PHỤ LỤC

 

VÀI QUI ƯỚC ĐỂ ĐỌC THƠ WAKA

 

Khi đọc Hyakunin Isshu, chúng ta cần nắm một số kỹ thuật tối thiểu về tu từ pháp của thơ waka. Đó là các phép (a) Gijinhô, (b) Mitate, (c) Makura-kotoba, (d) Jo-kotoba, (e) Kake-kotoba, (f) Engo, (g) Honka-dori  vv… Dĩ nhiên, chúng ta vẫn có thể dùng những khái niệm Tây Phương[1] để giải thích phép tu từ của waka nhưng dưới đây là những phép tu từ được người Nhật nhắc đến nhiều nhất..

(a) Gijinhô 擬人法 (Nhân cách hóa) (Personification, Pathetic Fallacy)[2]:

Không phải là người mà biểu hiện như thể là người. Còn gọi là 活喩法 hoạt dụ pháp. Ví dụ lối diễn tả trong câu thơ “umi wa maneku” (biển như mời mọc) xem biển, vật vô tri giác, như một con người.

Bài 30 của Tadamine đem tình cảm con người (tsurenai =lãnh đạm, uki = dễ thay đổi) gán cho sự vật (ariake = con trăng về sáng):

Ariake no
Tsurenaku
mieshi
Wakare yori

Akatsuki bakari
Uki
mono và nashi

Trong Hyakunin Isshu, ta thấy kỹ thuật này được dùng trong các bài 11, 17, 26, 30, 32, 33, 36, 66, 74, 81, 86, 96.

 

(b) Mitate 見立て (Giả trang, giả tá) (Conceit, Elegant Confusion)

Đây là một kỹ thuật của waka (cũng được sử dụng trong thơ haiku, văn học kịch, tuồng kabuki) dùng một vật khác để đặt đối tượng mình muốn nói vào đó, ví dụ để một nhân vật lịch sử xa xưa mặc y trang tân thời, hay nói chuyện của mình mà lại gán cho người khác, thấy cái này mà tưởng là cái kia.

Có thể lấy ví dụ bài số 31 của Korenori trong tập này, khi ông thấy tuyết trắng (shirayuki) rơi xuống núi đồi Yoshino mà ngỡ là ánh trăng về sáng (ariake no tsuki).

Asaborake
Ariake no tsuki
to
Miru made ni
Yoshino no sato ni
Fureru
shirayuki

Thường được gộp chung với gijinhô trong khi thuyết minh, mitate cũng là một thủ pháp dựa trên khả năng liên tưởng của độc giả,

Trong Hyakunin Isshu, nó xuất hiện trong các bài 6, 12, 17, 24, 31, 37, 69, 96.

 

(c) Makura-kotoba 枕詞 (Các chữ gối đầu) (Pillow Words)

Một từ tu sức đặt trước một chữ để tô điểm cho nó, giống như cái gối để tựa đầu. Ngày xưa, khi chỉ có ca dao và lúc mà waka chưa thành hình, nó chỉ gồm 3 hay 4 âm tiết thôi. Trong waka, thường được cấu tạo với 5 âm tiết. Hiếm lắm mới thấy makura kotoba với 6 âm tiết. Tính ra có tới khoảng 1200 makura-kotoba lưu hành. Vì thường có 5 âm tiết cho nên nó chiếm vị trí ở câu đầu hay câu thứ ba trong bài thơ (5/7/5/7/7) và dùng để giải thích thêm về chữ trực tiếp đặt ngay đằng sau nhưng đôi khi cũng liên hệ với chữ đặt cách xa nó nữa. Trong câu thơ sau trong Man.yô-shuu:

Ie ni areba (Lúc ở nhà)
Ke ni moru ii wo (Đơm cơm trong hộp)

Kusamakura
(Gối cỏ)
Tabi
ni shiareba (Khi cất bước lữ hành)
Shii no ha ni moru (Đơm cơm trên lá giẻ gai)

Chữ kusamakura (gối cỏ) được sử dụng làm chỗ gối đầu cho chữ tabi (lữ hành) để làm tăng cảm xúc “màn trời chiếu đất” của người phải xa gia đình. Cần nói thêm là lá “lá giẻ gai” ( shii no ha) là một từ nói về mùa hạ trong hệ thống “chữ theo mùa” (季語kigo) của thơ Nhật .

Chữ gối đầu thường là những ước lệ. Qua hai ví dụ sau:

Amazakaru (Bên trời xa xăm)
Hina no nagaji yu (Suốt đoạn đường dài từ
làng quê ra đi) (thơ Man. yô-shuu)
Asashimo no
(Sương giá ban mai)
Ke
nubeki nomi ya (Chỉ để mà tan biến đi) (thơ Man. yô-shuu)

Thì trong câu đầu, làng cũ quê xưabên trời xa xăm là hai ý tưởng thường đeo sát với nhau. Cũng vậy, trong câu thứ hai, sương giá ban mai khi nắng lên phải tan biến như kiếp sống hữu hạn của con người, cũng là một hình thức ví von cổ điển.

Mostow có nhắc đến cách dùng “thuộc từ cố định” (fixed epithets) trong văn chương Tây Âu như trường hợp Homer khi nói về hừng đông (dawn) thì luôn luôn dùng cụm từ “rosy-fingered dawn”. Trong bài số 2 của Nữ Thiên Hoàng Jitô, cum từ shirotae no (trắng đẹp) là một makura-kotoba của nuno (vải), koromo (áo):

Trong Hyakunin Isshu, lối tu từ này đưọcc sử dụng trong các bài 2, 3, 4, 17, 33 và 76.

 

(d) Jo-kotoba 序詞 (Chùm chữ khơi mào) (Preface)

Chùm cữ khơi mào” cũng giống như “các chữ gối đầu”, nó có công dụng tu sức, giúp người làm thơ gợi lên được từ đó một hình ảnh khác, nên khó phân biệt với “chữ gối đầu”. Tuy nhiên nó dài hơn. Trong khi “chữ gối đầu” có từ 5 âm tiết trở xuống và dùng theo một hình thức cố định, “chùm chữ khơi mào” thường có từ 7 âm tiết trở lên và dùng chỉ một lần.

Đây là vài ví dụ về “chùm chữ khơi mào” thường đặt ngay đầu câu thơ:

- Ashibiki no (Ở trong núi) (thật ra không dịch được câu này)
Yamadori no o no
( Đuôi chim trĩ rừng)
Shidari o no
(Buông xuống đất)
Naganagashi (dài lê thê) ....    

(thơ Shuui-shuu)

-Kaze fukeba  (Nếu như gió thổi)
Okitsu shiranami (Sóng bạc nổi ngoài khơi)

Tatsutayama (Dựng lên (như) ngọn núi Tatsuyama ) ...

 (thơ Ise Monogatari)

Trong câu thơ trước, tất cả phần gạch dưới với cái ý “dài lê thê” dùng để làm nổi bật độ dài (naganagashi 長々しdằng dặc) của đêm khuya khi chờ đợi người yêu, cũng như con trĩ trống mong ngóng con chim mái (ý chính của bài thơ). Trong câu sau, chữ tatsu có hai nghĩa: một là động từ tatsu 立つ (dựng đứng lên) hai là một phần trong tên ngọn núi Tatsutayama 竜田山, đã hiện ra như dựng lên một cách đột ngột trên con đường đi của người lữ khách.

Lối tu từ này gọi là chữ khơi mào đồng âm đồng nghĩa. Trong Hyakunin Isshu, nó xuất hiện trong các bài số 3, 13, 14, 46, 48, 49, 77, 92 và 97.

Cần nên nhớ rằng trong cả hai trường hợp “chữ gối đầu” và “ chữ khơi mào”, người ta còn có thể vận dụng đặc tính đồng âm dị nghĩa của ngôn ngữ nữa. Ví dụ chữ u no hana 卯の花 , tên một loài hoa trắng nở vào mùa hạ có thể ghép với ukiyo浮世, (cuộc đời đầy biến đổi, âu lo) trong câu u no hana no ukiyo no naka 卯の花の浮世の中 (cánh hoa trắng trong cuộc đời biến đổi) , và hai chữ hầu như đồng âm là itsumi いつ見khi nào thấy) và Izumi (泉川tên sông) cũng có thể được người làm thơ liên kết với nhau như trong câu nagareru Izumigawa itsumi 流るる泉川いつ見 (khi nào được thấy dòng sông Izumi trôi).

Kỹ thuật này được ứng dụng trong Hyakunin Isshu ở các bài 19, 58 và 88.

Đó là chưa kể loại chữ mào đầu đồng âm “phản phục” tức láy đi láy lại như chữ yoru với nhiều nghĩa khác nhau trong bài số 18 của Hyakunin Isshu. Kỹ thuật đó cũng được thấy ở các bài 27, 39 và 51 nữa.

 

(e) Kake-kotoba 掛詞 (Chữ đa nghĩa, chữ bắt quàng) (Pivot Words)

Sử dụng đặc tính đồng âm của hai chữ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau để làm cho câu thơ phong phú gọi là dùng kake-kotoba. Có hai dạng sử dụng, trước hết là bằng cách liên kết hai chữ trong hai câu khác nhau. Đó là phương pháp rensa (liên tỏa 連鎖). Ví dụ câu thơ: sau đây:

Aki no no ni (Trên cánh đồng mùa thu)
Hito matsu mushi no (Một con sâu tùng) / (Đợi người, con sâu)
Koe sunari (Cất tiếng kêu lặng lẽ)
Ware ka to ikite (Có phải là đợi / gọi ta chăng)
Iza to burahamu (Hãy đến hỏi thăm xem)

Thì chữ matsu có thể hiểu lúc đầu là matsu 待つchờ đợi, và sau đó là matsu cây tùng.

Sau đến cách dùng thứ hai gọi là gắn kèm (kenyô兼用) hay hàm chứa (ganchiku含蓄) trong chữ đó một ý thứ hai.

Ví dụ một âm furu ふるcó thể hiểu là furu 降るrơi xuống khi nói về hoa và dùng kèm furu (heru) 経るtrôi qua khi coi đời người cũng ngắn ngủi như đời hoa. Âm nagame ながめcó thể hiễu nagame眺め nhìn về xa xăm hay nagame 長雨mưa dầm dề , cả hai đều biểu hiện sự não nề. Âm namida là nước mắt có hàm chứa chữ nami 無みvới nghĩa là trống trơn ( không gặp được người nên buồn bã khóc than).

Kỹ thuật này rất thông dụng. Trong Hyakunin Isshu, ở bài số 8 của Pháp sư Kisen, chữ U, một phần tên núi Uji có thể hiểu là u như ưu tư (ushi). Lại nữa, trong bài 28, một chữ karenu (khô mất rồi) được áp dụng cùng một lượt cho mắt người (hitome) khô lệ và cây cỏ (kusa) héo úa (hitome mo kusa mo / karenu to omoeba).

Xem thêm ví dụ trong các bài 9, 10, 14, 16, 19, 20, 22, 24, 25, 27, 51, 58, 60, 62, 67, 72, 74, 88, 91, 95, 96, 97, 98, 100.

 

(f) Engo 縁語 (Chữ liên hệ) (Word Asociation)

Thường là một chữ coi như là trọng tâm có mặt trong một chùm chữ gối đầu hay một chữ mào đầu, đối với chữ đi sau. Engo giữa chúng với nhau không cần phải đồng âm, biểu hiện một ý của chữ gối đầu hay chữ khơi mào nghĩa là có thể gắn liền với chúng bằng khả năng liên tưởng của người đọc và giúp cho câu thơ phong phú hơn về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên, cách dùng ba loại nói trên (engo, jo-kotoba và makura-kotoba) thường dễ bị lẫn lộn.

Chữ tsuyu (hạt sương) là engo của tama (ngọc), namida (lệ), oku (đặt xuống), hiru (khô đi), kiyu (tức kieru = tan biến).

Chữ suzu (chuông nhỏ) là engo của furu (lắc) và naru (kêu).

Chữ sode (tay áo) là engo của musubu (buộc), tatsu (cắt), toku (cởi ra).

Có thể nhận ra sự có mặt các engo trong các bài 14, 19, 25, 27, 46, 51, 55, 57, 60, 72, 75, 80, 88, 89, 95, 97 của Hyakunin Isshu.

 

(g) Honka-dori 本歌取り (Bắt ý thơ gốc) (Allusive Variation)

Nhà thơ waka thường hay sử dụng một yếu tố của bài thơ cũ (honka = foundation poem) làm điểm tựa trong khi sáng tác. Nó có thể là ý, là lời hay là cái hứng được bài thơ cũ đó gợi ra. Nó nối kết được bài thơ mới làm với bài thơ cũ dùng làm gốc này và thừa hưởng những sự tốt đẹp mà bài thơ gốc (đã nổi tiếng) mang lại. Ví dụ một bài thơ gốc tả cảnh mùa đông trong Kokin-shuu (Cổ kim tập) được chuyển thành một bài thơ tả cảnh mùa thu trong Shin Kokin-shuu (Tân Cổ kim tập) chẳng hạn:

-Mi Yoshino no (Chốn Yoshino thiêng liêng)
Yama no shirayuki (
Tuyết trắng rơi trong núi)
Tsumoru rashi (Dường như đã ngập đầy)
Furusato
[3] samuku (Cố đô giờ trở lạnh)
Narimasaru nari ( Cái rét đến thật rồi)

- Mi Yoshino no (Chốn Yoshino thiêng liêng)
Yama no akikaze (Gió thu luồn trong núi)
Sayo fukete (Đêm đã khuya)
Furusato samuku (Cô đô giờ trở lạnh)
Komoro uchi nari (Có tiếng chày đập áo)

Như đã thấy, bài thứ hai này đã được Teika đưa vào Hyakunin-isshu (bài 94).  

Việc dùng Honkadori có thể so sánh với việc sử dụng điển cố của người làm Hán thi, việc tập Kiều, lẫy Kiều hay cả việc trích thơ chũ Hán trong Hát nói của ta. Thời đại chúng ta chú ý đến bản quyền, nếu làm thơ kiểu này đã thành tội đạo văn. Xưa thì không thế. Thành thực mô phỏng cổ nhân để thừa hưởng dư ba cái hay cái đẹp của người đi trước là một điều còn đáng ca ngợi nữa. Dĩ nhiên phải làm ra thơ hay thì mới được chấp nhận.

Trong Hyakunin Isshu, kỹ thuật này được dùng trong các bài 90, 91, 92, 93, 94, 95, 97 và 98.

 

h) Uta-makura 歌枕 (Gối thơ) (Poem-Pillow)

Gối thơ là những địa danh nổi tiếng được nhắc đi nhắc lại trong thi ca. Đây là một kỹ thuật đã có từ thời Kokin-shuu. Gối thơ trở thành những ước lệ dùng cho một chủ đề đặc biệt nào đó. Có thể đưa ra các ví dụ như sau: cửa ải Ôsaka (biệt ly), núi đồi Uji (ẩn dật), núi Suenomatsu-yama (chung tình), bãi biển Suma (lưu lạc), tùng ở Takasago (bền lâu), sông Tatsuta (lá hồng), núi Yoshino (anh đào, tuyết đông) vv...

Xin xem các đoạn 2, 4, 7, 8, 10, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 31, 34, 42, 46, 51, 58, 60, 61, 62, 64, 69, 72, 73, 74, 78, 88, 90, 94, 97, 98 của Hyakunin Isshu.

 

i) Taigen-dome 体言止め  (Hãm cuối câu) (Noun End- Stopping)

Hãm cuối câu tức là đặt một danh từ, đại danh từ (có khi là một trạng từ) ở cuối câu thơ và sử dụng nó như một chủ từ (substantive ending). Đó là một kỹ thuật đặc biêt vì thông thường, tiếng Nhật hay đặt một động từ ở cuối câu với các thì biến hóa của nó ở ngữ vĩ (khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, giả định, liên tiến vv...). Ngày nay, ngay cả ca từ nhạc mới như trong enka cũng còn sử dụng kỹ thuật này.

Đó là những cụm danh từ như Ama no Kaguyama (Núi Kagu linh thiêng) trong bài số 2, Suma no sekimori (Người giữ ải Suma) trong bài 78 hay Aki no Yuugure (Buổi chiều thu) trong bài 87 . Tất cả đều nằm ở câu kết. 

Trong Hyakunin Isshu, xin xem ví dụ ở các bài 2, 10, 11, 29, 31, 60, 64, 70, 76, 78, 79, 87, 95.

 

j) Tôchihô 倒置法  (Phép nghịch đảo) (Inversion)

Phép nghịch đảo giữa cặp chủ từ / thuật từ, chữ tu sức / chữ được tu sức có mục đích tăng cường sự chú ý của độc giả.

Ví dụ cụ thể thấy trong bài 23, thơ Ôe no Chisato:

Tsuki mireba
Chi-ji ni mono koso
Kanashikere
Wa ga mi hitori no
Aki ni wa aranedo

Tác giả nói đến trạng thái tâm hồn của mình trước (3 câu đầu = buồn vì lẻ loi trước trăng thu) sau mới nói dù rằng (aranedo) mùa thu không là của riêng ai. Chữ aranedo lại được đem đặt ở cuối bài thay vì trong những câu trên.

Xem ví dụ khác trong tập ở các bài 9, 14, 17, 28, 29, 34, 40, 42, 51, 60, 78, 95, 99.

 

k) Kugire  句切れ (Ngắt câu) (Line-Breaks)

Đó là trường hợp bài thơ được ghép bằng những câu độc lập với nhau để thành 5 câu. Thời Man.yô-shuu đã thấy có kỹ thuật ngắt ở cuối câu thứ hai (second line break = nikugire) và ngắt ở cuối câu thứ tư (shikugire). Đến giai đoạn Kokin-shuu thì kỹ thuật ngắt ở cuối câu thứ ba (thỉd line break = sankugire) được sử dụng khá nhiều. Qua đến thời Shin Kokin-shuu thì ngoài sankugire còn có thêm shokugire (first line break = ngắt ở câu đầu hay sơ cú). 

Trong Hyakunin Ishuu, có tất cả 4 loại ngắt câu:

-Sơ cú: bài 42 và 90.

-Nhị cú: các bài 2, 9, 17, 20, 24, 29, 34, 35, 38, 40, 83, 89, 93, 99.

-Tam cú: các bài 8, 12, 23, 28, 41, 66, 73, 84, 86, 95.

-Tứ cú: các bài 11, 14, 51, 60, 72, 78, 90.

Chữ dùng để ngắt câu gọi là Kireji. Nó có thể nằm ở giữa câu (Kuware)và cuối câu (Kugire). Có nhiều loại chữ nhưng chủ yếu là:

-Các trợ từ dùng để kết thúc: kana, mogana, zo, ka, ya, yo.
-Các trợ động từ dùng để kết thúc: keri, zu, ji, nu, tsu, ramu (ran).
-Ngữ vĩ của các động từ theo mệnh lệnh cách:...ke, ...se, ...he,...re.
-Ngữ vĩ của hình dung từ dùng để kết thúc: ...shi.
-Các phó từ: (như) ikani.

Cách dùng các Kireji đã được trình bày trong phần Thưởng Ngoạn của mỗi bài. Sử dụng Kireji khéo léo là yếu tố bắt buộc để thành công trong việc sáng tác waka.

 

l) Oriku  折り句 (Chẻ đề từ câu) (Title Breakdown)

Đây là một hình thức tu từ đặc biệt không thấy trong Hyakunin Isshu song cũng xin trình bày sơ lược.

Để vịnh đề tài hoa nữ lang (valerianaceous) tên Nhật là ominnaeshi trong một buổi bình thơ của Thái Thượng Hoàng Suzaku, nhà thơ Ki no Tsurayuki đã viết bài thơ sau đây (sau được ghi lại trong Kokin Waka-shuu):  

Ogura-yama
Mi
ne tachinarashi
Na
ku shika no
He
ni kemu aki wo
Shi
ru hito zo naki
(Trên đỉnh núi Ogura
Tiếng nai kêu trở thành quen thuộc với ta
Đã bao nhiêu mùa thu qua rồi ấy nhỉ
Mà không có một ai biết cho điều đó)

Trong bài thơ, không trực tiếp thấy có hoa. Nhưng nếu sắp theo thứ tự 5 âm đầu tiên của mỗi câu, ta thấy hiện ra bóng hoa nữ lang hay  o / mi / na / (h)e / shi mà từ điển định nghĩa là: một loài hoa màu hồng hay trắng mọc hoang trên núi, mùi rất nồng, phơi khô dùng làm thuốc kích thích. Tượng trưng cho mùa thu (và như thế phù hợp với tiếng nai kêu trong bài thơ).Chú ý trong tiếng Nhật, có thể viết là he mà đọc là e. Tuy ở đây có sự dụng công song là một trò chơi thanh nhã.


[1] Ví dụ Parallelism, Assonance, Consonnance, Hyperbole, Sarcasm.

[2] Những thuật ngữ dịch sang tiếng Anh phần lớn theo Mostow hay Brower và Miller.

[3] Chữ này có nhiều nghĩa ví dụ như quê nhà, cố hương. Nhân vì để chỉ Yoshino, phải hiểu furusato là Yoshino, kinh đô nước Nhật cổ đại.

Trở Về   ]



PHỤ LỤC

 

VÀI QUI ƯỚC ĐỂ ĐỌC THƠ WAKA

 

Khi đọc Hyakunin Isshu, chúng ta cần nắm một số kỹ thuật tối thiểu về tu từ pháp của thơ waka. Đó là các phép (a) Gijinhô, (b) Mitate, (c) Makura-kotoba, (d) Jo-kotoba, (e) Kake-kotoba, (f) Engo, (g) Honka-dori  vv… Dĩ nhiên, chúng ta vẫn có thể dùng những khái niệm Tây Phương[1] để giải thích phép tu từ của waka nhưng dưới đây là những phép tu từ được người Nhật nhắc đến nhiều nhất..

(a) Gijinhô 擬人法 (Nhân cách hóa) (Personification, Pathetic Fallacy)[2]:

Không phải là người mà biểu hiện như thể là người. Còn gọi là 活喩法 hoạt dụ pháp. Ví dụ lối diễn tả trong câu thơ “umi wa maneku” (biển như mời mọc) xem biển, vật vô tri giác, như một con người.

Bài 30 của Tadamine đem tình cảm con người (tsurenai =lãnh đạm, uki = dễ thay đổi) gán cho sự vật (ariake = con trăng về sáng):

Ariake no
Tsurenaku
mieshi
Wakare yori

Akatsuki bakari
Uki
mono và nashi

Trong Hyakunin Isshu, ta thấy kỹ thuật này được dùng trong các bài 11, 17, 26, 30, 32, 33, 36, 66, 74, 81, 86, 96.

 

(b) Mitate 見立て (Giả trang, giả tá) (Conceit, Elegant Confusion)

Đây là một kỹ thuật của waka (cũng được sử dụng trong thơ haiku, văn học kịch, tuồng kabuki) dùng một vật khác để đặt đối tượng mình muốn nói vào đó, ví dụ để một nhân vật lịch sử xa xưa mặc y trang tân thời, hay nói chuyện của mình mà lại gán cho người khác, thấy cái này mà tưởng là cái kia.

Có thể lấy ví dụ bài số 31 của Korenori trong tập này, khi ông thấy tuyết trắng (shirayuki) rơi xuống núi đồi Yoshino mà ngỡ là ánh trăng về sáng (ariake no tsuki).

Asaborake
Ariake no tsuki
to
Miru made ni
Yoshino no sato ni
Fureru
shirayuki

Thường được gộp chung với gijinhô trong khi thuyết minh, mitate cũng là một thủ pháp dựa trên khả năng liên tưởng của độc giả,

Trong Hyakunin Isshu, nó xuất hiện trong các bài 6, 12, 17, 24, 31, 37, 69, 96.

 

(c) Makura-kotoba 枕詞 (Các chữ gối đầu) (Pillow Words)

Một từ tu sức đặt trước một chữ để tô điểm cho nó, giống như cái gối để tựa đầu. Ngày xưa, khi chỉ có ca dao và lúc mà waka chưa thành hình, nó chỉ gồm 3 hay 4 âm tiết thôi. Trong waka, thường được cấu tạo với 5 âm tiết. Hiếm lắm mới thấy makura kotoba với 6 âm tiết. Tính ra có tới khoảng 1200 makura-kotoba lưu hành. Vì thường có 5 âm tiết cho nên nó chiếm vị trí ở câu đầu hay câu thứ ba trong bài thơ (5/7/5/7/7) và dùng để giải thích thêm về chữ trực tiếp đặt ngay đằng sau nhưng đôi khi cũng liên hệ với chữ đặt cách xa nó nữa. Trong câu thơ sau trong Man.yô-shuu:

Ie ni areba (Lúc ở nhà)
Ke ni moru ii wo (Đơm cơm trong hộp)

Kusamakura
(Gối cỏ)
Tabi
ni shiareba (Khi cất bước lữ hành)
Shii no ha ni moru (Đơm cơm trên lá giẻ gai)

Chữ kusamakura (gối cỏ) được sử dụng làm chỗ gối đầu cho chữ tabi (lữ hành) để làm tăng cảm xúc “màn trời chiếu đất” của người phải xa gia đình. Cần nói thêm là lá “lá giẻ gai” ( shii no ha) là một từ nói về mùa hạ trong hệ thống “chữ theo mùa” (季語kigo) của thơ Nhật .

Chữ gối đầu thường là những ước lệ. Qua hai ví dụ sau:

Amazakaru (Bên trời xa xăm)
Hina no nagaji yu (Suốt đoạn đường dài từ
làng quê ra đi) (thơ Man. yô-shuu)
Asashimo no
(Sương giá ban mai)
Ke
nubeki nomi ya (Chỉ để mà tan biến đi) (thơ Man. yô-shuu)

Thì trong câu đầu, làng cũ quê xưabên trời xa xăm là hai ý tưởng thường đeo sát với nhau. Cũng vậy, trong câu thứ hai, sương giá ban mai khi nắng lên phải tan biến như kiếp sống hữu hạn của con người, cũng là một hình thức ví von cổ điển.

Mostow có nhắc đến cách dùng “thuộc từ cố định” (fixed epithets) trong văn chương Tây Âu như trường hợp Homer khi nói về hừng đông (dawn) thì luôn luôn dùng cụm từ “rosy-fingered dawn”. Trong bài số 2 của Nữ Thiên Hoàng Jitô, cum từ shirotae no (trắng đẹp) là một makura-kotoba của nuno (vải), koromo (áo):

Trong Hyakunin Isshu, lối tu từ này đưọcc sử dụng trong các bài 2, 3, 4, 17, 33 và 76.

 

(d) Jo-kotoba 序詞 (Chùm chữ khơi mào) (Preface)

Chùm cữ khơi mào” cũng giống như “các chữ gối đầu”, nó có công dụng tu sức, giúp người làm thơ gợi lên được từ đó một hình ảnh khác, nên khó phân biệt với “chữ gối đầu”. Tuy nhiên nó dài hơn. Trong khi “chữ gối đầu” có từ 5 âm tiết trở xuống và dùng theo một hình thức cố định, “chùm chữ khơi mào” thường có từ 7 âm tiết trở lên và dùng chỉ một lần.

Đây là vài ví dụ về “chùm chữ khơi mào” thường đặt ngay đầu câu thơ:

- Ashibiki no (Ở trong núi) (thật ra không dịch được câu này)
Yamadori no o no
( Đuôi chim trĩ rừng)
Shidari o no
(Buông xuống đất)
Naganagashi (dài lê thê) ....    

(thơ Shuui-shuu)

-Kaze fukeba  (Nếu như gió thổi)
Okitsu shiranami (Sóng bạc nổi ngoài khơi)

Tatsutayama (Dựng lên (như) ngọn núi Tatsuyama ) ...

 (thơ Ise Monogatari)

Trong câu thơ trước, tất cả phần gạch dưới với cái ý “dài lê thê” dùng để làm nổi bật độ dài (naganagashi 長々しdằng dặc) của đêm khuya khi chờ đợi người yêu, cũng như con trĩ trống mong ngóng con chim mái (ý chính của bài thơ). Trong câu sau, chữ tatsu có hai nghĩa: một là động từ tatsu 立つ (dựng đứng lên) hai là một phần trong tên ngọn núi Tatsutayama 竜田山, đã hiện ra như dựng lên một cách đột ngột trên con đường đi của người lữ khách.

Lối tu từ này gọi là chữ khơi mào đồng âm đồng nghĩa. Trong Hyakunin Isshu, nó xuất hiện trong các bài số 3, 13, 14, 46, 48, 49, 77, 92 và 97.

Cần nên nhớ rằng trong cả hai trường hợp “chữ gối đầu” và “ chữ khơi mào”, người ta còn có thể vận dụng đặc tính đồng âm dị nghĩa của ngôn ngữ nữa. Ví dụ chữ u no hana 卯の花 , tên một loài hoa trắng nở vào mùa hạ có thể ghép với ukiyo浮世, (cuộc đời đầy biến đổi, âu lo) trong câu u no hana no ukiyo no naka 卯の花の浮世の中 (cánh hoa trắng trong cuộc đời biến đổi) , và hai chữ hầu như đồng âm là itsumi いつ見khi nào thấy) và Izumi (泉川tên sông) cũng có thể được người làm thơ liên kết với nhau như trong câu nagareru Izumigawa itsumi 流るる泉川いつ見 (khi nào được thấy dòng sông Izumi trôi).

Kỹ thuật này được ứng dụng trong Hyakunin Isshu ở các bài 19, 58 và 88.

Đó là chưa kể loại chữ mào đầu đồng âm “phản phục” tức láy đi láy lại như chữ yoru với nhiều nghĩa khác nhau trong bài số 18 của Hyakunin Isshu. Kỹ thuật đó cũng được thấy ở các bài 27, 39 và 51 nữa.

 

(e) Kake-kotoba 掛詞 (Chữ đa nghĩa, chữ bắt quàng) (Pivot Words)

Sử dụng đặc tính đồng âm của hai chữ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau để làm cho câu thơ phong phú gọi là dùng kake-kotoba. Có hai dạng sử dụng, trước hết là bằng cách liên kết hai chữ trong hai câu khác nhau. Đó là phương pháp rensa (liên tỏa 連鎖). Ví dụ câu thơ: sau đây:

Aki no no ni (Trên cánh đồng mùa thu)
Hito matsu mushi no (Một con sâu tùng) / (Đợi người, con sâu)
Koe sunari (Cất tiếng kêu lặng lẽ)
Ware ka to ikite (Có phải là đợi / gọi ta chăng)
Iza to burahamu (Hãy đến hỏi thăm xem)

Thì chữ matsu có thể hiểu lúc đầu là matsu 待つchờ đợi, và sau đó là matsu cây tùng.

Sau đến cách dùng thứ hai gọi là gắn kèm (kenyô兼用) hay hàm chứa (ganchiku含蓄) trong chữ đó một ý thứ hai.

Ví dụ một âm furu ふるcó thể hiểu là furu 降るrơi xuống khi nói về hoa và dùng kèm furu (heru) 経るtrôi qua khi coi đời người cũng ngắn ngủi như đời hoa. Âm nagame ながめcó thể hiễu nagame眺め nhìn về xa xăm hay nagame 長雨mưa dầm dề , cả hai đều biểu hiện sự não nề. Âm namida là nước mắt có hàm chứa chữ nami 無みvới nghĩa là trống trơn ( không gặp được người nên buồn bã khóc than).

Kỹ thuật này rất thông dụng. Trong Hyakunin Isshu, ở bài số 8 của Pháp sư Kisen, chữ U, một phần tên núi Uji có thể hiểu là u như ưu tư (ushi). Lại nữa, trong bài 28, một chữ karenu (khô mất rồi) được áp dụng cùng một lượt cho mắt người (hitome) khô lệ và cây cỏ (kusa) héo úa (hitome mo kusa mo / karenu to omoeba).

Xem thêm ví dụ trong các bài 9, 10, 14, 16, 19, 20, 22, 24, 25, 27, 51, 58, 60, 62, 67, 72, 74, 88, 91, 95, 96, 97, 98, 100.

 

(f) Engo 縁語 (Chữ liên hệ) (Word Asociation)

Thường là một chữ coi như là trọng tâm có mặt trong một chùm chữ gối đầu hay một chữ mào đầu, đối với chữ đi sau. Engo giữa chúng với nhau không cần phải đồng âm, biểu hiện một ý của chữ gối đầu hay chữ khơi mào nghĩa là có thể gắn liền với chúng bằng khả năng liên tưởng của người đọc và giúp cho câu thơ phong phú hơn về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên, cách dùng ba loại nói trên (engo, jo-kotoba và makura-kotoba) thường dễ bị lẫn lộn.

Chữ tsuyu (hạt sương) là engo của tama (ngọc), namida (lệ), oku (đặt xuống), hiru (khô đi), kiyu (tức kieru = tan biến).

Chữ suzu (chuông nhỏ) là engo của furu (lắc) và naru (kêu).

Chữ sode (tay áo) là engo của musubu (buộc), tatsu (cắt), toku (cởi ra).

Có thể nhận ra sự có mặt các engo trong các bài 14, 19, 25, 27, 46, 51, 55, 57, 60, 72, 75, 80, 88, 89, 95, 97 của Hyakunin Isshu.

 

(g) Honka-dori 本歌取り (Bắt ý thơ gốc) (Allusive Variation)

Nhà thơ waka thường hay sử dụng một yếu tố của bài thơ cũ (honka = foundation poem) làm điểm tựa trong khi sáng tác. Nó có thể là ý, là lời hay là cái hứng được bài thơ cũ đó gợi ra. Nó nối kết được bài thơ mới làm với bài thơ cũ dùng làm gốc này và thừa hưởng những sự tốt đẹp mà bài thơ gốc (đã nổi tiếng) mang lại. Ví dụ một bài thơ gốc tả cảnh mùa đông trong Kokin-shuu (Cổ kim tập) được chuyển thành một bài thơ tả cảnh mùa thu trong Shin Kokin-shuu (Tân Cổ kim tập) chẳng hạn:

-Mi Yoshino no (Chốn Yoshino thiêng liêng)
Yama no shirayuki (
Tuyết trắng rơi trong núi)
Tsumoru rashi (Dường như đã ngập đầy)
Furusato
[3] samuku (Cố đô giờ trở lạnh)
Narimasaru nari ( Cái rét đến thật rồi)

- Mi Yoshino no (Chốn Yoshino thiêng liêng)
Yama no akikaze (Gió thu luồn trong núi)
Sayo fukete (Đêm đã khuya)
Furusato samuku (Cô đô giờ trở lạnh)
Komoro uchi nari (Có tiếng chày đập áo)

Như đã thấy, bài thứ hai này đã được Teika đưa vào Hyakunin-isshu (bài 94).  

Việc dùng Honkadori có thể so sánh với việc sử dụng điển cố của người làm Hán thi, việc tập Kiều, lẫy Kiều hay cả việc trích thơ chũ Hán trong Hát nói của ta. Thời đại chúng ta chú ý đến bản quyền, nếu làm thơ kiểu này đã thành tội đạo văn. Xưa thì không thế. Thành thực mô phỏng cổ nhân để thừa hưởng dư ba cái hay cái đẹp của người đi trước là một điều còn đáng ca ngợi nữa. Dĩ nhiên phải làm ra thơ hay thì mới được chấp nhận.

Trong Hyakunin Isshu, kỹ thuật này được dùng trong các bài 90, 91, 92, 93, 94, 95, 97 và 98.

 

h) Uta-makura 歌枕 (Gối thơ) (Poem-Pillow)

Gối thơ là những địa danh nổi tiếng được nhắc đi nhắc lại trong thi ca. Đây là một kỹ thuật đã có từ thời Kokin-shuu. Gối thơ trở thành những ước lệ dùng cho một chủ đề đặc biệt nào đó. Có thể đưa ra các ví dụ như sau: cửa ải Ôsaka (biệt ly), núi đồi Uji (ẩn dật), núi Suenomatsu-yama (chung tình), bãi biển Suma (lưu lạc), tùng ở Takasago (bền lâu), sông Tatsuta (lá hồng), núi Yoshino (anh đào, tuyết đông) vv...

Xin xem các đoạn 2, 4, 7, 8, 10, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 31, 34, 42, 46, 51, 58, 60, 61, 62, 64, 69, 72, 73, 74, 78, 88, 90, 94, 97, 98 của Hyakunin Isshu.

 

i) Taigen-dome 体言止め  (Hãm cuối câu) (Noun End- Stopping)

Hãm cuối câu tức là đặt một danh từ, đại danh từ (có khi là một trạng từ) ở cuối câu thơ và sử dụng nó như một chủ từ (substantive ending). Đó là một kỹ thuật đặc biêt vì thông thường, tiếng Nhật hay đặt một động từ ở cuối câu với các thì biến hóa của nó ở ngữ vĩ (khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, giả định, liên tiến vv...). Ngày nay, ngay cả ca từ nhạc mới như trong enka cũng còn sử dụng kỹ thuật này.

Đó là những cụm danh từ như Ama no Kaguyama (Núi Kagu linh thiêng) trong bài số 2, Suma no sekimori (Người giữ ải Suma) trong bài 78 hay Aki no Yuugure (Buổi chiều thu) trong bài 87 . Tất cả đều nằm ở câu kết. 

Trong Hyakunin Isshu, xin xem ví dụ ở các bài 2, 10, 11, 29, 31, 60, 64, 70, 76, 78, 79, 87, 95.

 

j) Tôchihô 倒置法  (Phép nghịch đảo) (Inversion)

Phép nghịch đảo giữa cặp chủ từ / thuật từ, chữ tu sức / chữ được tu sức có mục đích tăng cường sự chú ý của độc giả.

Ví dụ cụ thể thấy trong bài 23, thơ Ôe no Chisato:

Tsuki mireba
Chi-ji ni mono koso
Kanashikere
Wa ga mi hitori no
Aki ni wa aranedo

Tác giả nói đến trạng thái tâm hồn của mình trước (3 câu đầu = buồn vì lẻ loi trước trăng thu) sau mới nói dù rằng (aranedo) mùa thu không là của riêng ai. Chữ aranedo lại được đem đặt ở cuối bài thay vì trong những câu trên.

Xem ví dụ khác trong tập ở các bài 9, 14, 17, 28, 29, 34, 40, 42, 51, 60, 78, 95, 99.

 

k) Kugire  句切れ (Ngắt câu) (Line-Breaks)

Đó là trường hợp bài thơ được ghép bằng những câu độc lập với nhau để thành 5 câu. Thời Man.yô-shuu đã thấy có kỹ thuật ngắt ở cuối câu thứ hai (second line break = nikugire) và ngắt ở cuối câu thứ tư (shikugire). Đến giai đoạn Kokin-shuu thì kỹ thuật ngắt ở cuối câu thứ ba (thỉd line break = sankugire) được sử dụng khá nhiều. Qua đến thời Shin Kokin-shuu thì ngoài sankugire còn có thêm shokugire (first line break = ngắt ở câu đầu hay sơ cú). 

Trong Hyakunin Ishuu, có tất cả 4 loại ngắt câu:

-Sơ cú: bài 42 và 90.

-Nhị cú: các bài 2, 9, 17, 20, 24, 29, 34, 35, 38, 40, 83, 89, 93, 99.

-Tam cú: các bài 8, 12, 23, 28, 41, 66, 73, 84, 86, 95.

-Tứ cú: các bài 11, 14, 51, 60, 72, 78, 90.

Chữ dùng để ngắt câu gọi là Kireji. Nó có thể nằm ở giữa câu (Kuware)và cuối câu (Kugire). Có nhiều loại chữ nhưng chủ yếu là:

-Các trợ từ dùng để kết thúc: kana, mogana, zo, ka, ya, yo.
-Các trợ động từ dùng để kết thúc: keri, zu, ji, nu, tsu, ramu (ran).
-Ngữ vĩ của các động từ theo mệnh lệnh cách:...ke, ...se, ...he,...re.
-Ngữ vĩ của hình dung từ dùng để kết thúc: ...shi.
-Các phó từ: (như) ikani.

Cách dùng các Kireji đã được trình bày trong phần Thưởng Ngoạn của mỗi bài. Sử dụng Kireji khéo léo là yếu tố bắt buộc để thành công trong việc sáng tác waka.

 

l) Oriku  折り句 (Chẻ đề từ câu) (Title Breakdown)

Đây là một hình thức tu từ đặc biệt không thấy trong Hyakunin Isshu song cũng xin trình bày sơ lược.

Để vịnh đề tài hoa nữ lang (valerianaceous) tên Nhật là ominnaeshi trong một buổi bình thơ của Thái Thượng Hoàng Suzaku, nhà thơ Ki no Tsurayuki đã viết bài thơ sau đây (sau được ghi lại trong Kokin Waka-shuu):  

Ogura-yama
Mi
ne tachinarashi
Na
ku shika no
He
ni kemu aki wo
Shi
ru hito zo naki
(Trên đỉnh núi Ogura
Tiếng nai kêu trở thành quen thuộc với ta
Đã bao nhiêu mùa thu qua rồi ấy nhỉ
Mà không có một ai biết cho điều đó)

Trong bài thơ, không trực tiếp thấy có hoa. Nhưng nếu sắp theo thứ tự 5 âm đầu tiên của mỗi câu, ta thấy hiện ra bóng hoa nữ lang hay  o / mi / na / (h)e / shi mà từ điển định nghĩa là: một loài hoa màu hồng hay trắng mọc hoang trên núi, mùi rất nồng, phơi khô dùng làm thuốc kích thích. Tượng trưng cho mùa thu (và như thế phù hợp với tiếng nai kêu trong bài thơ).Chú ý trong tiếng Nhật, có thể viết là he mà đọc là e. Tuy ở đây có sự dụng công song là một trò chơi thanh nhã.


[1] Ví dụ Parallelism, Assonance, Consonnance, Hyperbole, Sarcasm.

[2] Những thuật ngữ dịch sang tiếng Anh phần lớn theo Mostow hay Brower và Miller.

[3] Chữ này có nhiều nghĩa ví dụ như quê nhà, cố hương. Nhân vì để chỉ Yoshino, phải hiểu furusato là Yoshino, kinh đô nước Nhật cổ đại.

Trở Về   ]