Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

PHỤ LỤC

Thiền Châm[1] -  禅箴

Lời Răn Người Tu Thiền

 

Nếu răm rắp tuân theo qui củ, sẽ tự bó buộc mình mất hết tự do, còn như tung hoành bôn phóng, hẳn là ngoại đạo tà ma. Nếu chỉ biết để lòng lắng xuống lặng im trong suốt (mặc) sẽ chìm đắm trong sự trầm mặc thanh tịnh, còn tự ý hành động như bàng nhược vô nhân (chiếu) sẽ sa xuống vực sâu (tà thiền)[2]. Kẻ thường xuyên giữ cho mình trong trạng thái thức tỉnh giống như mang gông trên cổ, còn người mãi mê phân biệt thiện ác thì khác nào đang sống trong một thế giới lẫn lộn thiên đường địa ngục. Những ai muốn kiến Phật kiến Pháp đều bị bao vây bởi hai ngọn thiết sơn này [3]. Khi một niệm mới chớm, họ đã phải đã nương vào sự ý thức rõ ràng về nó [4] mà hành động, cho nên không khác gì tự đem linh hồn mình ra mà đùa bỡn.Người tĩnh tọa một chỗ là sống độc thiện trong hang hốc. Họ không dám tiến ra đằng trước, e vi phạm pháp qui mà chẳng dám thụt lại đằng sau, sợ phản bội tôn chỉ. Không tiến không thoái được, chỉ còn là một thây chết còn biết thở mà thôi. Thế thì, trên thực tế, phải hành thiền cách nào cho đúng? Trong cuộc đời hiện tại, các bạn hãy cố gắng tìm ra lời giải đáp để khỏi phải ôm một mối ưu tư vĩnh viễn!


 


[1] Châm: nguyên là kim dùng để chữa bệnh sau nói chung chỉ điều răn dạy.

[2] Tác giả lấy lập trường khán thoại thiền (thiền công án, Lâm Tế) để phê phán tọa thiền (chỉ quản đả tọa, chiếu mặc thiền) của phái Tào Động.

[3] Ý nói Thiết Luân Vi Sơn bao bọc Tu Di Sơn hay tam thiên thế giới, chỉ chung vũ trụ.

[4] Một giai đoạn tu hành của Niệm Giác Chi, một trong bảy phương pháp (Thật GiácChi) để tìm đến sự giác ngộ. Theo đó, phải tự giác thật rõ ràng khi có một niệm dấy lên để hướng dẫn mình đến hành động đúng đắn.

 


 

Trở về



Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

PHỤ LỤC

Thiền Châm[1] -  禅箴

Lời Răn Người Tu Thiền

 

Nếu răm rắp tuân theo qui củ, sẽ tự bó buộc mình mất hết tự do, còn như tung hoành bôn phóng, hẳn là ngoại đạo tà ma. Nếu chỉ biết để lòng lắng xuống lặng im trong suốt (mặc) sẽ chìm đắm trong sự trầm mặc thanh tịnh, còn tự ý hành động như bàng nhược vô nhân (chiếu) sẽ sa xuống vực sâu (tà thiền)[2]. Kẻ thường xuyên giữ cho mình trong trạng thái thức tỉnh giống như mang gông trên cổ, còn người mãi mê phân biệt thiện ác thì khác nào đang sống trong một thế giới lẫn lộn thiên đường địa ngục. Những ai muốn kiến Phật kiến Pháp đều bị bao vây bởi hai ngọn thiết sơn này [3]. Khi một niệm mới chớm, họ đã phải đã nương vào sự ý thức rõ ràng về nó [4] mà hành động, cho nên không khác gì tự đem linh hồn mình ra mà đùa bỡn.Người tĩnh tọa một chỗ là sống độc thiện trong hang hốc. Họ không dám tiến ra đằng trước, e vi phạm pháp qui mà chẳng dám thụt lại đằng sau, sợ phản bội tôn chỉ. Không tiến không thoái được, chỉ còn là một thây chết còn biết thở mà thôi. Thế thì, trên thực tế, phải hành thiền cách nào cho đúng? Trong cuộc đời hiện tại, các bạn hãy cố gắng tìm ra lời giải đáp để khỏi phải ôm một mối ưu tư vĩnh viễn!


 


[1] Châm: nguyên là kim dùng để chữa bệnh sau nói chung chỉ điều răn dạy.

[2] Tác giả lấy lập trường khán thoại thiền (thiền công án, Lâm Tế) để phê phán tọa thiền (chỉ quản đả tọa, chiếu mặc thiền) của phái Tào Động.

[3] Ý nói Thiết Luân Vi Sơn bao bọc Tu Di Sơn hay tam thiên thế giới, chỉ chung vũ trụ.

[4] Một giai đoạn tu hành của Niệm Giác Chi, một trong bảy phương pháp (Thật GiácChi) để tìm đến sự giác ngộ. Theo đó, phải tự giác thật rõ ràng khi có một niệm dấy lên để hướng dẫn mình đến hành động đúng đắn.

 


 

Trở về