư.

(Xin gửi bài kệ quê kệch thay cho một lễ cảm ơn Hòa thượngVô Môn đã đến làm thủ tòa. Năm Canh Dần, niên hiệu Thiệu Định (tức 1230)[12], tháng 3 âm lịch).

Vô Lượng Tôn Thọ[13].


 


[1] Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069), thiền sư Bắc Tống. Thủy tổ của phái Hoàng Long thuộc tông Lâm Tế. Nhận pháp tự của Thạch Sương Sở Viên (98-1040). Có để lại Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư Ngữ Lục 1 quyển và Hoàng Long Huệ Nam Thiền Sư Thư Xích Tập 1 quyển. Tiểu sử có chép ở Tục Đăng Lục quyển 7, Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 17. Hoàng Long Tam quan là 3 công án nổi danh của ông (1-Tay Phật, 2- Con lừa 3 cẳng và 3- Sinh duyên). Xin tham khảo lời Ryômin bàn trong tắc 48 Càn Phong nhất lộ.

[2] Mạc: mò mẫm, dò dẫm.

[3] Khóa: cưỡi. Đảo khóa: Cưỡi ngược.

[4] Trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục có kể chuyện một học tăng hỏi Dương Kỳ Phương Hội Phật là gì thì ông đáp là con lừa 3 cẳng. Nó đùa chơi, khua vó nhảy lóc cóc mà đi (tam cước lử tử, lộng chủng nhi hành). Do đó tông phong của Dương Kỳ được gọi là Con lừa 3 cẳng (Tam cước lư tử). 

[5] Tra: Nguyên văn không có bộ Miên. Tạm dùng vì chữ này không có trong bộ chữ của người dịch.

[6] Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 2, chương nói về Tây Thiên Đông Độ Ứng Hóa Thánh Hiền có kể chuyện Na Tra lóc thịt trả mẹ, lóc xương trả bố. Sau đó phát huy dược đại thần thông, thuyết pháp cho cha mẹ.Ý nói người nào thoát khỏi ràng buộc phụ mẫu, nhiên hậu mới tìm thấy bản thân. 

[7] Tương truyền Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Mãn (602-675) kiếp trước là một ông già có tên là Tài Tùng Đạo Giả (Ông lão đạo trồng tùng) vì muốn trẻ lại để kịp nghe pháp do Tứ Tổ Đạo Tín giảng, bèn chết đi và (không cần có bố) tự mình chui vào bụng một người đàn bà để được sinh ra trở lại.

[8] Xuyết: chọn lựa. Thằng sàng: chỗ nghĩ ngơi (của khách).

[9] Tiệt đoạn: cưa, chặt đứt đôi.

[10] Bàn chập: loại rắn rết ngủ dưới đất qua mùa đông, có thể hóa rồng. Kinh Dịch chương Hệ Từ có chữ: Long xà chi chập dĩ tồn thân dã. (Rắn rết ngủ dưỡng thân chờ thời hóa long).

[11] Lập tăng thủ tòa: nhà tu có danh tiếng được mời đến chủ trì việc diễn giảng.

[12] Bài kệ này viết 2 năm sau ngày Hòa thượng Vô Môn Huệ Khai hoàn tất và viết Hậu Tự cho Vô Môn Quan.

[13] Vô Lương Tôn Thọ (không rõ năm sinh năm mất), thiền gia phái Đại Huệ thuộc tông Lâm Tế.Nhận pháp tự của Nham Sơn Sư Thụy (cũng không rõ năm sinh năm mất). Để lại Nhật Dụng Thanh Qui 1 quyển. Tiểu sử có trong Tục Truyền Đăng Lục quyển 35, Ngũ Đăng Nghiêm Thống quyển 22.


 

Trở về