Bài số :  93

Thơ Hữu Đại Thần ở Kamakura 右大臣鎌倉

 

a) Nguyên văn:

世の中は

常にもがもな

渚こぐ

あまの小舟の

綱手かなしも

b) Phiên âm:

Yo no naka wa

Tsune ni mogamo na

Nagisa kogu

Ama no kobune no

Tsunade kanashi mo

c) Diễn ý:

Ta chỉ muốn cho cuộc đời

Trôi chảy êm đềm, mọi vật bất biến.

Nhìn cảnh làng chài muốn chèo thuyền ra phải kéo dây ở mũi lại.

Khiến ta ngẫm nghĩ và xúc động.

d) Dịch thơ:

Muốn sống đời êm ả,
Mà nào có được đâu,
Người chèo, người kéo giật,
Tội nghiệp chiếc thuyền câu.

(ngũ ngôn) 

Những mong được sống bình thường,
Chèo ra, kéo lại mà thương dân chài!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Chokusen-shuu (Tân Sắc Sọan Tập), thơ lữ hành, bài 525.

Tác Giả: Kamakura Udajin (Hữu đại thần ở Kamakura) là cách triều đình Kyôto gọi Tướng quân dòng họ Minamoto đời thứ ba tên là Sanetomo ( Nguyên, Thực Triều, 1191-1129). Ông là con trai thứ của Yoritomo (Lại Triều) , người khai sáng mạc phủ ở Kamakura. Yêu mến văn hóa ưu nhã của Kyôto, ông thích làm thơ, đá cầu. Tương truyền trong cuộc đời làm chúa ngắn ngủi, ông bị cánh họ mẹ (họ Hôjô) ở bên cạnh áp bức và chết vì bị ám sát (có tổ chức?) bởi người cháu họ là Kugyô (Công Hiểu) trong một đêm đến viếng đền Tsurugaoka Hachiman-guu ở Kamakura. Tuy mất lúc mới có 28 tuổi và bạc phước trong cuộc đời chính trị, ông là một thi nhân đa sầu đa cảm, có biệt tài phun châu nhả ngọc, từng xin theo học thơ với Teika. Tác phẩm để lại có Kinkai-shuu (Kim Hòe Tập).

Kamakura Udajin

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Nhìn chiếc thuyền câu của người đánh cá và nghĩ đến cuộc đời vô thường.

Trong hai câu đầu, tác giả mong ước cuộc đời sẽ êm đềm trôi chảy mãi. Đó là ý lấy từ một bài thơ gốc có trong Man.yôshuu (quyển 1 câu 22). Ba câu sau tả phong cảnh ven biển Kamakura với chiếc thuyền câu đang muốn ra khỏi bờ (theo ý thơ trong tập Kokin-shuu, phần Azuma.uta (Đông Ca), bài 1088 nói về bãi biển Shiogama, một gối thơ). Sử dụng một lần hai bài thơ gốc, Sanemoto đã nói lên được cảnh đời vô thường, thương cảm cho cuộc sống tất bật của dân chài và con thuyền khó định hướng vì ngọn sóng.

Chữ Tsune trong câu đầu có nghĩa “thường”, đối lập với “vô thường”. Nagisa tức bãi có sóng vỗ ùa vào. Tsunade là dây kéo thuyền lên bãi. Nagisakogu ám chỉ lối chèo ngang đưa thuyền ra khỏi một bãi biển có sóng, cần phải có người trên bờ hợp sức kéo dây níu lại. Theo Baba Akiko, cảnh rộn ràng, hò hét, ra sức chèo kéo làm mất sự êm ả của cuộc đời.

Từ kanashi đi kèm với mo có ý vịnh thán nhưng để chỉ một việc làm mình xúc động 愛しchứ không hàm ý bi ai哀し thống thiết thôi đâu.

Tác giả sử dụng kỹ thuật nikugiri, ngắt câu ở cuối câu thứ hai và honkadori.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhân Gian.
人 間 

Đản nguyện nhân gian vô biến loạn,
但 願 人 間 無 変 乱

Khước tự ngư châu thủy thượng lưu.
却 似 漁 舟 水 上 流

Do thằng khiên dẫn tùy nhân tẩu,
由 縄 牽 引 随 人 走

Đối thử chẩm khả[1] bất tâm ưu.
対 此 怎 可 不 心 憂


[1] Chẩm khả..bất: làm sao khỏi.

Anh dịch:

O that throughout an endless life,

I might in peace dwell far from strife!

For ever watching the fishing yawl,

And view the nets abundant haul:

How fair to me,

How pleasant such a lot would be!

(Dickins)

Would that this, our world,

Might be ever as it is!

What a lovely scene!

See that fisherwoman's boat,

Rope-drawn, rowed along the beach.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  93

Thơ Hữu Đại Thần ở Kamakura 右大臣鎌倉

 

a) Nguyên văn:

世の中は

常にもがもな

渚こぐ

あまの小舟の

綱手かなしも

b) Phiên âm:

Yo no naka wa

Tsune ni mogamo na

Nagisa kogu

Ama no kobune no

Tsunade kanashi mo

c) Diễn ý:

Ta chỉ muốn cho cuộc đời

Trôi chảy êm đềm, mọi vật bất biến.

Nhìn cảnh làng chài muốn chèo thuyền ra phải kéo dây ở mũi lại.

Khiến ta ngẫm nghĩ và xúc động.

d) Dịch thơ:

Muốn sống đời êm ả,
Mà nào có được đâu,
Người chèo, người kéo giật,
Tội nghiệp chiếc thuyền câu.

(ngũ ngôn) 

Những mong được sống bình thường,
Chèo ra, kéo lại mà thương dân chài!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Chokusen-shuu (Tân Sắc Sọan Tập), thơ lữ hành, bài 525.

Tác Giả: Kamakura Udajin (Hữu đại thần ở Kamakura) là cách triều đình Kyôto gọi Tướng quân dòng họ Minamoto đời thứ ba tên là Sanetomo ( Nguyên, Thực Triều, 1191-1129). Ông là con trai thứ của Yoritomo (Lại Triều) , người khai sáng mạc phủ ở Kamakura. Yêu mến văn hóa ưu nhã của Kyôto, ông thích làm thơ, đá cầu. Tương truyền trong cuộc đời làm chúa ngắn ngủi, ông bị cánh họ mẹ (họ Hôjô) ở bên cạnh áp bức và chết vì bị ám sát (có tổ chức?) bởi người cháu họ là Kugyô (Công Hiểu) trong một đêm đến viếng đền Tsurugaoka Hachiman-guu ở Kamakura. Tuy mất lúc mới có 28 tuổi và bạc phước trong cuộc đời chính trị, ông là một thi nhân đa sầu đa cảm, có biệt tài phun châu nhả ngọc, từng xin theo học thơ với Teika. Tác phẩm để lại có Kinkai-shuu (Kim Hòe Tập).

Kamakura Udajin

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Nhìn chiếc thuyền câu của người đánh cá và nghĩ đến cuộc đời vô thường.

Trong hai câu đầu, tác giả mong ước cuộc đời sẽ êm đềm trôi chảy mãi. Đó là ý lấy từ một bài thơ gốc có trong Man.yôshuu (quyển 1 câu 22). Ba câu sau tả phong cảnh ven biển Kamakura với chiếc thuyền câu đang muốn ra khỏi bờ (theo ý thơ trong tập Kokin-shuu, phần Azuma.uta (Đông Ca), bài 1088 nói về bãi biển Shiogama, một gối thơ). Sử dụng một lần hai bài thơ gốc, Sanemoto đã nói lên được cảnh đời vô thường, thương cảm cho cuộc sống tất bật của dân chài và con thuyền khó định hướng vì ngọn sóng.

Chữ Tsune trong câu đầu có nghĩa “thường”, đối lập với “vô thường”. Nagisa tức bãi có sóng vỗ ùa vào. Tsunade là dây kéo thuyền lên bãi. Nagisakogu ám chỉ lối chèo ngang đưa thuyền ra khỏi một bãi biển có sóng, cần phải có người trên bờ hợp sức kéo dây níu lại. Theo Baba Akiko, cảnh rộn ràng, hò hét, ra sức chèo kéo làm mất sự êm ả của cuộc đời.

Từ kanashi đi kèm với mo có ý vịnh thán nhưng để chỉ một việc làm mình xúc động 愛しchứ không hàm ý bi ai哀し thống thiết thôi đâu.

Tác giả sử dụng kỹ thuật nikugiri, ngắt câu ở cuối câu thứ hai và honkadori.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhân Gian.
人 間 

Đản nguyện nhân gian vô biến loạn,
但 願 人 間 無 変 乱

Khước tự ngư châu thủy thượng lưu.
却 似 漁 舟 水 上 流

Do thằng khiên dẫn tùy nhân tẩu,
由 縄 牽 引 随 人 走

Đối thử chẩm khả[1] bất tâm ưu.
対 此 怎 可 不 心 憂


[1] Chẩm khả..bất: làm sao khỏi.

Anh dịch:

O that throughout an endless life,

I might in peace dwell far from strife!

For ever watching the fishing yawl,

And view the nets abundant haul:

How fair to me,

How pleasant such a lot would be!

(Dickins)

Would that this, our world,

Might be ever as it is!

What a lovely scene!

See that fisherwoman's boat,

Rope-drawn, rowed along the beach.

(Mac Cauley)