|
e) Tác giả
và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất Xứ:
Shin Chokusen-shuu
(Tân Sắc Soạn Tập), thơ luyến
ái phần 3, bài 849.
Tác Giả: Quan
Gon –Chuunagon (Quyền Trung Nạp Ngôn)
Teika, còn đọc Sadaie, tức Đằng
Nguyên Định Gia, 1162?- 1241, người
soạn ra thi tập này. Ông là
con của Shunzei tức Toshinari (bài 83). Ông
có công soạn Shin
Kokin-shuu và Shin
Chokusen-shuu. Nếu
Shunzei, cha ông, hướng về thơ u
huyền (幽玄yuugen),
ông đào sâu thêm về nó,
chủ trương chú trọng mặt
diễm lệ (艶en)
và tìm đến đối tượng
một cách sâu sắc (有心ushin).
Lời bàn của Shin
Chokusen-shuu cho biết bài thơ vịnh
theo chủ đề xướng ra ở một
hội bình thơ và Teika đã
nói thay cho môt người đàn
bà mong mỏi người yêu mà
chàng không đến.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình
Đề tài:
Chờ mong và tưởng nhớ người
yêu không đến, lòng nóng
như thiêu đốt, đời tàn
tạ.
Bài thơ này không
những sử dụng lần lượt các
kỹ thuật như kake-kotoba, jô-kototba,
engo mà còn mô phỏng theo một
bài thơ gốc là một trường
ca của Kasa no Kanamura (Lạp, Kim Thôn, nhà
thơ sống quãng 733) trong Man.y-shuu
(quyển 6, bài 940) mô tả cuộc
sống những người con gái làng
chài hớt rong và lấy muối biển
từ cọng rong (moshio) trên bãi
Matsuho ở phía bắc đảo
Awaji-shima.
- Kake-kotoba:
(hito wo matsu
= đợi người) (まつho
no ura = tên đất); -
Jo-kotoba:
Cả 3 câu (2,3 và 4) họp lại để
dẫn tới kogareru
(thiêu đốt); - Engo:
moshio (muối đọng trên rong), yaku
(nướng), kogareru (thiệu đốt).
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Hầu[1]
Nhân Bất Chí. 候 人 不 至
Hầu nhân bất chí
nhãn dục xuyên, 候 人 不 至 眼 欲 穿
Nhất như hải ngạn
ngao[2]
hải diêm 一 如 海 岸 熬 海 塩
Đa tình thân thụ
ngao tiễn khổ, 多 情 身 受 熬 煎 苦
Tư quân bất kiến
ngã tâm toan. 思 君 不 見 我 心 酸
[1]
Hầu: cớ sao? [2]
Ngao: rang, nung nấu.
|
|
Anh dịch:
On Mats’ho’s shore, our meeting place,
At dusky hour of night, I wait
My longed-for mistress to embrace;
Ah, why linger’st thou so late!
My ardent passion, than the fire
The heats the salt-pans, rages higher.
(Dickins)
Like the salt sea-weed,
Burning in the evening calm,
On Matsuo's shore,
All my being is aglow,
Waiting one who does not come.
(Mac Cauley)
|
|
Để mô tả khái niệm thẩm
mỹ yôen (yêu diễm = lộng
lẫy và man mác) của Teika mà
ông dịch là “ethereal beauty”,
giáo sư J. Mostow[1]
đã mượn lời hai dịch giả
Brower và Miner, như sau:
“ Đó là cảnh tượng
nàng tiên từ thượng giới
ghé xuống trần gian vào một
đêm xuân trăng mờ sương”.
Ông cũng dẫn Wayne Lammers, đưa
ra hai bài trong năm bài thơ của
chính Teika mà các học giả
xưa nay vẫn cho là nói được
cái vẻ đẹp ấy, tuy có
người trách là quá tươi
tắn nên thiếu mất chất buồn
thương vốn là một yếu tố
khác của en (diễm):
Haru no yo no Yume no uki-hashi Todae shite Mine
ni wakaruru Yoko-gumo no sora
(Mây thành đỉnh núi chia
đôi, Đêm xuân cầu nổi
mộng trôi phương nào)
Ume no hana Nioi wo utsusu Sode no ue ni Noki moru
tsuki no Kage zo araofu
(Hương mơ bám tay áo ta, Như
ghen với ánh trăng qua liếp ngoài)
[1]
Mostow, Joshua, sách đã dẫn trong
Thư Mục Tham Khảo, trang 40 và 41.
|
|