Bài số :  86

Thơ Pháp Sư Saigyô 西行法師

 

a) Nguyên văn:

嘆げけとて

月やはものを

思はする

かこち顔なる

わが涙かな

b) Phiên âm:

Nageke tote

Tsuki yaha mono wo

Omowa suru

Kakochikao naru

Wa ga namida kana

c) Diễn ý:

Buồn thì hãy khóc lên đi,

Tưởng trăng muốn khơi trong ta nỗi buồn cuộc tình.

Dầu không phải thế, ta cứ làm như đó là lỗi của trăng,

Nên nét mặt đầy oán hận, nước mắt tuôn rơi.

d) Dịch thơ:

Trăng đâu bảo với ta:
Buồn! Cứ ứa lệ ra.
Nhưng vì muốn đổ tội
Cho trăng, nên mắt nhòa!

(ngũ ngôn) 

Trăng đâu giục khóc cho tình,
Vì muốn đổ vấy nên mình lệ tuôn.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 5, bài 929.

Tác giả: Saigyô Hôshi ( Tây Hành Pháp Sư, 1118-1190), thật là Satô Norikiyo (Tá Đằng, Nghĩa Thanh), trước ở trong hàng ngũ quân cấm vệ, khi mới 23 tuổi, tự nhiên xuất gia và lên đường vân du khắp nơi. Là một nhà thơ waka đóng vai trò văn hóa rất lớn ở Nhật. Có Sanka-shuu (Sơn Gia Tập).

 

Saigyô Hôshi

Tuy là một nhà tu nhưng Saigyô viết nhiều thơ tình. Shun.e trong bài nói trên (85) cũng cùng một cảnh. Trong Sanka-shuu, có nhiều bài thơ nối kết tình yêu với vầng trăng và bài này cũng nằm trong chủ đề “Tình dưới vầng trăng” (nguyệt tiền luyến).

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Đứng trước vầng trăng, nghĩ về người yêu nên đổ lệ.

Tạo nên hình tượng “trăng bảo người hãy khóc lên” là sử dụng phép nhân cách hóa.

Chữ yaha của câu thứ 2 kết hợp với suru của câu thứ 3 làm thành một cụm trợ từ hàm ý phản nghĩa. Kakochigao với ngữ cảm của văn nói có nghĩa là “nét mặt đầy oán hận” vì muốn đổ tội cho trăng tuy trăng chẳng có tội tình gì đối với cảnh khổ tâm của người trong cuộc. “Đổ tội cho trăng” là một ý khá mới, trước Saigyô chưa thấy ai sử dụng.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường Thán.
長 嘆 

Trường thán thanh thanh vô hạn ưu,
長 嘆 声 声 無 限 憂

Thiên biên khuyết nguyệt sử nhân sầu.
天 辺 缺 月 使 人 愁

Đổ[1] nguyệt thương tình phi quan[2]
nguyệt,

睹 月 傷 情 非 関 月

Chỉ vị luyến tình lệ loạn lưu.
只 為 恋 情 涙 乱 流

[1] Đổ: nhìn thấy.
[2] Quan: dính dáng.

Anh dịch:

With deeper melancholy sways

The moonlit night my love-sick soul;

See how many face my woe betrays,

How down my cheek the tears roll.

(Dickins)

Is it then the moon

That has made me sad, as though

It had bade me grieve?

Lifting up my troubled face,--

Ah! the tears, the (mournful) tears!

(Mac Cauley)

Saigyô bỏ chức lúc mới 23 tuổi, suốt 50 năm rong ruổi khắp nơi, cầu đạo và cầu thơ, được đời tặng danh hiệu “nhà thơ anh đào” (sakura no kajin).

Người như Thiên Hoàng Go-Toba thường khen ngợi Saigyô là người có tài thơ trời ban cho. Thực vậy, ông có nhiều bài thơ đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, bài mà Teika chọn ở đây, ngược lại, không được người đọc đánh giá cao vì cho là nặng về kỹ xảo.

 

 





Bài số :  86

Thơ Pháp Sư Saigyô 西行法師

 

a) Nguyên văn:

嘆げけとて

月やはものを

思はする

かこち顔なる

わが涙かな

b) Phiên âm:

Nageke tote

Tsuki yaha mono wo

Omowa suru

Kakochikao naru

Wa ga namida kana

c) Diễn ý:

Buồn thì hãy khóc lên đi,

Tưởng trăng muốn khơi trong ta nỗi buồn cuộc tình.

Dầu không phải thế, ta cứ làm như đó là lỗi của trăng,

Nên nét mặt đầy oán hận, nước mắt tuôn rơi.

d) Dịch thơ:

Trăng đâu bảo với ta:
Buồn! Cứ ứa lệ ra.
Nhưng vì muốn đổ tội
Cho trăng, nên mắt nhòa!

(ngũ ngôn) 

Trăng đâu giục khóc cho tình,
Vì muốn đổ vấy nên mình lệ tuôn.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 5, bài 929.

Tác giả: Saigyô Hôshi ( Tây Hành Pháp Sư, 1118-1190), thật là Satô Norikiyo (Tá Đằng, Nghĩa Thanh), trước ở trong hàng ngũ quân cấm vệ, khi mới 23 tuổi, tự nhiên xuất gia và lên đường vân du khắp nơi. Là một nhà thơ waka đóng vai trò văn hóa rất lớn ở Nhật. Có Sanka-shuu (Sơn Gia Tập).

 

Saigyô Hôshi

Tuy là một nhà tu nhưng Saigyô viết nhiều thơ tình. Shun.e trong bài nói trên (85) cũng cùng một cảnh. Trong Sanka-shuu, có nhiều bài thơ nối kết tình yêu với vầng trăng và bài này cũng nằm trong chủ đề “Tình dưới vầng trăng” (nguyệt tiền luyến).

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Đứng trước vầng trăng, nghĩ về người yêu nên đổ lệ.

Tạo nên hình tượng “trăng bảo người hãy khóc lên” là sử dụng phép nhân cách hóa.

Chữ yaha của câu thứ 2 kết hợp với suru của câu thứ 3 làm thành một cụm trợ từ hàm ý phản nghĩa. Kakochigao với ngữ cảm của văn nói có nghĩa là “nét mặt đầy oán hận” vì muốn đổ tội cho trăng tuy trăng chẳng có tội tình gì đối với cảnh khổ tâm của người trong cuộc. “Đổ tội cho trăng” là một ý khá mới, trước Saigyô chưa thấy ai sử dụng.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường Thán.
長 嘆 

Trường thán thanh thanh vô hạn ưu,
長 嘆 声 声 無 限 憂

Thiên biên khuyết nguyệt sử nhân sầu.
天 辺 缺 月 使 人 愁

Đổ[1] nguyệt thương tình phi quan[2]
nguyệt,

睹 月 傷 情 非 関 月

Chỉ vị luyến tình lệ loạn lưu.
只 為 恋 情 涙 乱 流

[1] Đổ: nhìn thấy.
[2] Quan: dính dáng.

Anh dịch:

With deeper melancholy sways

The moonlit night my love-sick soul;

See how many face my woe betrays,

How down my cheek the tears roll.

(Dickins)

Is it then the moon

That has made me sad, as though

It had bade me grieve?

Lifting up my troubled face,--

Ah! the tears, the (mournful) tears!

(Mac Cauley)

Saigyô bỏ chức lúc mới 23 tuổi, suốt 50 năm rong ruổi khắp nơi, cầu đạo và cầu thơ, được đời tặng danh hiệu “nhà thơ anh đào” (sakura no kajin).

Người như Thiên Hoàng Go-Toba thường khen ngợi Saigyô là người có tài thơ trời ban cho. Thực vậy, ông có nhiều bài thơ đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, bài mà Teika chọn ở đây, ngược lại, không được người đọc đánh giá cao vì cho là nặng về kỹ xảo.