Lời Tựa Thiền
Tông Vô Môn Quan của Huệ Khai
序:慧開
Chư Phật dạy cái
tâm thanh tĩnh mới là trọng
yếu[1]
còn pháp môn thì
không cần cửa cũng có thể
vào. Thế nhưng, nếu không có
cửa, làm sao đi xuyên qua. Còn
“theo cửa mà vào được
thì đâu biết của nhà là
quí”. Há không thấy “Cái
gì nhờ duyên mà đạt được
đều có lúc bắt đầu
và lúc chấm dứt, khi sinh thành
khi hủy hoại”, hay sao?
Những câu chuyện về
Phật tổ mà tôi thu thập ở
đây cũng vậy. Chúng giống
như làm cái việc không có
gió mà muốn dậy sóng, da thịt
đang lành lại đi rạch vết
thương[2].
Huống chi bám đuôi văn tự
hòng lý giải một điều gì
thì chẳng khác gì hươi
hèo đập mặt trăng hay gãi
ngứa ngoài giày. Như thế thì
làm sao tìm đến chân lý
được.
Huệ Khai tôi nhân mùa
an cư năm Thiệu Định nguyên
niên (Mậu Tý 1228), đến chỉ
đạo việc học tập cho tăng
chúng ở chùa Long Tường huyện
Đông Gia. Người theo học tùy
theo trình độ tu tập đã
đặt ra những câu hỏi cho trường
hợp cá biệt của mình. Nhân
đó, tôi mới lấy công án[3]
của người xưa trao
cho họ như viên ngói dùng để
gõ cửa[4]
và tùy theo căn cơ
của mỗi người mà hướng
dẫn. Trong khi tuyển chọn để ghi
chép lại, chẳng ngờ đúc
kết được một tập. Trước
vẫn không chủ tâm sắp xếp
theo thứ tự nào cả, toàn thể
cộng lại được 48 bài tập
(tắc), đặt cho nó cái tên
Vô Môn Quan. Nếu có ai thật tâm
quyết ý muốn tu thiền mà không
tiếc thân mệnh thì có thể
đi thẳng một lèo vào cánh
cửa này. Lúc đó thì có
lẽ Đại Lực Quỉ Vương có
ba đầu sáu tay như thái tử
Na Tra cũng không thể ngăn cản
được. Ngay cả 28 đời Phật
Tổ bên Thiên Trúc[5]
hay 6 đời tổ sư thiền
Trung Quốc[6]
nếu vướng phải đường
tiến của anh ta, chắc chỉ mong sao
thoát thân toàn mạng. Tuy nhiên,
nếu ngần ngừ một chút không
chọn con đường này thì sẽ
giống như người nhìn ngựa
phi qua song cửa, chỉ trong một nháy
mắt, không còn cơ hội bắt
kịp chân lý nữa.
Có lời tụng rằng:
Đại đạo vô
môn, Thiên sa vạn lộ. Thấu
đắc thử quan, Càn khôn độc
bộ.
大 道
無 門
千 差
有 路
透 得
此 關
乾 坤
獨 步
(Đường lớn không
cửa, Trăm vạn lối đi. Vượt
ải này rồi, Thong dong tùy
ý)
[1]
“Phật ngữ tâm”.
Câu nói nổi tiếng của Mã
Tổ Đạo Nhất (709-788) khi thị
chúng có chép lại trong ngữ
lục của ông. Theo đó tam thế
chư Phật (các Phật trong quá
khứ, hiện tại và vị lai) đều
dạy người đi tu phải tự
mình giữ cái tâm thanh tĩnh.
[2]
Câu nói thấy trong Cảnh
Đức Truyền Đăng Lục, chương
Vân Môn Văn Yển.
[3]
Nguyên công án có
nghĩa là án lệ khi xử kiện,
sau có nghĩa là lời nghị luận
đúng đắn của thánh hiền
xưa, dùng làm bài tập cho
người tu thiền theo đó mà
tự tìm cách giải đáp.
[4]
Ý nói ngói để gõ
cửa chân lý. Khi cửa mở ra
rồi, ngói thành vô dụng, chỉ
đáng vứt đi.
[5]
Từ Phật Đà đến
Đạt Ma.
[6]
Từ Đạt Ma đến Lục
Tổ Huệ Năng.
|