[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Tam: Kiến Ngưu (Thấy Trâu)

 

Tựa của Từ Viễn:

Tùng thanh đắc nhập, kiến xứ phùng nguyên.Lục căn môn trước trước vô sa, dụng dụng trung đầu đầu hiển lộ. Thủy trung diêm vị, sắc lư giao thanh. Tráp thướng mi mao. Đản phi tha vật.

 

Diễn ư:

Tai nương theo âm thanh t́m vào là được mà mắt cũng có thể bắt gặp căn nguyên ở chỗ ḿnh nh́n. Sáu giác quan tuy khác đấy nhưng con đường chúng đi nào có khác và điều đó đă biểu lộ qua mỗi một động tác hằng ngày. Như trong nước đă có muối, trong dụng cụ để vẽ đă có keo. Nếu bất thần giương mắt mà nh́n th́ biết rơ ràng nó không phải vật ǵ khác.

 

Phụ chú:

Kiến ngưu: Khi đang đi t́m th́ bỗng thấy dáng con trâu hiện ra rơ ràng.

Tùng thanh đắc nhập: Thanh tức là “giáo thanh ”, lời dạy dỗ bắt nguồn từ kinh điển. Đắc nhập là t́m ra được lối vào. Có câu “văn thanh ngộ đạo, kiến sắc minh tâm”, ư nói việc giác ngộ khi nghe được tiếng của đạo, thấy được sắc của tâm.  

Kiến xứ phùng nguyên: Ở chỗ đặt mắt vào, gặp được căn nguyên. Sách Mạnh Tử thiên Ly Lâu Hạ viết: “Thủ chi tả hữu, kỳ phùng nguyên” (Lấy được nó ở bên ḿnh, sẽ gặp căn nguyên) mà tả hữu có nghĩa là bên cạnh ḿnh. Trước khi “đắc ngưu” (được trâu), tiền đề phải là “phùng cừ” (gặp được hắn).

Lục căn môn: động tác của 6 căn: nhăn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân, ư. Xem như là 6 cánh cửa của ngôi nhà thân thể.

Trước trước vô sa: từng cái một, từng nước cờ một đều không khác. Trước trước là chữ đến từ thuật ngữ của cờ vây.Chữ sa trong vô sa cũng là chữ sa (sai vạy) trong “hào ly vô sa” của Tín Tâm Minh.

Động dụng trung: Động tác của lục căn trong cuộc sống hằng ngày.

Đầu đầu hiển lộ: Tất cả đều xuất hiện không trừ cái ǵ.

Thủy trung diêm vị: Câu của Phó Đại Sĩ trong Tâm Vương Minh, ư nói có những việc đương nhiên nhưng khó chứng minh.

Tráp thướng mi mao: Mở to mắt mà nh́n. Có chỗ viết là trát thướng.

 

Tụng của Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Hoàng anh chi thượng nhất thanh thanh,
Nhật noăn phong ḥa ngạn liễu thanh.
Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ,
Sâm sâm đầu giác họa nan thành.

黄 鸚 枝 上 壱 聲 聲
日 暖 風 和 岸 柳 青
只 此 更 無 廻 避 処
森 森 頭 角 画 難 成
 

(Líu lo oanh hót ở trên cành,
Hiền ḥa nắng gió, liễu bờ xanh.
Đă đến chốn này, sao trốn được,
Oai nghiêm sừng vóc, họa khôn thành).

  

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng:

Thức đắc h́nh dung nhận đắc thanh,
Đái Tung tùng thử diệu đan thanh.
Triệt đầu triệt vĩ hồn tương tự,
Tử tế khan lai vị thập thành. 

識 得 形 容 認 得 聲
戴 嵩 従 此 妙 丹 青
徹 頭 徹 尾 渾 相 似
仔 細 看 来 未 十 成
 

(Biết được h́nh dung, nhận tiếng trâu,
Đái Tung từ đó vẽ muôn màu.
Đầu đuôi sống động coi như thật,
Nhưng ngắm cho cùng chửa giống đâu).

 

Lại họa của Hoại Nạp Liên Ḥa thượng:

Mạch địa tương phùng kiến diện tŕnh,
Thử ngưu phi bạch diệc phi thanh.
Điểm đầu tự hứa vi vi tiếu,
Nhất điệu phong quang họa bất thành. 

驀 地 相 逢 見 面 呈
此 牛 非 白 亦 非 青
点 頭 自 許 微 微 笑
壱 条 風 光 画 不 成
 

(Bất thần gặp gỡ, mắt nh́n nhau.
Không đen, không trắng, quái, con trâu!
Gật gù, miệng nhoẻn cười nh́n nhận,
Dáng chú phi phàm, vẽ được đâu!)

 

Phụ chú:

Hoàng anh: Chim vàng anh, một giống chim nhỏ, tượng trưng cho mùa xuân. Có bản viết hoàng lô (chim cốc).

Sâm sâm đầu giác họa nan thành: Sừng sửng đầu sừng. Chỉ dáng oai nghiêm, trang trọng của con trâu. Họa nan thành ư nói h́nh ảnh của người (vật) ḿnh yêu dấu, muốn vẽ nhưng không thể nào vẽ hết ư.

Thức đắc h́nh dung nhận đắc thanh: Nhận ra h́nh dáng, phân biệt tỏ tường.

Đái Tung 戴嵩 : Tung có nơi chép là Tùng, chắc lầm mặt chữ. Đái Tung là tên một họa gia thời Trung Đường. Trong Lịch Đại Danh Họa Kư quyển 10 và Hội Đồ Định Giám quyển 2 có truyện kư của ông.Giỏi vẽ tranh chăn trâu và mục đồng. Vương Duy mới  xem tranh ông lần đầu đă tiến cử ông làm quan.

Tử tế khan lai…: Biết nắm bắt được ngoại h́nh của trâu mà không vẽ được bên trong của trâu. Tuy không vẽ được cái tâm nhưng về h́nh dáng trâu từ đầu đến đuôi th́ nét bút rất sống động.

Mạch địa: bất thần, đột ngột. Tổ Đường Tập quyển 11, chương nói về Tề Vân Ḥa Thượng có câu: Sư hữu thời thượng đường, mạch địa khởi lai, thân thủ vân: Khất thủ ta tử, khất thủ ta tử. (Sư có lúc lên giảng đường, đột nhiên đứng dậy, vươn tay ra nói: Xin nhận lấy một ít, xin nhận lấy một ít!)

Tương phùng kiến diện tŕnh: Tương tự ư của lời thị chúng trong Lâm Tế Lục: “Tương phùng bất tương thức. Cộng ngữ bất tri danh” (Gặp nhau nhưng chưa quen nhau. Chuyện tṛ mà không rơ tên nhau”. Thơ Đồng An trong Chuyển Vị Qui (Thập Huyền Đàm): “Niết Bàn thành lư thướng do nguy, Mạch lộ tương phùng một định kỳ” (Đến gần Niết Bàn rồi hăy c̣n nguy v́ vẫn chưa biết khi nào gặp nhau trên đường). Lư Thương Ẩn trong Pḥng Trung Khúc lại có câu: “Sầu đáo phiên thiên địa, Tương khan bất tương thức”. C̣n “diện tŕnh” giống như “diện thể” có nghĩa là thấy tận mặt. Cùng nghĩa với câu ngạn ngữ “ Thiên lư văn danh bất như diện kiến” (Ngoài ngàn dặm trăm nghe không bằng một lần thấy tận mặt). Cũng như đă thấy trong chú thích trước đây, trong lời tụng cổ của Tuyết Đậu: “Chúng sinh điên đảo, dĩ mê trục vật”, v́ mê măi chạy đuổi theo vật mà không “tương phùng” với đạo chăng?   

Thử ngưu phi bạch…: Bạch tức bạch ngưu trong kinh Pháp Hoa phẩm Tỉ Dụ. C̣n thanh, có nghĩa là…đen nhánh. Có chuyện Lăo Tử đi thanh ngưu xa (xe trâu đen kéo) ra ngoài cửa Hàm Cốc.

Điểm đầu: Vua Thái Tông nhà Đường trong bài tán Phật Thích Ca có câu: “ Khổng môn đệ tử vô nhân thức, Bích nhăn Hồ tăng tiếu điểm đầu.” (Môn đồ cửa Khổng không ai biết, Mắt biếc Hồ tăng cười gật gù). (Xem Bích Nham Lục Bất Nhị Sao, quyển nhất hạ).

Tự hứa: Bảo Kính Tam Muội có câu: “Điên đảo tưởng diệt, khẳng tâm tự hứa” (Quyết tâm nhủ ḷng bỏ hết ư nghĩ điên đảo).

Vi vi tiếu: Ngầm chỉ việc Ma Kha Ca Diếp “phá nhan vi tiếu” (mỉm cười, mặt rạng rỡ) v́ hiểu được ư cao diệu của tôn sư Thích Ca.

Nhất điệu (điều) phong quang: Câu nói dựa theo câu đầu của Tiểu Diễm chi từ 小艶之詞 (trong Đại Huệ Vũ Khố):

Nhất đoạn phong quang họa bất thành,
Động pḥng thâm xứ thân sầu t́nh.
Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự,
Duy yếu nhận đắc Đàn Lang thanh. 

一 段 風 光 画 不 成
洞 房 深 処 伸 愁 情
頻 呼 小 玉 元 無 事
唯 要 認 得 檀 郎 聲
 

(H́nh ảnh người thương vẽ được sao,
Tường cao cổng kín dạ riêng sầu.
Không cần chi cũng kêu con Ngọc,
Đánh tiếng chàng hay em ở đâu.)  

Bài tụng trong Vô Môn Quan tắc thứ 23 nói về Minh Thượng Tọa đuổi theo Huệ Năng để lấy lại y bát cũng có câu tương tự: Miêu bất thành hề, họa bất tựu (Tả không tả được, họa nên chi). Nhất điệu (điều) có nghĩa là địa vị cao sang, phong quang ư nói nhân cách, nhân phẩm.  

 

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Đây là lúc trâu xuất hiện. Kiến ở đây đồng dạng với kiến trong kiến tích.Nghĩa là bên kia lộ diện ra.

Trong bộ tranh của Thư viện Tenri có một điểm thú vị là bức thứ 3 Kiến Ngưu vẽ con trâu ló mặt ra từ bên kia bờ. Người và vật nh́n thấy nhau nhưng lại bị ngăn cách bởi một ḍng sông, không đưa tay ra nắm được. Thật tuyệt diệu. Những bộ tranh khác chỉ vẽ phần sau của con trâu với các đuôi (ví dụ bộ tranh của chùa Tướng Quốc ở Kyôto, LND). Nó đối xứng được chữ Kiến ở đây với chữ Kiến trong bức thứ 8 Nhân Ngưu Câu Vong mà thực ra ngày xưa vốn có nhan đề Nhân Ngưu Bất Kiến. Lúc đó, cả trâu lẫn người đều biến mất trước mặt nhau.

Chữ Kiến Tích chỉ có nghĩa là “kiến túc tích” hay thấy dấu chân.Trong Kiến Ngưu th́ nghe thêm được tiếng trâu và dĩ nhiên là thấy cả h́nh dáng trâu. Câu hỏi “Có thể dùng “kiến văn giác tri” mà nắm bắt được đạo hay không?” có lẽ là một đề tài quan trọng mà Thiền đời Đường đă đặt ra.

Để giải thích thế giới của “kiến văn giác tri” ấy, Thập Ngưu Đồ đă tận lực tô vẽ quang cảnh thiên nhiên bao trùm lên người và trâu. Ví dụ bức tranh này cho ta thấy không khí đầm ấm dương ḥa của mùa xuân “Nhật noăn phong ḥa liễu ngạn thanh”. Không c̣n phân vân ǵ nữa, đây là phong cảnh một ngày xuân.Trên đầu, c̣n thấy cả sương xuân bao phủ.

Xuân ư ấy từng thấy trong chương Kiến Tích. Lúc đó đă có câu “phương thảo li b́” mà phương thảo th́ ngay cả trong bài họa của chương 1 Tầm Ngưu cũng có dịp nói đến. Thế nhưng không khí của chương 1 và 2 vẫn là cái tiêu sắt mùa thu, của “phong thụ văn thiền”, “của “khô mộc nham tiền”, có cái ǵ không thông suốt. Cây cối trong bức thứ 1 Tầm Ngưu là lá phong nhuộm đỏ, trong bức thứ 2 Kiến Tích là tùng, c̣n bức thứ 3 Kiến Ngưu mới là liễu. Như thế ta cảm thấy thời gian đă tuần hoàn từ thu (phong) sang đông (tùng) rồi trở lại mùa xuân (liễu).

Như được thoải mái trong bầu không khí mùa xuân, con trâu chạy trốn mới chịu theo người trở về nhà. C̣n con người th́ hấp tấp đuổi theo trâu đâu có chú ư ǵ đến dấu hiệu của mùa xuân để cho trâu phải gọi người để mong người “tráp thướng mi mao”  (giương mắt thật to để nh́n cho ra).

Ngoài ra, trong đoạn này, cần chú ư thêm là cả bức tranh lẫn bài tụng đều dựa trên bài Tiểu Diễm chi từ nổi tiếng. Bài Tiểu Diễm chi từ đă được thiền sư Nhật Bản Musô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch, 1275-1351) đặc biệt dùng làm đề tài thuyết pháp. Điều này cho thấy trên thực tế, Musô đă có công trong việc phổ biến Thập Ngưu Đồ ở Nhật. Biết đâu ông chẳng quan tâm đến Thập Ngưu Đồ chỉ v́ nó lồng khung bài Tiểu Diễm chi từ trong đó!

Bài Tiểu Diễm chi từ là một danh tác trong Đại Huệ Vũ Khố, nó đă dựa trên câu chuyện về cơ duyên giữa Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) và đệ tử của ông là Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135): Chuyện rằng có một cô tiểu thư kín cổng cao tường muốn cho một cậu công tử ư trung nhân (Đàn Lang) biết chỗ ở của ḿnh mới lên tiếng réo bai bải tên con hầu gái (Tiểu Ngọc) dù chẳng có việc ǵ phải nhờ nó cả. Tiểu Diễm chi từ là một bài hát dân gian bằng thể thơ thất tuyệt tóm tắt câu chuyện ấy. Pháp Diễn tặng Viên Ngộ bài thơ ấy để dạy cho học tṛ biết công dụng của ngôn ngữ.  

Có thể so sánh tiếng cô tiểu thư gọi người hầu gái là tiếng của Phật Đà giáo hóa chúng sinh (giáo thanh). Nó làm cho đối tượng (cậu công tử họ Đàn) phải ngoảnh mặt lại nh́n và tiếng gọi đó là cách thức làm cho đối tượng chú ư. Ngày nay, nó là phương pháp để ra hiệu cho trâu biết ḿnh đang ở đâu. Ngược lại đứng ở địa vị của trâu mà nói th́ đó là phương pháp lôi cuốn sự chú ư của người.Hai bên như vậy cùng nhận ra nhau. Có câu chuyện nổi tiếng nhan đề “Linh Vân kiến đào”. Đó là câu chuyện Linh Vân tu hành ba mươi năm liến tiếp, một ngày xuân nọ, nh́n thấy hoa cây đào bỗng ngộ đạo, trở về với chính ḿnh. Đó là v́ hoa cây đào đă nh́n thấy Linh Vân. Cho nên có thể nghĩ rằng chữ kiến trong Kiến Ngưu cũng chứa đựng một ư nghĩa huyền vi như vậy.