Bài số :  98

Thơ quan Tùng Nhị Phẩm Ietaka 従二位家隆

 

a) Nguyên văn:

風そよぐ

ならの小川の

夕暮れは

みそぎぞ夏の

しるしなりけり

b) Phiên âm:

Kaze soyogu

Nara-no-ogawa no

Yuugure wa

Misogi zo natsu no

Shirushi nari keri

c) Diễn ý:

Nghe tiếng gió lao xao qua cây sồi (nara).

Như thể mùa thu sắp đến viếng con sông nhỏ Nara này.

Chỉ thấy dấu hiệu của buổi chiều mùa hạ,

Khi nhìn quang cảnh lễ tẩy uế Minazugibarae cuối tháng sáu (âm lịch)

d) Dịch thơ:

Bên sông, gió lao xao,
Ngang qua vòm lá cao.
Không cảnh Lễ Tẩy Uế,
Biết chiều hạ đâu nào!

(ngũ ngôn) 

Cây bên sông, ngọn gió lơi,
Không Lễ Tẩy Uế, ngỡ trời vào thu!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shin Chokusen-shuu (Tân Sắc Soạn Tập), thơ mùa hạ, bài 192.

Tác Giả: Shuuni.i Ietaka ( chức Tùng nhị vị Đằng Nguyên Gia Long, 1158-1237). Ông làm quan nhị phẩm và là con quan Gon Chuunagon Mitsutaka (Quang Long). Cũng là một soạn giả của Shin Kokin-shuu. Học trò Shunzei, tài được sánh ngang Teika. Sau vì bệnh nên xuất gia.

Theo Shin Chokusen giải thích, bài nay được viết ra ở hội đề thơ bình phong nhân dịp con gái chức Tiền-Quan Bạch là Fujiwara no Michiie (Đằng Nguyên, Đạo Gia) nhập cung Thiên Hoàng Go Horikawa vào năm Kangi (Khoan Hỉ) nguyên niên (1229-30). Hội “bình phong ca” là một nghi thức đương thời, được tổ chức khi có dịp vui.

Bài này lấy hai bài thơ, một từ thi tập Kokin Rokujô ( Hòa Ca Lục Thiếp, ra đời năm 905 hay 914), một từ thi tập Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập, 1086) làm thơ gốc. Bài thơ trước vịnh cảnh gió thổi trên sông, bài sau nói về lá núi mùa hạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh trời chiều trên sông một ngày cuối hạ, thấy dấu hiệu mùa thu sắp đến.

Đây là quang cảnh Lễ Tẩy Uế (nghi thức thần đạo) mà tác giả nhìn thấy trên sông. Nhà thơ cảm thấy hôm đó là một chiều mùa hạ thực sự khi nhìn cuộc lễ chứ đối với thiên nhiên, gió đã lao xao qua hàng cây sồi, báo trước trời đất đang giao mùa.

Nara-no-ogawa, tên gọi con sông con dùng để lấy nước tẩy uế, chảy qua đền Kamo ở phía bắc Kyôto. Theo phong tục Nhật Bản, khách hành hương phải rửa tay và súc miệng tẩy uế trước khi vào nơi đền thần thiêng liêng. Trong bài, đó là Minazukibarae, một nghi thức rửa tội tổ chức vào ngày 23 tháng 6 âm lịch mỗi năm để được tha thứ những gì đã sai phạm từ hồi đầu năm. Nara vừa là địa danh vừa là tên cây dưu, một loại sồi (oak) lá rụng vào mùa thu nên có đặc tính của một chữ đa nghĩa (người dịch ra Hán ngữ gọi nó là cây bao).

Kỹ thuật tu từ trong bài này, như thế, ngoài honkadori còn có kake-kotoba.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Lương Phong.
涼 風

 

Trận trận lương phong xuy bao[1] diệp,
陣 陣 涼 風 吹 枹 葉

Nhật mộ hà bàng nghi thị thu.
日 暮 河 旁 疑 是 秋

Hốt kiến tẩy mộc[2] tiểu hà trắc,
忽 見 洗 沐 小 河 側

Phương ngộ hạ nhật vị toàn thâu.
方 悟 夏 日 未 全 収

 

[1] Bao: giống cây cao ra hoa vào mùa xuân, rụng lá lúc trở lạnh,

[2] Tẩy mộc: rửa ráy gội đầu, ở đây chỉ nghi lễ tẩy uế Minazugibarae .

 

Anh dịch:

O’er Nara’s streamlet softly blow

The winds in the new dim twilight,

The Misogi, thereby set, show

That summer hath not yet gone quite.

(Dickins)

Lo! at Nara's brook

Evening comes, and rustling winds

Stir the oak-trees' leave;--

Not a sign of summer left

But the sacred bathing there.

(Mac Cauley)

Thiên nhiên không chạy theo tờ lịch của con người. Trong mùa hạ có mầm mống của mùa thu, giống như tu sĩ Kenkô đã nói rất đúng trong Tsurezuregusa (Buồn Buồn Phóng Bút, đoạn 155), tập tùy bút của ông:

« Sự chuyển biến của thời tiết không phải hết xuân là đến hè, hết hè lại sang thu đâu. Ngay đang xuân đã thấp thoáng bóng mùa hè, trong mùa hè đã thấy chen vào phong vị của ngày thu. Sau đó, trời thu chẳng mấy chốc mà trở lạnh, nhưng giữa cái ấm áp bất chợt của tiết tiểu xuân giữa tháng mười (âm lịch), cỏ lại xanh ra và đầu cành mơ chớm một vài nụ. Đến khi cây rụng lá cũng vậy. Không phải cây kia đợi cho lá vàng rụng hết rồi mới đâm chồi. Khi mầm non vừa nhú, lá cũ không chịu nổi sự thúc bách nên đã phải lìa cành.Bên trong thân cây đã có sẵn một luồng sinh khí để chuẩn bị cho sự biến hóa đó nên quá trình thay lá đã diễn ra hết sức nhanh ».

(Đoạn 155: Muốn sống thuận theo dòng đời)

 

 





Bài số :  98

Thơ quan Tùng Nhị Phẩm Ietaka 従二位家隆

 

a) Nguyên văn:

風そよぐ

ならの小川の

夕暮れは

みそぎぞ夏の

しるしなりけり

b) Phiên âm:

Kaze soyogu

Nara-no-ogawa no

Yuugure wa

Misogi zo natsu no

Shirushi nari keri

c) Diễn ý:

Nghe tiếng gió lao xao qua cây sồi (nara).

Như thể mùa thu sắp đến viếng con sông nhỏ Nara này.

Chỉ thấy dấu hiệu của buổi chiều mùa hạ,

Khi nhìn quang cảnh lễ tẩy uế Minazugibarae cuối tháng sáu (âm lịch)

d) Dịch thơ:

Bên sông, gió lao xao,
Ngang qua vòm lá cao.
Không cảnh Lễ Tẩy Uế,
Biết chiều hạ đâu nào!

(ngũ ngôn) 

Cây bên sông, ngọn gió lơi,
Không Lễ Tẩy Uế, ngỡ trời vào thu!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shin Chokusen-shuu (Tân Sắc Soạn Tập), thơ mùa hạ, bài 192.

Tác Giả: Shuuni.i Ietaka ( chức Tùng nhị vị Đằng Nguyên Gia Long, 1158-1237). Ông làm quan nhị phẩm và là con quan Gon Chuunagon Mitsutaka (Quang Long). Cũng là một soạn giả của Shin Kokin-shuu. Học trò Shunzei, tài được sánh ngang Teika. Sau vì bệnh nên xuất gia.

Theo Shin Chokusen giải thích, bài nay được viết ra ở hội đề thơ bình phong nhân dịp con gái chức Tiền-Quan Bạch là Fujiwara no Michiie (Đằng Nguyên, Đạo Gia) nhập cung Thiên Hoàng Go Horikawa vào năm Kangi (Khoan Hỉ) nguyên niên (1229-30). Hội “bình phong ca” là một nghi thức đương thời, được tổ chức khi có dịp vui.

Bài này lấy hai bài thơ, một từ thi tập Kokin Rokujô ( Hòa Ca Lục Thiếp, ra đời năm 905 hay 914), một từ thi tập Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập, 1086) làm thơ gốc. Bài thơ trước vịnh cảnh gió thổi trên sông, bài sau nói về lá núi mùa hạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Cảnh trời chiều trên sông một ngày cuối hạ, thấy dấu hiệu mùa thu sắp đến.

Đây là quang cảnh Lễ Tẩy Uế (nghi thức thần đạo) mà tác giả nhìn thấy trên sông. Nhà thơ cảm thấy hôm đó là một chiều mùa hạ thực sự khi nhìn cuộc lễ chứ đối với thiên nhiên, gió đã lao xao qua hàng cây sồi, báo trước trời đất đang giao mùa.

Nara-no-ogawa, tên gọi con sông con dùng để lấy nước tẩy uế, chảy qua đền Kamo ở phía bắc Kyôto. Theo phong tục Nhật Bản, khách hành hương phải rửa tay và súc miệng tẩy uế trước khi vào nơi đền thần thiêng liêng. Trong bài, đó là Minazukibarae, một nghi thức rửa tội tổ chức vào ngày 23 tháng 6 âm lịch mỗi năm để được tha thứ những gì đã sai phạm từ hồi đầu năm. Nara vừa là địa danh vừa là tên cây dưu, một loại sồi (oak) lá rụng vào mùa thu nên có đặc tính của một chữ đa nghĩa (người dịch ra Hán ngữ gọi nó là cây bao).

Kỹ thuật tu từ trong bài này, như thế, ngoài honkadori còn có kake-kotoba.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Lương Phong.
涼 風

 

Trận trận lương phong xuy bao[1] diệp,
陣 陣 涼 風 吹 枹 葉

Nhật mộ hà bàng nghi thị thu.
日 暮 河 旁 疑 是 秋

Hốt kiến tẩy mộc[2] tiểu hà trắc,
忽 見 洗 沐 小 河 側

Phương ngộ hạ nhật vị toàn thâu.
方 悟 夏 日 未 全 収

 

[1] Bao: giống cây cao ra hoa vào mùa xuân, rụng lá lúc trở lạnh,

[2] Tẩy mộc: rửa ráy gội đầu, ở đây chỉ nghi lễ tẩy uế Minazugibarae .

 

Anh dịch:

O’er Nara’s streamlet softly blow

The winds in the new dim twilight,

The Misogi, thereby set, show

That summer hath not yet gone quite.

(Dickins)

Lo! at Nara's brook

Evening comes, and rustling winds

Stir the oak-trees' leave;--

Not a sign of summer left

But the sacred bathing there.

(Mac Cauley)

Thiên nhiên không chạy theo tờ lịch của con người. Trong mùa hạ có mầm mống của mùa thu, giống như tu sĩ Kenkô đã nói rất đúng trong Tsurezuregusa (Buồn Buồn Phóng Bút, đoạn 155), tập tùy bút của ông:

« Sự chuyển biến của thời tiết không phải hết xuân là đến hè, hết hè lại sang thu đâu. Ngay đang xuân đã thấp thoáng bóng mùa hè, trong mùa hè đã thấy chen vào phong vị của ngày thu. Sau đó, trời thu chẳng mấy chốc mà trở lạnh, nhưng giữa cái ấm áp bất chợt của tiết tiểu xuân giữa tháng mười (âm lịch), cỏ lại xanh ra và đầu cành mơ chớm một vài nụ. Đến khi cây rụng lá cũng vậy. Không phải cây kia đợi cho lá vàng rụng hết rồi mới đâm chồi. Khi mầm non vừa nhú, lá cũ không chịu nổi sự thúc bách nên đã phải lìa cành.Bên trong thân cây đã có sẵn một luồng sinh khí để chuẩn bị cho sự biến hóa đó nên quá trình thay lá đã diễn ra hết sức nhanh ».

(Đoạn 155: Muốn sống thuận theo dòng đời)