Bài số :  73

Thơ Quyền Trung Nạp Ngôn Masafusa 権中納言匡房

 

a) Nguyên văn:

高砂の

尾の上の桜

咲にけり

外山の霞

立たずもあらなむ

b) Phiên âm:

Takasago no

O no e no sakura

Sakini keri

Toyama no kasumi

Tatazu mo aranamu (nan)

c) Diễn ý:

Trên đỉnh ngọn núi cao tận đằng xa,

Hoa anh đào đã nở.

Hỡi sương mùa xuân ở những ngọn núi gần,

Xin đừng dâng lên che mất tầm mắt ta đang ngắm.

d) Dịch thơ:

Nở trên đỉnh xa khơi,
Kìa hoa anh đào núi.
Sương xuân đừng vội dâng,
Để cho ta ngắm với.

(ngũ ngôn) 

Anh đào nở đỉnh núi xa,
Sương dâng chi vội, cho ta ngắm cùng.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ xuân phần thượng, bài 120.

Tác Giả: Quan Gon Chuunagon Masafusa (Quyền Trung Nạp Ngôn Khuông Phòng) tức Ôe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Phòng, 1041-1111), con của Narihira (Thành Hành), viện trưởng Quốc Tử Giám, chắt của văn chương bác sĩ Ôe no Masahira (Đại Giang, Khuông Hành, 952-1012) và bà Akazome Emon (tác giả bài 59). Ông từng làm thủ hiến ở Dazaifu trên đảo Kyuushuu. Bác học đa tài, ông là gương mặt khởi sắc trên văn đàn, để lại nhiều tác phẩm giá trị nói về cuộc sống đương thời.

 

Gon Chuunagon Masafusa

Theo lời bình trong Go-Shuui-shuu thì vào dịp ở phủ đệ quan Nội đại thần Fujiwara no Moromichi (Đằng Nguyên Sư Đạo) có hội thơ với đề tài “Dao Vọng Sơn Anh” (Ngắm hoa đào trên núi xa) nên Masafusa mới có bài thơ nói về yamazakura (anh đào núi, anh đào dại) như thế này.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Phong cảnh hoa anh đào nở trên ngọn núi xa.

Takasago ý nói “chỗ cát đắp cao lên” nên có nghĩa là núi, một gối thơ ở vùng Harima (tỉnh Hyôgo, gần Kobe) (đã thấy trong bài 34 nói về cây tùng nghìn năm). Onoe có nghĩa là “trên đỉnh núi”. Vẻ đẹp của hoa anh đào dại mọc trên núi thường bị sương ở vùng ngoại vi (toyama) che khuất, do đó tác giả xin sương xuân đừng dậy lên ngáng mất tầm nhìn của mình. Toyama hay hayama là vùng núi bên ngoài nơi có người ở để đối chọi với miyama hay okuyama là núi sâu, nơi hoa anh đào dại đang nở. Còn kasumi dùng để chỉ sương lam vào tiết lập xuân trong khi kiri dùng để chỉ sương thu. Thi nhân Heian phân biệt rất rõ ràng những điểm này.

Bài thơ giống như một bức tranh theo lối viễn cận, có gần có xa. Ví sương xuân như “kẻ” muốn ngáng tầm mắt mình là sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa. Thơ tuy mộc mạc nhưng vẽ lên được một khung cảnh rộng lớn và tươi tắn.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phong Thượng Anh Hoa.
峰 上 桜 花

 

Cao cao phong thượng xứ,
高 高 峰 上 処

Anh khai sắc hương giai.
桜 開 色 香 佳

Sơn lộc hà dữ vụ,
山 麓 霞 与 霧

Thiết mạc[1] đáng trụ[2] hoa.
切 幕  攩 住 花


[1] Thiết mạc: Chớ có, xin đừng.
[2] Đáng trụ: ngăn chặn. Chữ (đảng, đáng) dùng tạm để thay cho đáng (bộ thủ + đương) không có trong bộ chữ của người dịch).

Anh dịch:

The Sakura trees in plenty grow

On Takasago’s steep hill-side,

And now their crowded blossoms show;

O may no fogs their beauty hide,

No mists from hill-top rise,

To veil their radiance from our eyes.

(Dickins)

On that distant mount,

O'er the slope below the peak,

Cherries are in flower;--

May the mists of hither hills

Not arise to veil the scene

(Mac Cauley)

Nói về tài học của Masafusa, có giai thoại cho rằng đại tướng Minamoto no Yoshiie (Nguyên, Nghĩa Gia, 1039-1106), người lập nhiều võ công ở miền Đông và đã xây dựng cơ nghiệp dòng họ Minamoto, từng theo học binh pháp với ông.

 

 





Bài số :  73

Thơ Quyền Trung Nạp Ngôn Masafusa 権中納言匡房

 

a) Nguyên văn:

高砂の

尾の上の桜

咲にけり

外山の霞

立たずもあらなむ

b) Phiên âm:

Takasago no

O no e no sakura

Sakini keri

Toyama no kasumi

Tatazu mo aranamu (nan)

c) Diễn ý:

Trên đỉnh ngọn núi cao tận đằng xa,

Hoa anh đào đã nở.

Hỡi sương mùa xuân ở những ngọn núi gần,

Xin đừng dâng lên che mất tầm mắt ta đang ngắm.

d) Dịch thơ:

Nở trên đỉnh xa khơi,
Kìa hoa anh đào núi.
Sương xuân đừng vội dâng,
Để cho ta ngắm với.

(ngũ ngôn) 

Anh đào nở đỉnh núi xa,
Sương dâng chi vội, cho ta ngắm cùng.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-Shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập), thơ xuân phần thượng, bài 120.

Tác Giả: Quan Gon Chuunagon Masafusa (Quyền Trung Nạp Ngôn Khuông Phòng) tức Ôe no Masafusa (Đại Giang, Khuông Phòng, 1041-1111), con của Narihira (Thành Hành), viện trưởng Quốc Tử Giám, chắt của văn chương bác sĩ Ôe no Masahira (Đại Giang, Khuông Hành, 952-1012) và bà Akazome Emon (tác giả bài 59). Ông từng làm thủ hiến ở Dazaifu trên đảo Kyuushuu. Bác học đa tài, ông là gương mặt khởi sắc trên văn đàn, để lại nhiều tác phẩm giá trị nói về cuộc sống đương thời.

 

Gon Chuunagon Masafusa

Theo lời bình trong Go-Shuui-shuu thì vào dịp ở phủ đệ quan Nội đại thần Fujiwara no Moromichi (Đằng Nguyên Sư Đạo) có hội thơ với đề tài “Dao Vọng Sơn Anh” (Ngắm hoa đào trên núi xa) nên Masafusa mới có bài thơ nói về yamazakura (anh đào núi, anh đào dại) như thế này.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Phong cảnh hoa anh đào nở trên ngọn núi xa.

Takasago ý nói “chỗ cát đắp cao lên” nên có nghĩa là núi, một gối thơ ở vùng Harima (tỉnh Hyôgo, gần Kobe) (đã thấy trong bài 34 nói về cây tùng nghìn năm). Onoe có nghĩa là “trên đỉnh núi”. Vẻ đẹp của hoa anh đào dại mọc trên núi thường bị sương ở vùng ngoại vi (toyama) che khuất, do đó tác giả xin sương xuân đừng dậy lên ngáng mất tầm nhìn của mình. Toyama hay hayama là vùng núi bên ngoài nơi có người ở để đối chọi với miyama hay okuyama là núi sâu, nơi hoa anh đào dại đang nở. Còn kasumi dùng để chỉ sương lam vào tiết lập xuân trong khi kiri dùng để chỉ sương thu. Thi nhân Heian phân biệt rất rõ ràng những điểm này.

Bài thơ giống như một bức tranh theo lối viễn cận, có gần có xa. Ví sương xuân như “kẻ” muốn ngáng tầm mắt mình là sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa. Thơ tuy mộc mạc nhưng vẽ lên được một khung cảnh rộng lớn và tươi tắn.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phong Thượng Anh Hoa.
峰 上 桜 花

 

Cao cao phong thượng xứ,
高 高 峰 上 処

Anh khai sắc hương giai.
桜 開 色 香 佳

Sơn lộc hà dữ vụ,
山 麓 霞 与 霧

Thiết mạc[1] đáng trụ[2] hoa.
切 幕  攩 住 花


[1] Thiết mạc: Chớ có, xin đừng.
[2] Đáng trụ: ngăn chặn. Chữ (đảng, đáng) dùng tạm để thay cho đáng (bộ thủ + đương) không có trong bộ chữ của người dịch).

Anh dịch:

The Sakura trees in plenty grow

On Takasago’s steep hill-side,

And now their crowded blossoms show;

O may no fogs their beauty hide,

No mists from hill-top rise,

To veil their radiance from our eyes.

(Dickins)

On that distant mount,

O'er the slope below the peak,

Cherries are in flower;--

May the mists of hither hills

Not arise to veil the scene

(Mac Cauley)

Nói về tài học của Masafusa, có giai thoại cho rằng đại tướng Minamoto no Yoshiie (Nguyên, Nghĩa Gia, 1039-1106), người lập nhiều võ công ở miền Đông và đã xây dựng cơ nghiệp dòng họ Minamoto, từng theo học binh pháp với ông.